Định hướng phát triển du lịch huyện Đan Phượng

Một phần của tài liệu Khai thác các di tích lịch sử văn hoá phục vụ cho phát triển du lịch ở huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 73 - 77)

- Tổ chức khai thác các di tích lịch sử văn hoá

3.2. Định hướng phát triển du lịch huyện Đan Phượng

- Đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Hiện nay, các sản phẩm du lịch ở huyện Đan Phượng nói chung và du lịch văn hóa nói riêng còn đơn giản, đơn điệu, không có dấu ấn riêng biệt nên chưa có sự nhận

diện của khách du lịch. Khách du lịch khi đến du lịch chỉ có tham quan các di tích, hầu như không sử dụng các sản phẩm du lịch.

Chính vì vậy, du lịch ở huyện Đan Phượng cần phát triển các sản phẩm du lịch mang tính riêng biệt, độc đáo, để lại ấn tượng cho du khách khi đến du lịch. Từ những nét văn hóa đặc trưng, riêng biệt của huyện tôi có đưa ra một số sản phẩm du lịch huyện Đan Phượng có thể đầu tư phát triển vào các loại hình: Tham quan di tích lịch sử văn hoá; tham quan làng nghề; du lịch lễ hội; du lịch cộng đồng.

Tổ chức lễ hội rượu, đậu ở xã Hạ Mỗ: Các hoạt động tại lễ hội như: rước kiệu; thưởng thức rượu; tìm hiểu lịch sử nghề rượu, đậu; tham quan quy trình chế biến rượu, đậu; trải nghiệm hoạt động làm rượu, đậu; giới thiệu sản phẩm rượu sạch cho khách du lịch; tổ chức các trò chơi dân gian; mua sản phẩm rượu sạch;…

Kết nối lễ hội rượu xã Hạ Mỗ với các lễ hội khác tại huyện Đan Phượng như lễ hội Chèo Tàu ở Miếu Voi Phục- Lăng Văn Sơn (xã Tân Hội, tổ chức vào ngày 15/1 âm lịch), lễ hội Đền Đầm Giếng tổ chức hát Ca trù (2/3 âm lịch), hội thả diều làng Bá Giang (xã Hồng Hà, tổ chức ngày 15/3 âm lịch).

Thưởng thức ẩm thực, mua sắm các ẩm thực truyền thống địa phương: nem, rượu, đậu, bột sắn dây, cháo se, ...

Tổ chức chợ phiên du lịch phục vụ tham quan, bán các sản phẩm của địa phương như: hoa, rượu, đậu, rau sạch,…

- Bổ sung hướng dẫn viên tại điểm ở các di tích

Hướng dẫn viên du lịch tại điểm là người đại diện cho chính phủ giới thiệu với du khách về văn hóa, lịch sử... của di tích nơi mà du khách đến tham quan. Đối với các tour du lịch văn hóa, HDV đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tái hiện những câu chuyện về di tích, những giá trị văn hóa, nghệ thuẩt hấp dẫn mà du khách có thể bỏ qua thông qua bài thuyết minh, Bài thuyết minh và cách diễn đạt của HDV tại điểm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chương trình tour. Nói cách khác, vai trò của HDV tại điểm rất quan trọng đối với việc phát triển du lịch văn hóa ở các di tích lịch sử văn hóa.

Hiện nay trên địa bàn huyện Đan Phượng chưa có di tích nào có hướng dẫn viên tại điểm. Việc bổ sung HDV tại điểm sẽ giúp du khách có cái nhìn sâu sắc hơn về các di tích, từ đó góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, thu hút khách du lịch ngày càng đông hơn, tăng hiệu quả cho ngành du lịch.

Đội ngũ HDV tại điểm cần phải được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, bài bản. Cần có chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thông qua các chương trình: Đào tạo nhân lực mới, đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có, tuyển chọn, tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành, bổ sung đội ngũ cán bộ có trình độ trung cấp trở lên có chuyên môn nghiệp vụ.

- Liên kết các điểm du lịch trong huyện Đan Phượng

Trên địa bàn huyện Đan Phượng hiện nay đang tiến hành liên kết các điểm du lịch theo 3 tuyến:

Tuyến 1: Hà Nội theo dọc sông Nhuệ: cụm di tích đền thờ Tô Hiến Thành, đình Vạn Xuân, chùa Phổ Giác – đình Đại Phùng.

