Các di tích lịch sử văn hóa ở huyện Đan Phượng phù hợp để phát triển du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu Khai thác các di tích lịch sử văn hoá phục vụ cho phát triển du lịch ở huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 36 - 50)

triển du lịch văn hóa

Sau quá trình tìm hiểu các tài liệu, tư liệu liên quan đến hệ thống di tích lịch sử văn hóa kết hợp với việc đi khảo sát thực địa để tìm hiểu cụ thể, chi tiết hơn về các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Đan Phượng (chủ yếu là những di tích lịch văn hóa đã được xếp hạng cấp Quốc gia và Thành phố). Dưới đây tôi xin đưa ra một số di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu của huyện Đan Phượng có tiếng trong và ngoài địa phương có khả năng khai thác để phục vụ cho hoạt động du lịch văn hóa:

2.1.2.1. Chùa - Chùa Đại Phùng

Xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng có ba thôn là thôn Đông Khê, thôn Đoài Khê và thôn Đại Phùng. Cả ba thôn đều có đình, miếu (ở đây gọi là quán) và chùa nhưng chỉ có chùa Đại Phùng gọi theo tên làng. Chùa Đại Phùng có tên chữ là “Tam Giáo tự”. Đây là một ngôi chùa cổ, hiện còn văn bia thời Mạc, chuông đồng đúc năm Chính Hòa thứ 8 (1687), một khánh đá niên hiệu Gia Long thứ 14 (1915), bia hậu thời Nguyễn... Điểm đặc biệt của ngôi chùa này chính là ngay từ tên gọi đã cho thấy một cách minh bạch về quan điểm hòa đồng Tam giáo (Nho – Phật – Đạo) dù trong nội dung thờ cúng, yếu tố Phật giáo vẫn là chủ đạo. Chùa Tam giáo là một trong những nét khá đặc sắc của hệ thống chùa thời Mạc mà chùa Đại Phùng chính là một trường hợp tiêu biểu.

Đáng chú ý, chùa Đại Phùng là một ngôi chùa có quy mô to lớn so với các chùa làng trong vùng. Đây cũng là một vùng quê ở vào vị trí đắc địa - gần cạnh thị trấn Phùng, chợ Phùng và ở giải đất đai châu thổ sông Hồng mầu mỡ. Chùa Đại Phùng tọa lạc trên một khu đất rộng rãi. Ngoài các hạng mục kiến trúc chính như Tam quan, Tiền đường, Thượng điện, nhà Tổ, nhà Mẫu, nhà khách… thì quanh chùa còn có vườn cây lưu niên, vườn hoa, cây cảnh, tạo nên một không gian yên tĩnh - không gian Thiền, khác hẳn sự ồn ào, náo nhiệt của thị trấn cách đấy khoảng dăm trăm mét.

Tam quan chùa với ba lối đi chính: không quan, giả quan, trung quan được xây kiểu hai tầng, để tầng trên treo chuông, khánh thì hạng mục này cũng không còn dấu tích kiến trúc thời Lê như niên đại khắc trên quả chuông đồng. Tuy vậy, tam quan chùa Đại Phùng vẫn còn giữ được hệ thống cột quân bằng đá xẻ to, do năm tháng thời gian mấy trăm năm đã bị những vết mòn tự nhiên.

Chùa chính được kiến trúc theo kiểu chữ Đinh, gồm tòa Tiền đường 7 gian, 5 hàng chân gỗ và vì nóc kiểu “chồng rường con nhị”. Kết cấu kiến trúc được người xưa làm theo phương thức bào trơn đóng bén, thiên về độ bền chắc và có không gian thoáng rộng cho Phật tử hành lễ. Tiếp đó là ba gian Thượng điện nối từ gian giữa Tiền đường vào để tạo thành bố cục mà dân gian quen gọi là kiểu “chuôi vồ”.

