Nội dung cơ bản chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện hoài đức, thành phố hà nội trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 41 - 45)

công nghiệp hóa - hiện đại hóa

1.3.1 Chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế

Là sự vận động không ngừng, biến đổi về cấu trúc, tỷ trọng, tốc độ giữa các ngành kinh tế. Cụ thể: Công nghiệp- Nông nghiệp- Dịch vụ. Sao cho đạt đƣợc cơ cấu ngành kinh tế hợp lý hiện đại hơn so với trƣớc. Từ đó tạo đà cho sự phát triển kinh tế - chính trị - xã hội ở các thời kì tiếp theo.

Nói một cách cụ thể: chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hợp lý tiến bộ là thay đổi để:

+ Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng cao trong tổng giá trị sản phẩm xã hội.

+ Tỷ trọng khu vực Thƣơng mại dịch vụ ngày càng phát triển.

+ Tỷ trọng các ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp chiếm tỷ lệ thấp hơn trong tổng giá trị sản phẩm xã hội.

- Ngành Nông nghiệp (gồm: Nông nghiệp- Lâm nghiệp-Ngƣ nghiệp) - Ngành Công nghiệp (gồm: Công nghiệp - Xây dựng)

Xu hƣớng chính là phải tiếp tục giảm tỉ trọng của ngành Nông nghiệp (nông - lâm - ngƣ nghiệp) và tăng nhanh tỉ trọng của Công nghiệp (công nghiệp - xây dựng) và Thƣơng mại, dịch vụ trên cơ sở đảm bảo tăng trƣởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trƣờng.

+ Đối với ngành Nông nghiệp:

Điều chỉnh cơ cấu ngành nông nghiệp trong quá trình tăng tỷ trọng chăn nuôi, cây trồng có giá trị kinh tế cao, dịch vụ nông nghiệp, nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp với du lịch sinh thái và phát triển làng nghề truyền thống phục vụ du lịch thân thiện với môi trƣờng. Phát triển các khu vực trồng cây có trọng tâm, hợp lý, bền vững, hiệu quả với cơ cấu sản phẩm đa dạng, ƣu tiên các lĩnh vực nhiều lợi thế để thực sự trở thành trung tâm sản xuất giống, thức ăn, khoa học - công nghệ, chế biến, xuất khẩu hoa quả.

Phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới: Xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Phát triển sản xuất nông nghiệp trong quá trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa, gắn với năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, phù hợp với quy hoạch chung của Thủ đô.

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển đô thị và phát triển nông thôn. Thực hiện hiệu quả chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

+ Đối với ngành Công nghiệp Xây dựng:

Quá trình chuyển dịch lại gắn với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm (chế biến lƣơng thực - thực phẩm, ngành dệt - may và da giày, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí - kĩ thuật điện - điện tử).

Tập trung xây dựng đồng bộ hạ tầng kết cấu đô thị, trong đó chú trọng đến mạng lƣới giao thông, hệ thống cấp, thoát nƣớc và xử lý chất thải, nƣớc thải ở các đô thị và các khu công nghiệp. Đầu tƣ hoàn chỉnh và khai thác có hiệu quả các khu công nghiệp của huyện, đồng thời phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa với ngành nghề đa dạng, nhất là ở nông thôn. Thúc đẩy việc khôi phục và phát triển một số làng nghề truyền thống, làng nghề mới gắn với việc du nhập, nhân rộng làng nghề phù hợp với điều kiện địa phƣơng.

+ Đối với ngành Thương mại dịch vụ

- Đa dạng hoá các loại hình phục vụ, nhằm tạo dựng thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm xã hội, đáp ứng và cải thiện đời sống.

- Phát triển thƣơng mại: nội thƣơng và ngoại thƣơng, quan tâm đến các vùng nông thôn. Phấn đấu mức lƣu chuyển hàng hoá trên thị trƣờng lớn nhất.

- Phát triển du lịch thành ngành mũi nhọn. - Nâng cấp, xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật.

- Cải thiện, nâng cao trình độ, mở rộng các ngành giao thông vận tải, bƣu chính viễn thông.

