- Tổ chức khai thác các di tích lịch sử văn hoá
2.2.2. Sản phẩm du lịch văn hóa
Sản phẩm du lịch, theo qui định của Luật Du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch gồm các chương trình du lịch, dịch vụ du lịch được xây dựng trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch.
Trong thời gian qua, các sản phẩm du lịch của huyện Đan Phượng gồm du lịch văn hóa (thăm Đền thờ danh nhân Tô Hiến Thành, Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, Tượng đài Phong trào phụ nữ ba đảm đang,…), du lịch ẩm thực( nem Phùng, giò chả Tân Hội,cháo se,…) hay du lịch sinh thái nghỉ cuối tuần ( ven sông Đáy thuộc Đồng Tháp, Phương Đình).
Nhưng nhìn chung sản phẩm du lịch gắn với các di tích của huyện Đan Phượng còn hạn chế và chưa tạo được sự khác biệt so với các địa phương khác. Sản phầm du lịch văn hóa ở huyện Đan Phượng thường gắn với các lễ hội lịch sử, lễ hội văn hóa nghệ thuật, lễ hội nông nghiệp,…
Như lễ hội đền Bồng Lai (xã Hồng Hà) được tổ chức vào ngày 14/3 âm lịch hằng năm, gắn với Thánh Mẫu Hạo Nương, phi tần của vua Lý Thánh Tông, thân mẫu thái tử Linh Lang. Lễ hội này nổi tiếng với tục rước nước và hội đua thuyền rồng. Ghé qua làng chài Vạn Vỹ (xã Hồng Hà), du khách còn được trải nghiệm lễ hội xuống lưới (diễn ra từ ngày 20-25/2 âm lịch), lễ hội tiệc cá chung (diễn ra vào ngày 25/2 âm lịch, mọi ngư dân đều phải để lại con cá lớn nhất trong ngày để chọn cúng Thành hoàng,
Hà bá linh thần). Đặc biệt là lễ hội rước nước trên sông còn gọi là lễ hội cầu ngư vào giữa đêm (thường tổ chức đêm 12, sáng mùng 13 tháng Giêng) để cầu cho ngư dân được mùa đánh bắt cá. Đây là những bằng chứng vật chất lưu giữ những giá trị văn hoá lịch sử trong quá trình dựng nước và giữ nước của các thế hệ nhân dân Đan Phượng.
Tuy nhiên khách du lịch đến với các lễ hội này chủ yếu là nhằm thoả mãn nhu cầu tâm linh. Hoạt động tham quan tìm hiểu về các di tích còn hạn chế. Bên cạnh đó du khách đa phần là bà con quê hương nên việc tăng nguồn thu bằng các hoạt động của lễ hội còn hạn chế…
Việc bán đồ lưu niệm, ấn phẩm liên quan đến di tích còn hạn chế. Chú yếu là các quán hàng nhỏ lẻ, bán những đồ ăn, đặc sản nhỏ lẻ, tự phát, không có tạo dựng được điểm độc đáo, đặc sắc. Nên khách sau khi đến thăm quan, ra về không có nhiều ấn tượng với những di tích mình đã từng đi qua.
Ngoài ra, tại các di tích việc bán đồ ăn cho khách chưa được đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Các nhà hàng phục vụ ăn uống hợp vệ sinh thì hầu như vắng bóng, không có. Tình trạng này dẫn đến việc hầu hết khách tới vãn cảnh đình chùa hoặc vào các dịp lễ hội họ thường mang theo đồ ăn uống ở nhà nên việc bán hàng cho khách mang lại nguồn thu rất ít cho người dân địa phương
Nhìn chung, ta thấy được sản phẩm du lịch của huyện chưa thực sự phong phú và hấp dẫn, không đáp ứng được nhu cầu của khách du khi đi du lịch ở huyện Đan Phượng. Đây là điều du lịch ở huyện Đan Phượng cần khắc phục, tìm ra những giải pháp để phát triển du lịch địa phương.