Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện hoài đức, thành phố hà nội trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 79)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình Công

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến 2014

Thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, nhất là trong sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, thời kỳ 2010-2014 Hoài Đức đã đạt đƣợc những thành tựu nổi bật, tạo ra đƣợc những bƣớc chuyển biến mạnh mẽ và đang trong quá trình phát triển.

3.3.1. Những thành tựu

Trong 5 năm qua, tình hình kinh tế thế giớ i, trong nƣớc có nhiều diễn biến phƣ́c ta ̣p và chi ̣u sƣ̣ tác đô ̣ng của suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát gia tăng song nền kinh tế huyện vẫn giƣ̃ đƣợc mƣ́c phát triển, tăng trƣởng khá. Hầu hết các chỉ tiêu về phát triển kinh tế 5 năm 2010 - 2014 đều hoàn thành, một số chỉ tiêu hoàn thành vƣợt mức kế hoạch. Tăng trƣởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 11,3%, vƣợt mục tiêu kế hoạch 5 năm (kế hoạch là 11%). Tăng trƣởng bình quân của các lĩnh vực nhƣ sau: nông nghiệp tăng 0,6%, công nghiệp xây dựng tăng 10,1%, dịch vụ tăng 15,4%.

Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2014 ƣớc đạt 34,8 triệu đồng/ngƣời/ năm tăng 13,5 triệu đồng so với năm 2010.

Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn có sự chuyển biến tích cực, có hiệu quả, phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế, xã hội nhằm khai thác mọi tiềm năng, lợi thế so sánh của mỗi vùng trong quá trình sản xuất hàng hoá, công nghiệp hoá nông thôn. Tỷ trọng nông nghiệp có xu hƣớng giảm dần và từng bƣớc tăng tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp cũng nhƣ thƣơng mại, dịch vụ.

Sản xuất lƣơng thực tăng nhanh và ổn định cả về diện tích và năng suất, bảo đảm an toàn lƣơng thực, bên cạnh sản xuất lƣơng thực, một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Tỷ trọng giá trị giữa trồng trọt và chăn nuôi đã có sự biến đổi theo chiều hƣớng tích cực, trình độ sản xuất nông nghiệp đã đƣợc nâng lên, nổi bật nhất là tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu sản xuất, đã có nhiều mô hình sản xuất kinh doanh trang trại phát triển và có xu hƣớng tăng tỷ trọng của ngành trong cơ cấu nông nghiệp.

Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống nhƣ thêu, mộc dân dụng, cơ khí, đồ thờ...và dịch vụ các loại ở nông thôn đang có xu hƣớng mở rộng, có chiều hƣớng phát triển mạnh ở đô thị và các vùng quanh đô thị.

Cơ cấu kinh tế nông thôn ở các vùng đã có nhiều tiến bộ, đang từng bƣớc chuyển dịch từ nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá, gia tăng tỷ trọng cây công nghiệp, phát triển trồng các loại đặc sản có giá trị kinh tế cao, mở rộng các hoạt động ngành nghề dịch vụ...Nhờ đó, bộ mặt kinh tế nông thôn ở các vùng đã có những bƣớc chuyển biến và từng bƣớc khởi sắc.

Cơ cấu kinh tế từng bƣớc chuyển dịch trong quá trình CNH-HĐH. Bằng các chính sách khuyến khích của Đảng và Nhà nƣớc, lĩnh vực dịch vụ phát triển phong phú, đa dạng hơn, chất lƣợng các ngành nghề dịch vụ đƣợc

nâng lên đáng kể, đã thu hút đƣợc nhiều lao động, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong 5 năm 2010-2014, tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân 11,3%. Một số ngành thƣơng mại dịch vụ có ƣu thế và đang phát triển mạnh nhƣ: Bƣu chính viễn thông, thƣơng mại, tài chính - ngân hàng, nông nghiệp, xây dựng, giáo dục, y tế...