- Các loại hình dịch vụ về tài chính, ngân hàng, tƣ vấn, dịch vụ y tế, giáo dục…

1.3.2 Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế

Cơ cấu thành phần kinh tế : Gồm 5 thành phần:

- Kinh tế Nhà nƣớc: Khu vực kinh tế hay một tổ chức kinh tế dựa trên cùng một hình thức sở hữu Nhà Nƣớc về tƣ liệu sản xuất.

- Kinh tế tập thể: Gồm những cơ sở kinh tế do ngƣời lao động tự góp vốn, cùng kinh doanh tự quản lý theo nguyên tắc tập trung, bình đẳng cùng có lợi.

- Kinh tế tƣ nhân: Sản xuất kinh doanh dụa trên cơ sở chiếm hữu tƣ nhân TBCN về tƣ liệu sản xuất và bóc lột sức lao động làm thuê.

- Kinh tế tƣ bản Nhà Nƣớc: Dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa một bên là Nhà Nƣớc một bên là tƣ bản trong nƣớc hoặc nƣớc ngoài.

- Kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài: gồm các doanh nghiệp có thể đầu tƣ 100% vốn nƣớc ngoài, có thể liên kết kinh doanh với doanh nghiệp nhà nƣớc hoặc doanh nghiệp tƣ nhân ở nƣớc ta.

Đổi mới, điều chỉnh, bổ sung cơ chế quản lý đối với doanh nghiệp nhà nƣớc phù hợp với thể chế kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta hiện nay, tạo môi trƣờng và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển, thu hút các doanh nghiệp quy mô lớn có vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế đầu tƣ vào địa phƣơng.

Kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là thành phần kinh tế quan trọng, có tiềm năng thực hiện những dự án lớn, tạo đột biến cho tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

1.3.3 Chuyển dịch cơ cấu theo vùng

Cơ cấu kinh tế theo vùng là việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý, và cũng là biểu hiện của phân công lao động xã hội. Xu hƣớng phát triển kinh tế vùng thƣờng là phát triển nhiều mặt, tổng hợp, có ƣu tiên một vài ngành và gắn liền với hình thành sự phân bố dân cƣ phù hợp với các điều kiện, tiềm năng phát triển kinh tế của vùng đó. Việc chuyển dịch cơ cấu vùng phải bảo đảm sự hình thành và phát triển có hiệu quả của các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế theo vùng, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, phong tục tập quán, truyền thống của mỗi vùng, nhằm khai thác triệt để thế mạnh của vùng đó.

Cơ cấu kinh tế vùng phản ánh sự khác nhau về điều kiện sản xuất của mỗi vùng nhƣng đƣợc đặt trong sự thống nhất chung của toàn bộ nền nông nghiệp. Việc phân vùng kinh tế nông nghiệp theo vùng không đồng nghĩa với phân chia địa giới hành chính và là cơ sở quan trọng cho việc

hoạch định và thực thi chiến lƣợc, kế hoạch và chính sách phát triển nông nghiệp phù hợp với đặc điểm của từng vùng. Mục đích của phân vùng là nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, khắc phục mặt hạn chế của từng vùng trong tổng thể chung của cả nƣớc, tạo ra sự liên kết bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau giữa các vùng. Quan trọng hơn là mở ra hƣớng chuyên canh sản xuất nông sản hàng hóa đặc trƣng của mỗi vùng với khối lƣợng lớn, năng suất cao, chất lƣợng tốt, thuận lợi cho việc chế biến, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm, góp phần phát triển nông nghiệp trong quá trình sản xuất mới, sản xuất hàng hóa đạt hiệu quả cao.

Trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế vùng, cần chú trọng tác động vĩ mô của Nhà nƣớc thông qua hệ thống các chủ trƣơng, chính sách khuyến nông, xây dựng kết cấu hạ tầng, chính sách thuế ƣu đãi, chính sách trợ giá, tín dụng ƣu đãi và những thông tin cần thiết.

1.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH-HĐH ở địa bàn cấp huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện hoài đức, thành phố hà nội trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)