Thống kê các di tích lịch sử văn hóa ở huyện Đan Phượng

Một phần của tài liệu Khai thác các di tích lịch sử văn hoá phục vụ cho phát triển du lịch ở huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 29 - 30)

Theo số liệu thống kê, huyện Đan Phượng có 154 di tích lịch sử văn hóa, trong đó, 1 di tích xếp hạng Quốc gia đặc biệt, 36 di tích xếp hạng cấp Quốc gia, 26 di tích xếp hạng cấp Thành phố; còn lại là các di tích chưa được xếp hạng.

Cụ thể như sau: xã Trung Châu 16 di tích; xã Phương Đình 15 di tích; Hồng Hà 12 di tích; xã Hạ Mỗ 9 di tích; xã Tân Hội 09 di tích; xã Song Phượng 13 di tích; xã Đồng Tháp 13 di tích; xã Đan Phượng 09 di tích; thị trấn Phùng 09 di tích; xã Tân Lập 10 di tích; xã Liên Hồng 09 di tích; xã Thượng Mỗ 09 di tích; xã Liên Hà 08 di tích; xã Liên Trung 06 di tích; xã Thọ Xuân 04 di tích; xã Thọ An 03 di tích. Qua thống kê cho thấy Đan Phượng có số lượng di tích khá lớn nhưng mật độ di tích phân bố ở các xã trong huyện không đồng đều. Di tích tập trung dày đặc ở năm xã Trung Châu, Phương Đình, Đồng Tháp, Song Phượng và Hồng Hà với 69 di tích chiếm trên 44,8% tổng số di tích toàn huyện. Bên cạnh đó một số xã như Thọ Xuân, Thọ An toàn xã chỉ có 3 – 4 di tích.

Trong tổng số 154 di tích của huyện Đan Phượng, có một di tích xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt là Đình Đại Phùng, được chính thức công nhận vào năm 2020.Theo thần phả thì Đình Đại Phùng có từ thời Trần, Đình thờ thần Tích lịch hỏa quang, một trong các vị nhiên thần (Mây – Mưa – Sấm – Chớp) và tướng quân Vũ Hùng, người có công đánh giặc thời Trần Nghệ Tông. Đình có quy mô đồ sộ, được làm hoàn toàn bằng gỗ xoan, các mảng chạm khắc tinh tế được tạo dựng bởi các nghệ nhân tài hoa.

Toàn huyện có 36 di tích xếp hạng quốc gia, trong đó chủ yếu là các các di tích thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật: có 12 ngôi chùa, trong đó có 03 ngôi chùa có niên đại vào khoảng thời Lê và có các dấu ấn kiến trúc vào thời Nguyễn; có 06 di tích đền trong đó có những ngôi đền tiêu biểu như: đền Văn Hiến, đền Tam Phủ là những ngôi đình có niên đại thời Lê – Nguyễn; đình 16 di tích trong đó có 03 ngôi

đình có niên đại vào thời Lê – Nguyễn, tiêu biểu như đình Đông Khê, đình Ngũ Giác, đình Phương Tiến; lăng mộ 01 di tích là lăng Văn Sơn có niên đại khởi dựng vào thời Lê – Nguyễn; miếu 01 di tích là miếu Voi Phục niên đại thời Lê – Nguyễn. Qua nghiên cứu kết quả xếp hạng di tích cho thấy ở huyện Đan Phượng có nhiều di tích kiến trúc nghệ thuật vào thời Lê có trùng tu và xây dựng vào thời Nguyễn. Vì vậy trong quyết định xếp hạng các di tích này được xác định có niên đại vào thời Lê – Nguyễn. Đó là những công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị văn hóa tiêu biểu cần được quan tâm trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích cấp quốc gia. Tại huyện Đan Phượng có 26 di tích đã được xếp hạng cấp thành phố. Trong đó di tích có 05 chùa ; 11 đình; 04 đền; 03 miếu ; 03 quán. Nhìn chung trong số 26 di tích đã được xếp hạng chỉ có 01 di tích đền Nhà Bà ở thôn Thượng, xã Liên Hà có niên đại vào thời Lê – Nguyễn; 26 di tích còn lại có niên đại thời Nguyễn.

Theo tư liệu thống kê của Phòng Văn hóa, Thể thao huyện Đan Phượng hiện nay tại huyện còn 91 di tích chưa xếp hạng ở các loại hình khác nhau như: đình, chùa, đền, miếu, cổng làng, lăng mộ, nhà thờ họ, nhà thờ công giáo, văn chỉ, quán. Phần lớn những di tích này đều mới được tu sửa hoặc khởi dựng vào cuối thời Nguyễn. Tuy nhiên có khá nhiều di tích có niên đại vào thời Lê Nguyễn như: đình Trung Đích, miếu Trung Đích thôn Trung Đích, xã Hạ Mỗ; đình Thận Thượng, nhà thờ họ Tạ Đặng thôn Thu Quế, xã Song Phượng.

Một phần của tài liệu Khai thác các di tích lịch sử văn hoá phục vụ cho phát triển du lịch ở huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w