Đáng chú ý, ở Thượng điện chùa Đại Phùng có 5 lớp tượng: trên cùng là ba pho Tam thế thường trụ diệu pháp thân, có niên đại thế kỷ XIX. Lớp thứ hai là tượng Cửu long và Thích Ca sơ sinh được tạo tác bằng chất liệu đồng. Hai bên là tượng Quan Thế Am và Đại Thế Chí (nhân dân địa phương còn gọi là hai pho Diệu Âm và Diệu Thanh). Vốn trước đây tòa Cửu Long này được đặt ở cuối, phía trước bộ tượng Ngọc Hoàng, song gần đây đã chuyển lên vị trí hiện nay. Tượng có phong cách tạo tác đầu thế kỷ XIX.

Lớp tiếp theo là tượng A Di Đà được tạo tác ngồi trên đài sen với kích thước lớn, hai bên là tượng Văn Thù (cưỡi sư tử xanh) và Phổ Hiền (cưỡi voi trắng). Lớp tiếp theo là tượng Quan Âm Nam Hải với hai tượng hầu hai bên. Tượng Quan Âm Nam Hải được tạo tác khá đặc biệt với hình tượng qủy biển đội tượng bên dưới, hai bên là nhị vị Bồ Tát, lớp thứ ba là Quan Âm chuẩn đề; lớp thứ tư là tượng Ngọc Hoàng, hai bên là tượng Nam Tào - Bắc Đẩu và lớp thứ năm là tòa Cửu Long, có tượng Thích Ca Sơ Sinh. Đặc biệt ở Thượng điện có hai pho tượng Khổng Tử (đại diện cho đạo Nho) và Lão Tử (đại diện cho đạo Lão).

Đại Phùng là vùng đất gần kinh đô nên Phật giáo ảnh hưởng vào vùng này rất sớm. Bên vùng này, thế kỷ thứ VI đã có Pháp tổ Thiền sư về trụ trì chùa Linh Bảo tự (làng Giang Xá, Hoài Đức) và Lý Bí, 13 tuổi (sau là người dựng nước Vạn Xuân) đã

là chú tiểu ở chùa này. Thế kỷ XII có thiền sư Từ Đạo Hạnh tu ở chùa Thầy (Quốc Oai). Cách đây không xa, vào thời này có Thiền sư Nguyễn Trí Bảo là cậu của danh nhân Tô Hiến Thành - người làng Hạ Mỗ. Nhiều ông hoàng, bà chúa thời Lê - Trịnh cũng về các vùng Đan Phượng, Hoài Đức hưng công tu bổ chùa chiền. Thời phong kiến, Nho học ở vùng này cũng phát triển, cả huyện có 13 vị đỗ đại khoa (tiến sĩ), làng lập văn chỉ ghi tên các vị đỗ đạt của làng, xã để nêu gương sáng cho hậu thế.

Theo “Khảo về Đạo giáo” của Trúc Khê Ngô Văn Triện (Phổ thông bán nguyệt san, Tân Dân, 1944) thì Trương Đạo Lăng, người đất Thục (Tứ Xuyên) vào khoảng thế kỷ thứ II sáng lập ra Đạo giáo, lấy “Đạo Đức kinh” của Lão Tử làm kinh điển và tôn Lão Tử làm giáo chủ. Lão Tử đề cao triết lý sống “vô vi”, “hành đạo theo tự nhiên”, “tu tiên” để trường sinh bất lão.Quán Linh Tiên ở làng Cao Xá (Hoài Đức) cách làng Đại Phùng không xa tương truyền cũng ra đời vào thế kỷ thứ II.

Vào thế kỉ XVII, nhà nước trung ương tập quyền suy yếu, xung đột Trịnh- Nguyễn, nội chiến triền miên, đời sống nhân dân vô cùng khổ cưc. Theo di vật quả chuông đồng đúc năm Chính Hòa thứ 8 (1687) ở chùa Đại Phùng vẫn còn sự hưng thịnh nhưng bối cảnh lịch sử đất nước lúc này hệ tư tưởng Nho giáo không còn giữ được địa vị độc tôn, Phật giáo, Đạo giáo dần được khôi phục. Chính là lúc chùa Đại Phùng đã được được tạc thêm hai pho tượng Khổng Tử cùng Lão Tử, chùa làng Đại Phùng có thêm tên tự là “Tam Giáo tự”. Từ đó, chùa Đại Phùng đã tôn thờ cả Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo, nó cũng tương tự như hiện tượng các quán Đạo giáo được đưa tượng Phật vào thờ để quán biến thành chùa. Đó là điểm nột bật khác lạ của chùa Đại Phùng so với các ngôi chùa khác.

