Tăng cường sự quan tâm của các cấp các ngành

Một phần của tài liệu Khai thác các di tích lịch sử văn hoá phục vụ cho phát triển du lịch ở huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 80 - 84)

- Tổ chức khai thác các di tích lịch sử văn hoá

3.7. Tăng cường sự quan tâm của các cấp các ngành

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển KTXH toàn huyện với tầm nhìn dài hạn và Chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao kiểu mẫu; Đề án xây dựng huyện Đan Phượng thành quận vào năm 2025 triển khai quy hoạch cụ thể các điểm có tiềm

năng về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn trên địa bàn.

Kiện toàn và phát huy vai trò của Ban chỉ đạo về phát triển du lịch huyện; tăng cường năng lực quản lý nhà nước về du lịch; nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên, phát triển du lịch theo quy hoạch trên địa bàn huyện.

Đối với các ngành có liên quan cần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch của huyện phát triển, ưu tiên các dự án đầu tư phát triển nhưng có liên quan và tác động tích cực đến việc phát triển du lịch cụ thể như: Phát triển giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cung cấp điện nước, bảo vệ môi trường...

Đối với các cấp chính quyền địa phương nơi có các di tích lịch sử văn hoá cần tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn cho nhân dân địa phương những kiến thức cơ bản về du lịch, kinh doanh du lịch, có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá, bảo vệ tài nguyên môi trường... Cần phối hợp với các cơ qua chức năng giữ gìn tốt trật tự an toàn xã hội, bài trừ các tệ nạn xã hội ở các khu di tích và giữ gìn nét đẹp văn hoá truyền thống bản địa.

Tiểu kết chương 3

Đan Phượng là vùng đất có lịch sử lâu đời, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa với hệ thống di tích lịch sử văn hóa đa dạng, phong phú, mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật. Hiện nay, huyện Đan Phượng đã có những bước tiến đầu tiên trong phát triển du lịch nhưng chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của nó. Chính vì vậy hoạt để hoạt động du lịch mang lại hiệu quả cao thì các cấp chính quyền từ Trung ương tới cơ sở cần có những chính sách khuyến khích đầu tư cho phát triển du lịch, khắc phục những mặt khó khăn, hạn chế để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch trên địa bàn huyện, góp phần vào sự phát triển bền vững của huyện nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.

KẾT LUẬN

Ngày nay du lịch văn hoá với các hình thức tham quan các di tích kết hợp với lễ hội và tham quan các làng nghề truyền thống đang phát triển mạnh. Loại hình du lịch này không chỉ có mục đích tham quan các di tích lịch sử văn hoá như: Đình, chùa, miếu, mạo, các lễ hội truyền thống, các trò chơi dân gian… mà còn giúp du khách có thêm nhiều kiến thức về lịch sử, văn hoá, kiến trúc mỹ thuật gắn liền với từng giai đoạn phát triển của địa phương nói riêng và của đất nước nói chung.

Đan Phượng là một huyện có bề dày lịch sử và truyền thống văn hoá. Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, những con người nơi đây đã tạo lên hệ thống các di tích lịch văn hoá. Các di tích này đã được Nhà nước xếp hạng có giá trị về lịch sử, kiến trúc nghệ thuật cao, có cảnh quan thiên nhiên đẹp, là thế mạnh để phát triển du lịch văn hoá. Là một huyện giàu tiềm năng du lịch nhưng cơ sở vật chất ở các địa phương có di tích vẫn ở tình trạng thiếu kém, thiếu đồng bộ. Bên cạnh đó công tác tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị sản phẩm du lịch vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thật sự thu hút được nhiều khách du lịch đến với huyện.

Trong những năm tới, để có thể khai thác một cách hiệu quả nhất các di tích lịch sử văn hóa phục vụ cho phát triển du lịch thì huyện Đan Phượng cần phải có định hướng phát triển du lịch cụ thể, hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá các điểm du lịch và đặc biệt là công tác tu bổ, tôn tạo các di tích. Nhưng để làm được điều này cần có những chiến lược xây dựng lâu dài và chi phí đầu tư cho các công trình về cơ sở vật chất, có sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành, các tổ chức cá nhân, đồng thời bổ xung những hạn chế mà đề tài chưa đề cập đến.

Để hoàn thành được đề tài này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đan Phượng, ban quản lý các di tích huyện Đan Phượng đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu, tư liệu làm khóa luận. Tôi cũng xin cảm

ơn các thầy cô trong và ngoài khoa Việt Nam học trường Đại học Sư Phạm Hà Nội - những người đã giảng dạy tôi suốt thời gian tôi học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Trần Đăng Hiếu - người thầy đã định hướng đề tài, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này.

Do thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế nên bài viết của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự chỉ bảo, góp ý và thông cảm của các thầy cô giáo để giúp cho bài khoá luận này hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Khai thác các di tích lịch sử văn hoá phục vụ cho phát triển du lịch ở huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 80 - 84)

w