Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển dịch cơ cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện hoài đức, thành phố hà nội trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 97 - 103)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.6. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển dịch cơ cấu

cấu kinh tế.

Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc là sự nghiệp của toàn dân, do đó chỉ có nhân dân là nguồn sống tạo ra sự thắng lợi cho công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế. Do vậy nguồn nhân lực là yếu tố quyết định để tạo ra của cải cho xã hội, là yếu tố quyết định để thực hiện chuyển giao công nghệ trong quá trình CNH-HĐH đất nƣớc và việc đào tạo nguồn nhân lực của huyện Hoài Đức cũng không nằm ngoài mục đích đó.

Trong cơ cấu ngành nghề kinh tế việc đề ra các chính sách nhằm tạo nguồn nhân lực của huyện phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế là hết sức quan trọng và cần thiết.

Hiện nay nguồn nhân lực của huyện còn khá hạn hẹp và trình độ học vấn chƣa cao và phần đông ngƣời lao động chƣa qua đào tạo, do đó để góp phần đào tạo có hiệu quả nguồn lực phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện thì cần thực hiện một số chính sách sau:

- Hoàn thành phổ cập xong THCS và tiến tới phổ cấp phổ thông trung học cho các cá nhân chƣa qua đào tạo.

- Thực hiện các chính sách giáo dục của Nhà nƣớc đƣa ra và kiến nghị sự giúp đỡ của nhà nƣớc về cơ sở đào tạo và lệ phí đào tạo.

- Có phƣơng pháp đào tạo riêng cho các vùng nông thôn của huyện để họ dễ dàng tiếp thu khoa học và công nghệ.

- Mở các lớp đào tạo nghề cho những cá nhân có nhu cầu làm việc tại các cơ sở xí nghiệp kinh doanh trong huyện nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho ngƣời lao động làm đúng việc, đáp ứng yêu cầu của các xí nghiệp.

- Huyện cần đề ra các chính sách ƣu đãi đối với con em nhà nghèo có kinh tế đặc biệt khó khăn và chính sách hổ trợ cho vay vốn cho con em họ đi học. Nâng cấp thiết bị dạy học và chất lƣợng đào tạo ở các trƣờng học, ở các xã còn nghèo nhằm nâng cao chất lƣợng học cho học sinh.

- Đào tạo ra một cơ cấu nhân lực đồng bộ bao gồm các lĩnh vực khoa học và tự nhiên, xã hội …

- Đi đôi với đào tạo trình độ chuyên môn thì phải bố trí và sử dụng tốt năng lực sở trƣờng của nguồn nhân lực và tạo môi trƣờng tốt cho họ tiếp tục học tập và sáng tạo ra năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế cao phục vụ hết mình cho địa phƣơng.

- Đào tạo nguồn nhân lực và bồi dƣỡng kiến thức thị trƣờng cho đội ngũ cán bộ kinh doanh sẽ giúp cho các doanh nghiệp tránh khỏi rủi ro khi gặp khó khăn.

4.2.7.Giải pháp đầu tƣ phát triển thƣơng mại dịch vụ gắn với bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững, thân thiện với môi trƣờng

Môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng đang là vấn đề quan tâm của mọi địa phƣơng nói chung và huyện Hoài Đức nói riêng do đó chính quyền huyện cần dành một tỷ lệ đầu tƣ thích đáng tạo hành lang xanh bao quanh các khu vực chế biến, nhà xƣởng..Tạo điều kiện thuận lợi, đồng thời yêu cầu các cơ sở sản xuất tập trung vào cụm công nghiệp nơi có điều kiện xử lý tập trung nguồn phế thải. Đầu tƣ nhiều hơn cho xử lý chất thải, xây dựng quy chế quản lý chất thải, quản lý nguồn gây ô nhiễm, tính đúng tính đủ các chi phí về bảo vệ môi trƣờng.

Đầu tƣ tăng cƣờng cơ sở vật chất cho các bộ phận quan trắc và phân tích môi trƣờng. Đồng thời thực hiện tố công tác đánh giá tác động môi trƣờng, thực hành tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng. Đến năm 2020, huyện hƣớng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng hiện đại với việc phát triển các ngành công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trƣờng.

Tóm lại: Trên đây là những phƣơng hƣớng, mục tiêu và các giải pháp kết hợp giữa cụ thể và khái quát nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, nếu đƣợc thực hiện một cách khoa học, đồng bộ các giải pháp góp phần tích cực thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Hoài Đức trong thời kỳ CNH-HĐH, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.