- Chùa Hải Giác

Chùa Hải Giác thuộc làng Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng năm bên hữu ngạn sông Nhuệ cổ, cách trung tâm Hà Nội 20km về phía Tây Bắc. Chùa Hải Giác hiện nay còn khá nguyên vẹn, là một ngôi chùa lớn, đồ sộ trong vùng.

Theo truyền thuyết, chùa Hải Giác ra đời từ thế kỉ thứ VI. nghĩa là từ khi Hạ Mỗ có địa vị trung tâm của đất nước, kinh đô một thuở của nhà nước Vạn Xuân qua hai câu đối ở Tam bảo có ghi:

Giáo liệt tam tông Hồng Lạc tảo khai kim thế giới Cảnh tiên thập vịnh Ô Diên biệt chiếm ngọc càn khôn.

(Ba giáo phái cùng truyền đạo lý, con cháu Lạc Hồng sớm mở hoàn cầu quý như vàng bạc

Mười bài thơ ca ngợi cảnh nước, kinh thành Ô Diên giữ riêng trời đất đẹp tựa ngọc ngà.) Về việc xác nhận niên đại này cần được đi sâu tìm hiểu hơn. Song sự tồn tại của ngôi chùa dưới thời nhà Lý đã được khẳng định qua sự hiện diện của nhà sư Trí Bảo từng tu hành ở chùa, người làng Hạ Mỗ, cậu ruột danh nhân Tô Hiến Thành, là vị thiền sư nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ 12.

Chùa Hải Giác được xây dựng trên khu đất bằng phẳng ở dìa làng. Các kiến trúc bộ phận được bố trí chiều sâu theo trục chính là đông nam-tây bắc. Phía trước là tam quan, sau đến sân gạch rộng, hai bên sân là hai dãy nhà Tổ, nhà Mẫu nằm song song. Cuối cùng là tòa đại đường. Bao quanh khu kiến trúc là giếng nước dựng lầu Quan Âm, vườn Tháp, vườn cây xanh rộng lớn tạo ra không gian thanh u tĩnh mịch cho cửa Thiền, đem lại sự hài hòa giữa kiến trúc với môi trường tự nhiên, tạo cho di tích những vẻ đẹp độc đáo gần gũi với cuộc sống con người.

Là ngôi chùa cổ có niên đại ra đời sớm nên Phật điện của chùa Hải Giác khá đồ sộ, phong phú, là một trong những chùa có nhiều tượng Phật nhất nước ta hiện nay. Chùa Hải Giác hiện nay còn lưu giữ hơn 200 pho tượng lớn nhỏ, trong đó có 50 pho tượng tròn là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao như tượng A Di Đà, tượng Đại bồ tát Quan Thế Âm, Thích Ca thiền định,18 vị La Hán,...

Bên cạnh giá trị nghệ thuật, chùa Hải Giác còn có những đóng góp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Cuối thế kỷ XIX, hưởng ứng phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp xâm lược của tầng lớp sĩ phu, sư cụ Thanh Trang, trụ trì chùa Hải Giác đã trực tiếp tham gia lãnh đạo các cuộc nổi dậy của nghĩa quân trong vùng. Trong cuộc nổi dậy đánh thành Hà Nội đêm ngày mồng 5 rạng mồng 6 tháng 12 năm 1898, cụ là Hữu quân chánh tướng.

Kế hoạch không thành, sư cụ Thanh Trang cùng các tướng lĩnh khác bị thực dân Pháp truy bắt và tàn sát dã man. Sau những ngày giam cầm tra tấn, biết không thể lay chuyển nổi ý chỉ đấu tranh của nhà sư nhà nước, giặc Pháp đã đưa cụ về Hạ Mỗ sát hại nhằm khủng bố uy hiếp tinh thần đấu tranh của nhân dân và Phật tử ở đây.