Nội bộ từng khu vực kinh tế cũng có sự chuyển dịch nhất định:

- Trong nông nghiệp: Tỷ trọng ngành chăn nuôi giữ vững và duy trì trung bình đạt 881 tỷ đồng, ngành trồng trọt có mức tăng nhẹ, năm 2010 đạt 565 tỷ đồng.

- Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có chuyển dịch nhƣng do ảnh hƣởng suy thoái kinh tế nên duy trì ổn định.

- Lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ có một số ngành tăng trƣởng tƣơng đối khá nhƣ: thƣơng mại, thông tin liên lạc, tín dụng.

Cơ cấu lao động trong nông nghiệp và nông thôn đã có chuyển dịch trong quá trình giảm dần lực lƣợng lao động nông nghiệp sang hoạt động trên các ngành nghề phi nông nghiệp. Thời kỳ 2005-2010, cơ cấu lao động trong các ngành nông nghiệp-công nghiệp, xây dựng- thƣơng mại dịch vụ là 12%- 51,8%-36,2%. Đến cuối năm 2014, cơ cấu lao động trong nông thôn tƣơng ứng là 8,4%-43,8%-47.8%.

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động, cơ cấu thành phần kinh tế cũng có sự chuyển dịch trong quá trình giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nƣớc và tăng đóng góp của các khu vực kinh tế ngoài Nhà nƣớc.

Quan hệ sản xuất đã từng bƣớc đổi mới phù hợp với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hoá và nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

* Hạn chế

- Kinh tế phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và thế mạnh huyện; chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh nhìn chung còn thấp. Do ảnh hƣởng của suy giảm kinh tế thế giới, lạm phát trong nƣớc tăng cao, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Hội nhập kinh tế quốc tế chƣa sâu, hợp tác kinh tế vùng kém hiệu quả, vai trò phát triển kinh tế Vùng chƣa đƣợc thể hiện rõ.

- Chƣa phát huy đƣợc thế mạnh các nguồn lực về vốn, khoa học và công nghệ, nguồn nhân lực chất lƣợng cao và thị trƣờng lao động để tập trung cho đầu tƣ phát triển, đã ảnh hƣởng không nhỏ tới tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Mặt khác, hiệu quả sử dụng nguồn lực đất đai, tài sản công. Công nghệ, quản lý sản xuất chậm đổi mới, năng suất lao động và chất lƣợng hàng hóa nhìn chung còn thấp. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc gặp nhiều khó khăn. Tình trạng buôn lậu, hàng giả, gian lận thƣơng mại, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, v.v…còn xảy ra ở nhiều nơi.

- Sản xuất nông nghiệp hàng hóa trong quá trình tập trung, chuyên canh chƣa đƣợc nhân rộng; tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất chƣa cao, phát triển nông nghiệp trong quá trình ứng dụng công nghệ cao và tạo thành chuỗi giá trị còn hạn chế. Việc khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, nhất là doanh nghiệp đầu tƣ cho các khâu chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển đô thị, một số lĩnh vực chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển huyện. Quản lý đất đai, trật tự xây dựng có mặt còn yếu kém. Công tác giải phóng mặt bằng còn khó khăn; trật tự, kỷ cƣơng an toàn giao thông chuyển biến chậm. Môi trƣờng sinh thái, một số nơi còn ô nhiễm nặng, nhất là ở một số sông hồ, làng nghề, cụm công

nghiệp, chợ nông thôn v.v...

- Lĩnh vực văn hóa - xã hội phát triển chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chƣa tƣơng xứng với vị thế, vai trò của huyện. Chất lƣợng hoạt động văn hóa, nghệ thuật còn hạn chế, chƣa ngang tầm với thực tiễn đời sống xã hội phong phú, sôi động của huyện.