KẾT LUẬN

Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá là quá trình lâu dài để tạo ra sự chuyển đổi cơ bản toàn bộ bộ mặt nƣớc ta về kinh tế chính trị- quốc phòng - an ninh. Nó thay đổi mới hàng loạt vấn đề cả về lý luận và thực tiễn, cả về kinh tế và chính trị - xã hội. Nó bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh điều kiện mới.

Chúng ta cần khẳng định rằng “CNH-HĐH là nhằm đạt mục tiêu biến đổi nƣớc ta thành một nƣớc công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, QHSX tiến bộ phù hợp với sự phát triển của sản xuất, nguồn lực con ngƣời đƣợc phát huy, mức sống vật chất và tinh thần đƣợc nâng cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nƣớc mạnh, xã hội công bằng văn minh”

Quá trình CNH-HĐH nƣớc ta hiện nay mới chỉ là bƣớc đầu và những thành tựu khiêm tốn mà nền kinh tế Việt Nam đạt đƣợc rất đáng khích lệ. Tuy gặp nhiều khó khăn cả chủ quan lẫn khách quan trong quá trình thực hiện, nhƣng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH-HĐH vẫn đang đi đúng hƣớng và đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng. Bằng sự thông minh, sáng tạo cần cù con ngƣời Việt Nam chúng ta hoàn toàn tin tƣởng rằng trong một tƣơng lai không xa Việt Nam sẽ cất cánh trở thành con rồng Châu á và chúng ta hoàn thành công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nƣớc, đƣa đất nƣớc Việt Nam sánh vai các nƣớc bạn bè trong cộng đồng quốc tế trên con đƣờng phát triển.

Qua nghiên cứu “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hóa” tôi đã thấy rõ thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Hoài Đức trong những năm qua, trên quan điểm đánh giá đúng và phân tích khách quan, đề tài đã vạch ra và giải quyết những vấn đề cơ bản, cấp thiết sau.

- Trƣớc bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế Quốc tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ CNH-HĐH trong cả nƣớc nói chung và huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội nói riêng là một tất yếu khách quan, đúng về cả mặt lý luận và thực tiễn. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, đúng hƣớng, hiệu quả sẽ làm cho kinh tế tăng trƣởng nhanh và phát triển bền vững.

- Huyện Hoài Đức có rất nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế, có nhiều làng nghề truyền thống, đào tạo phân bổ nguồn lao động hợp lý, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển huyện luôn có đủ tiềm lực để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Bằng những mục tiêu, phƣơng hƣớng và các giải pháp cụ thể có mối quan hệ biện chứng với nhau, có phƣơng pháp khoa học trên cơ sở đúc kết từ thực tiễn, các giải pháp mang tính đột phá là cơ sở cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung Ƣơng ĐCSVN, 2006. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Hà Nội: NXB chính trị quốc gia.

2. Ban chấp hành Đảng Bộ thành phố Hà Nội, 2010. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa XIV tại Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ thành phố Hà Nội. Hà Nội, tháng 4 năm 2010.

3. Ban chấp hành Đảng Bộ cơ quan UBND huyện Hoài Đức, 2011. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan UBND huyện Hoài Đức lần thứ nhất nhiệm kỳ 2011-2015. Hà Nội, tháng 11 năm 2011.

4. Ban chấp hành Đảng Bộ cơ quan UBND huyện Hoài Đức, 2015. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan UBND huyện Hoài Đức lần thứ hai nhiệm kỳ 2015-2020. Hà Nội, tháng 8 năm 2015

5. Ban chấp hành Đảng Bộ huyện Hoài Đức, 2010. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa XIV tại Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2011-2015. Hà Nội, tháng 10 năm 2010.

6. Ban chấp hành Đảng Bộ huyện Hoài Đức 2015. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa XV tại Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2015-2020. Hà Nội, tháng 8 năm 2015.

7. Bộ Khoa học - công nghệ và môi trƣờng, viện nghên cứu chiến lƣợc và chính sách khoa học - công nghệ, 2011. Chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và cách mạng công nghệ. Hà Nội: NXB chính trị quốc gia.

8. Ngô Đình Giao, 1994. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH- HĐH nền kinh tế quốc dân. Hà Nội:NXB chính trị quốc Gia.

9. Nguyễn Thiện Nhân, 2005. Bốn bài học về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2005.

10. Bùi Tất Thắng, 2006. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành kinh ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Khoa học xã hội.

11. UBND huyện Hoài Đức, 2014. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội, các năm từ 2010 đến 2014. Hà Nội, tháng 11 năm 2014.

12. UBND Huyện Hoài Đức, 2013. Báo cáo giữa nhiệm kỳ nghị quyết XI Đảng bộ huyện Hoài Đức. Hà Nội, tháng 12 năm 2013.

13. Mai Thị Thanh Xuân, 2005. Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Đại học quốc gia Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện hoài đức, thành phố hà nội trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 97 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)