Khách du lịch

Một phần của tài liệu Khai thác các di tích lịch sử văn hoá phục vụ cho phát triển du lịch ở huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 64 - 66)

- Tổ chức khai thác các di tích lịch sử văn hoá

2.2.3. Khách du lịch

Khách nước ngoài (rất ít) và khách nội địa đến Đan Phượng du lịch trên tuyến du lịch cùng các địa phương lân cận để tham quan di tích lịch sử văn hóa; du lịch lễ hội; du lịch thương mại; nghỉ dưỡng, tham quan danh thắng ...nhưng với riêng Đan

Phượng thì tính chất du lịch chưa điển hình, chủ yếu là tham quan, hành hương tín ngưỡng.

Theo thống kê những năm gần đây lượng khách du lịch đến với Đan Phượng có sự tăng lên, năm sau cao hơn năm trước, năm 2018 số khách đến Đan Phượng là 30.674 lượt đến năm 2019 số khách đã tăng lên là 35.317 lượt khách. Đây là điều đáng mừng cho Du lịch của Đan Phượng nói riêng và Du lịch Hà Nội nói chung.Từ năm 2020-2021, số khách có suy giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Khách du lịch đến Đan Phượng chủ yếu là khách nội địa đến từ các huyện trong thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận như: Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang,... Lượng khách tập trung chủ yếu vào các tháng đầu năm do có nhiều lễ hội, đặc biệt là lễ hội Chèo Tàu ở Miếu Voi Phục-Lăng Văn Sơn và lễ hội đền Nhà Bà.Mức chi tiêu trung bình của khách khi dừng chân qua huyện thấp chỉ từ 100.000 - 150.000 VNĐ/Khách.

Về thời gian lưu trú trung bình của khách tại Khách sạn: đối với khách du lịch quốc tế thời gian lưu trú trung bình là 01 ngày; khách nội địa khoảng 1,3 ngày; còn tại nhà nghỉ chủ yếu thuê theo giờ trong ngày, đêm.

Khách đến với các di tích chủ yếu là: học sinh ở các trường trong địa bàn huyện đến để tìm hiểu và tham quan. Khách là thương nhân đến đây chủ yếu là để cúng bái cho buôn bán phát tài phát lộc. Còn lại là khách vãng lai đến với các di tích nhằm thoả mãn những nhu cầu riêng của họ.

Nhìn chung khách đến Đan Phượng chủ yếu là khách quá cảnh và dừng lại tham quan, nhất là các di tích chỉ là điểm ghé qua.

Điều này cho thấy sức hấp dẫn du khách thấp của du lịch Đan Phượng. Nguyên nhân chính là do thiếu sự hấp dẫn về tài nguyên du lịch, đặc biệt là các di tích văn hóa lịch sử, các làng nghề truyền thống và một vùng cảnh quan nông thôn chưa được khai thác phục vụ du lịch.

Một phần của tài liệu Khai thác các di tích lịch sử văn hoá phục vụ cho phát triển du lịch ở huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 64 - 66)