- Một số mặt của công tác giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ chuyển biến chậm, hiệu quả giáo dục đạo đức học đƣờng, ứng xử văn minh ở các cấp học vẫn còn bất cập. Khoa học và công nghệ phát triển chƣa tƣơng xứng với lợi thế, tiềm năng, chƣa phát huy đƣợc vai trò là động lực phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Công tác y tế, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân có mặt còn hạn chế. Việc đầu tƣ cho y tế chủ yếu mới dựa vào nguồn lực ngân sách. Chất lƣợng đào tạo nghề, nhất là cho lao động nông thôn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng lao động.

- Cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện còn yếu và thiếu, chƣa đồng bộ. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật giữa đô thị với nông thôn chƣa đƣợc khớp nối.

- Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện sẽ giảm mạnh để thực hiện các dự án đầu tƣ, vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất sẽ còn nhiều khó khăn.

- Công tác giải quyết các tồn tại, vƣớng mắc về giải phóng mặt bằng một số dự án đất dịch vụ đã có quyết định thu hồi còn chậm, chƣa dứt điểm; tiến độ xây dựng hạ tầng các khu đất dịch vụ và xét duyệt các hộ đủ điều kiện giao đất dịch vụ chậm. Công tác triển khai thực hiện giải phóng mặt bằng các dự án bổ sung còn chậm; nhiều xã chƣa tổ chức giao đất dịch vụ cho nhân dân.

- Cải cách hành chính ở một số xã, thị trấn chƣa thực sự đƣợc quan tâm; giải quyết đơn thƣ có vụ việc chƣa đƣợc giải quyết kịp thời, nhất là các vụ việc liên quan đến đất đai; thực hiện kết luận, quyết định có hiệu lực pháp luật một

số vụ việc còn chậm.

- Sự phát triển của nền kinh tế chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và lợi thế có đƣợc của địa phƣơng. Dịch vụ chƣa thực sự trở thành động lực mạnh thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nông nghiệp có chuyển dịch nhƣng không nhiều.

- Qui mô của các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ còn nhỏ, hầu hết là hình thức hộ hoặc lao động cá thể. Cơ cấu ngành nghề còn đơn điệu, nhiều mặt không theo kịp nhu cầu của thị trƣờng. Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chậm phát triển, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm lại rất chậm và chƣa có hiệu quả, trong khi đó công nghệ chế biến lại lạc hậu, thủ công.

- Kinh tế tƣ nhân phát triển chƣa mạnh, quy mô nhỏ lẻ, phân tán và chƣa đa dạng về loại hình, vốn và năng lực cạnh tranh còn hạn chế. Thu hút đầu tƣ bên ngoài chƣa có tiến triển nên quy mô sản xuất tăng chậm và tốc độ tăng trƣởng kinh tế thấp. Tình hình nợ đọng vốn trong xây dựng ngày càng lớn, nhất là ở các xã, thị trấn.

- Chất lƣợng nguồn nhân lực còn thấp, thu nhập của ngƣời lao động tăng chậm. Đời sống của một bộ phận nhân dân vẫn còn khó khăn, diện nghèo khó vẫn còn tới 1,45% trong tổng số hộ.

- Kết cấu hạ tầng nhìn chung đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp đáng kể, song vẫn còn thiếu và yếu, nhất là hệ thống giao thông, thuỷ lợi, trƣờng học, nƣớc sạch...chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển trong xu thế công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hiện nay.

Từ thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Hoài Đức trong thời gian qua, cần phải có cái nhìn đúng, những đánh giá đúng, sát với thực trạng, kể cả những thành tựu đã đạt đƣợc và những yếu kém còn tồn đọng để đề ra những mục tiêu, phƣơng hƣớng và những biện pháp có tính khả thi nhằm thúc đẩy trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá kinh tế huyện Hoài Đức.

* Nguyên nhân khách quan:

- Một số cơ chế, chính sách còn bất cập, chƣa đồng bộ, thống nhất, đặc biệt là trong công tác giải quyết đất dịch vụ cho nhân dân theo Nghị định 17/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành ở một số xã, ngành trong giải quyết công việc chƣa thực sự quyết liệt, còn trì trệ, thiếu năng động, sáng tạo; sự phối kết hợp giữa các ngành, giữa ngành với xã, thị trấn còn bị động, thiếu chặt chẽ, hiệu quả thấp; còn hiện tƣợng đùn đẩy trách nhiệm, né việc khó.