Hiện cây duối sau vườn chùa Hải Giác, nơi cụ Thanh Trang ngã xuống vẫn xanh tốt. Nhân dân Hạ Mỗ dựng bia căm thù để ghi nhớ công ơn của Sư tổ với quê hương đất nước. Di hài của cụ được đặt trong “Trang nghiêm bảo tháp” tại vườn tháp.

Tấm gương chiến đấu hy sinh của nhà sư yêu nước Thanh Trang đã góp phần làm giàu thêm truyền thống yêu nước của Phật Tử và nhân dân địa phương, rạng danh ngôi chùa Hải Giác.

Hằng năm, ngoài các tiết sóc vọng và lễ tết của dân làng. Lễ hội chùa Hải Giác được tổ chức long trọng vào 3 ngày: Rằm tháng Tư - Phật đản, Rằm tháng Bảy - Lễ Vu Lan và Rằm tháng Mười một - ngày hy sinh của Đức Tổ Thanh Tran.

Di tích chùa Hải Giác đã góp phần đáng kể vào việc bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và di dưỡng lòng nhân ái, tình thương đồng loại.

Tháng 10/1991, Bộ Văn hóa Thông tin Thể thao và du lịch đã xếp hạng chùa Hải Giác là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.

2.1.2.2. Cụm di tích

- Cụm di tích Đình Giá: Đền Tam Phủ - Chùa Đôi Hồi

Chùa Đôi Hồi và đền Tam Phủ đều được xây dựng từ triều đại Lý - Trần trên một khu đất đẹp ven đê sông Đáy. Khu đất xây dựng cụm di tích này có diện tích gần 1ha, xưa kia thuộc xã Thu Quế, Phủ Quốc Oai, Trấn Sơn Tây nay là làng Thu Quế, xã Song Phượng, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội.

+ Đền Tam Phủ

Đền Tam Phủ (còn gọi là đền Thu Quế) ở sát bờ sông Đáy, được xây dựng trên khu đất cao thoáng, rộng chừng 1 ha, liền chùa Đôi Hồi.

Đền thờ Thiên Phủ, Địa Phủ, Thủy phủ (nơi thờ trời đất và thủy thần). Tương truyền thủy thần có công giúp dân địa phương ngăn sông chống lụt. Việc thời Thuỷ thần xuất phát từ tín ngưỡng nguyên thuỷ cổ xưa của người Việt cổ trong việc sùng bái các lực lượng tự nhiên, họ thấy ở đâu cũng có thần, từ “thần Cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề” đến thần rừng, thần nước, thần núi, thần sông, thần trời, thần đất... Con người biết tôn kính thần thì thần ban phát tài lộc cho, mà bất chính thì sẽ bị thần gây tai ách. Các thần ấy, trong tâm thức của cư dân lúa nước đều mang tính nữ, trở Mẹ - Mẫu. Từ đấy khái quát lên thành đạo mẫu được coi là hiện thân của tất cả sinh lực vũ trụ. Tam tòa Thánh mẫu trên điện thờ ở đền Tam Phủ được thể hiện thành ba pho tượng dàn hàng ngang ở trên cùng đó là: Mẫu Đệ nhất Thượng thiên trùm khăn đỏ, sáng tạo ra thế giới, cai quản cả bầu trời, điều hành sự vận động của tự nhiên để tạo sự ổn định và thuần hóa cho con người có cuộc sống phồn vinh. Mẫu Đệ tam - Mẫu Thoải (đọc chệch của chữ Thủy) sáng tạo vùng nước, cai quản biển cả và sông hồ, là chủ vùng “bạc biển” mà con người có thể khai thác phục vụ ngay cho cuộc sống, cũng có thể lấy nước đảm bảo cho các vụ trồng cây bội thu. Mẫu Địa sáng tạo ra vùng đồng ruộng để con người cày cấy, cho mọi người đất màu mỡ “bờ xôi ruộng mật” để có đủ hoa trái và lương thực thực phẩm đảm bảo cuộc sống. Theo tấm bia năm Chính Hòa thứ 25 đời nhà Lê (1705) dựng tại chùa Đôi Hồi thì đến xây dựng từ thời Đinh khi