Tuyến 2: Hà Nội – Thị trấn Phùng: Quán Phượng Trì, đình Đại Phùng kết hợp tham quan nghề làm Nem) – đình Vĩnh Kỳ (nghe hát Chèo Tàu, tham quan nghề làm giò chả).

Tuyến 3: Dọc theo sông Hồng, sông Đáy: Đình làng Bá Dương, đình Bồng Lai, đình Vạn Vĩ tham quan hội thi thả diều và nghề nấu rượu

Đây là một cách thức giúp khách du lịch có thể thăm quan nhiều di tích lịch sử văn hóa có liên kết với nhau khi các di tích có vị trí gần nhau, có mối liên hệ trong lịch sử, các giá trị văn hóa, nghệ thuật giúp du khách di chuyển thuận lợi, cảm nhận sâu sắc hơn về những điểm di tích.

Nhưng các tuyến điểm du lịch trên địa bàn huyện cần hệ thống thêm các di tích lịch sử văn hóa để du khách đến với Đan Phượng sẽ có nhiều sự lựa chọn đa dạng, phong phú hơn như:

Tuyến Hà Nội - Thượng Mỗ: Đền Đầm Giếng và khu đình chùa Trung Hiền kết hợp với nghe hát Ca trù.

Tuyến Hà Nội – Liên Hà: Đình Ngũ Giáp và Đền Nhà Bà (Đền Sa Lãng) – lễ hội đền Sa Lãng.

- Liên kết du lịch văn hóa với các loại hình du lịch khác

Huyện Đan Phượng không chỉ có tiềm năng phát triển loại hình du lịch văn hóa mà còn có tiềm năng phát triển các loại hình du lịch khác như: du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch vui chơi giải trí, du lịch làng nghề. Tuy nhiên, hiện nay ở Đan Phượng chỉ có du lịch văn hóa bắt đầu có những bước phát triển. Trong đó du lịch văn hóa ở huyện Đan Phượng chỉ phát triển mạnh vào dịp đầu năm, khi những lễ hội lớn trên địa bàn huyện diễn ra thường xuyên. Thời gian còn lại trong năm lượng du khách đến ghé thăm lại giảm sút rất nhiều.

Mỗi loại hình du lịch có những ưu, nhược điểm khác nhau. Để phát triển du lịch Đan Phượng bền vững, khắc phục tính thời vụ trong du lịch văn hóa thì cần sự liên kết các loại hình du lịch với nhau.

Trong đó, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ cuối tuần tại khu vực ven sông Đáy. Phát triển khu du lịch sinh thái, nghỉ dương tại bãi nổi sông Hồng (Liên Trung, Liên Hà, Liên Hồng, Hồng Hà)…. Du lịch Vui chơi giải trí: Tập trung theo hướng hình thành các khu vui chơi giải trí tham quan, thể thao, thưởng thức nghệ thuật trung tâm huyện như Khu liên hợp thể thao, Nhà Hát, công viên cây xanh, Nhà truyển thống huyện. Trong đó không thể không nhắc đến Khu sinh thái Đan Phượng The Phoenix Garden. Những năm gần đây, The Phoenix Garden đang trở thành điểm tham quan, vui chơi phổ biến với nhiều gia đình và các bạn trẻ, bước đầu đã hình thành điểm đến du lịch thu hút được lượng khách nhất định. Du lịch làng nghề, mua sắm, ẩm thực: Các làng nghề đã được khai thác như: Làng nghề sản xuất bánh kẹo xã Song Phượng, sản xuất rượu, đậu xã Hồng Hà, Hạ Mỗ. Các đặc sản của địa phương như: Nem phùng, rượu xã Hồng Hà, Hạ Mỗ; giò chả xã Tân Hội; một số sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu như Bưởi tôm vàng xã Thượng Mỗ, hoa Lan xã Đan Phượng…

Một phần của tài liệu Khai thác các di tích lịch sử văn hoá phục vụ cho phát triển du lịch ở huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 73 - 77)

w