- Công tác kiểm tra và tự kiểm tra, giám sát của nhiều đơn vị, cơ sở chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, kết quả còn hạn chế.

- Trình độ cán bộ chuyên môn, nhất là cấp xã một số nơi chƣa đáp ứng yêu cầu. Trong nhiệm kỳ, có sự biến động về cán bộ chủ chốt cấp huyện và một số xã cũng đã ảnh hƣởng đến công tác lãnh đạo chỉ đạo.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC TRONG QUÁ TRÌNH CNH - HĐH

GIAI ĐOẠN 2015-2020

4.1. Phƣơng hƣớng mục tiêu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH-HĐH

4.1.1. Phƣơng hƣớng

Căn cứ theo báo cáo văn kiện Đại hội XXIII ban chấp hành Đảng bộ huyện Hoài Đức nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra: Kinh tế chuyển dịch nhanh trong quá trình tăng tỷ trọng dịch vụ-công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Ngày càng có nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao. Hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngày càng phát triển, đồng bộ. Chú trọng giải quyết có hiệu quả tình trạng ô nhiễm môi trƣờng. Văn hóa- xã hội, giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học-công nghệ phát triển toàn diện. Quốc phòng đƣợc củng cố vững chắc, đảm bảo an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững. Làm tốt mọi công tác chuẩn bị đề nghị chuyển Hoài Đức từ đơn vị hành chính cấp huyện sang đơn vị hành chính cấp quận.

+ Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành Công nghiệp và Thƣơng mại Dịch vụ.

- Xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá đa sản phẩm với chất lƣợng ngày càng cao có đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng tạo nền tảng để xây dựng mới các ngành công nghiệp và dịch vụ phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

- Tạo dựng các làng nghề truyền thông, cơ sở xí nghiệp sản xuất chế biến nông lâm sản ngày càng hiện đại cùng với trang thiết bị, máy móc ngày càng hiện đại.

- Tìm kiếm và phát triển các làng nghề chƣa đƣợc quan tâm để có chính sách hổ trợ vốn cơ sở.

- Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào các ngành nghề truyền thống nhƣ thuê, cơ khí…

- Xây dựng các chính sách khuyến nông nhằm tạo sự hổ trợ đến ngƣời dân trong việc trồng trọt chăn nuôi.

- Xây dựng chính sách nhập công nghệ thích hợp thông qua chính sách thuế, trợ giá đồng thời đƣa công nghệ sinh học nông nghiệp, công nghệ thông tin vào các lĩnh vực dịch vụ. Tập trung cao nỗ lực phấn đấu nhằm đạt đƣợc mục tiêu tạo ra bƣớc phát triển mạnh các ngành dịch vụ, làm cho các ngành dịch vụ thâm nhập, đan xen chặt chẽ vào quá trình sản xuất, lƣu thông và các lĩnh vực của đời sống xã hội, với yêu cầu chuyên môn hóa và chất lƣợng sản phẩm ngày càng cao, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy phát triển sản xuất, tái sản xuất mở rộng.

+Về chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:

- Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện và các hợp tác xã nông nghiệp tham gia sản xuất bằng các công nghệ phù hợp và hiện đại bƣớc đầu góp phần thay đổi cơ cấu ngành kinh tế phù hợp với huyện.

- Khuyến khích phát triển kinh tế tƣ nhân, hợp tác xã, mô hình trang trại... Khuyến khích các thành phần kinh tế tƣ nhân tham gia các dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Tạo môi trƣờng ổn định để thu hút nguồn vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài.

+ Về chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế

Tiếp tục phát huy thế mạnh các vùng, dựa trên lợi thế so sánh để hình thành hai khu vực vùng đồng và vùng bãi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện hoài đức, thành phố hà nội trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)