Đinh Tiên Hoàng cho đắp con để ở đây. Có thể ngày ấy đền có quy mô nhỏ, nằm ngay ven đê xa làng xóm. Đến khi có truyền thuyết vua Trần dừng xa giá ở xứ này thì đến được xây dựng lại. Theo năm tháng quy mô của đền ngày một to đẹp thêm và như ngày nay. Di tích quay theo hướng nam, gồm 3 tòa: Tiền tế, Trung tế và Thượng cung. Đền được xây dựng theo kiểu chồng diêm giữa mái trên và mái dưới có hàng chấn song gỗ kiểu giá chiêng chồng giường, trang trí bằng những hình ảnh chạm nổi hình hoa lá cách điệu, hình rồng, sư tử hí cầu, hình long mã, trúc lão. Qua các họa tiết trang trí trên còn mang đậm phong cách trúc - nghệ thuật cuối thế kỉ XIX.

Bên ngoài cửa đền có đôi nghê đá nằm phủ phục mặt hướng vào nhau như đang gác cửa. Một bức cửa võng sơn son thiếp vàng. Trang trí lưỡng long chầu nguyệt. Hai điểm bên trang trí phượng ngâm cuốn thư, rùa chở hà đồ, các ô trang trí hình cuốn thư tứ linh, trúc hóa rồng, sư tử vờn cầu. Trong đền có các đồ tế khí như hương án, hạc, đài nến, lư hương, câu đối, hoành phi. Đáng lưu ý hơn cả là 14 pho tượng trong đó có 3 pho Tam Phủ là Thiên Phủ, Địa Phủ, Thủy Phủ; còn lại 10 pho các quan hầu (5 quan hàng văn và 5 quan hàng võ). Trong đền có hai con nghê khá đẹp, dáng phủ phục, mặt hướng vào nhau, mắt lồi mở to, miệng rồng, chân trước quỳ xuống, chân sau co lại. Ở đây còn có giếng nhỏ kè bằng đá, tương truyền giếng có cùng với đền Tam Phủ, dù nắng han hay mưa rào chỉ cần một tay là với được nước trong giếng.

Trong đền còn một tấm bia dựng năm Tự Đức thứ 19 (1866) ghi lại 9 đạo lệnh chỉ của chúa Trịnh, cho phép nhân dân Thu Quế được miễn phu phen tạp dịch để thờ phụng chư Thánh chư Phật ở đền Tam Phủ và chùa Đôi Hồi.

Với những giá trị hiện còn, đền Tam Phủ thực sự là di sản văn hoá quý của dân tộc cần được trân trọng và gìn giữ.

Chùa Đôi Hồi, thuộc thôn Thu Quế, xã Song Phượng. Từ trung tâm thủ đô Hà Nội theo đường QL 32, để trấn Phùng, rẽ tay trái, đi khoảng 3 km là đến di tích.

Theo truyền thuyết, nơi đây xưa kia thờ thuỷ thần có công đắp đê trị thuỷ. Tương truyền, một lần vua Trần đi kinh lý xung quanh thành Thăng Long, khi xa giá đến khúc sông làng Thu Quế, thuyền ngự gặp xoáy nước, không đi được, cứ quanh quẩn một chỗ. Nhà vua sai cận thần bơi vào bờ xem xét thì thấy có một ngôi đền nhỏ đổ nát, đã bị bỏ hoang từ lâu. Vua truyền cho người sửa lễ, vào đền dâng hương, sau khi cúng xong, mọi người thấy dòng nước bỗng đối chiếu chảy xuôi, thu. thuyền ngự lại tiếp tục khởi hành thuận lợi.

Sau khi trở về kinh đô, vua truyền lệnh cho dân ở đây dựng chùa, tu sửa ngôi

Một phần của tài liệu Khai thác các di tích lịch sử văn hoá phục vụ cho phát triển du lịch ở huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 36 - 50)