DU LỊCH VĂN HÓA 3.1 Bảo tồn tôn tạo và tu bổ các di tích

Một phần của tài liệu Khai thác các di tích lịch sử văn hoá phục vụ cho phát triển du lịch ở huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 72 - 73)

- Tổ chức khai thác các di tích lịch sử văn hoá

DU LỊCH VĂN HÓA 3.1 Bảo tồn tôn tạo và tu bổ các di tích

3.1. Bảo tồn tôn tạo và tu bổ các di tích

Bảo tồn, tôn tạo tu bổ các di tích lịch sử văn hóa không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan như Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch, Phòng Văn hóa và thông tin, Ban quản lý di tích,…. nhằm giữ gìn những giá trị độc đáo, đặc sắc của từng di tích cho thế hệ mai sau mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân trong xã hội. Người dân có trách nhiệm bảo tồn, tu bổ các di tích để thỏa mãn nhu cầu tâm linh của mỗi cá nhân.

- Nguyên tắc trong bảo tồn, tôn tạo và tu bổ các di tích

+ Tôn trọng và giữ gìn bằng mọi biện pháp các thành tố nguyên gốc của di tích, hạn chế tối đa mọi sự thay thế nhất là thay thế bằng các chất liệu và vật liệu mới. Giải pháp ưu tiên là bảo quản, gia cố và tu bổ di tích.

+ Việc khôi phục các di tích đã bị mất phải dựa trên cơ sở các tài liệu khoa học chính xác và chỉ thực hiện trong những trường hợp thật cần thiết. Việc sử dụng chất liệu bền vững để thay thế chất liệu dễ hư hỏng, trong khôi phục di tích phải được nghiên cứu kĩ lưỡng, đảm bảo tính xác thực đối với di tích và cần được phân biệt rõ với chất liệu gốc. Trong tu bổ chống xuống cấp các di tích ưu tiên vận dụng các quy trình và các kĩ thuật thủ công truyền thống, sử dụng các chất liệu và vật liệu truyền thống phù hợp với di tích. Các chất liệu, vật liệu và kết cấu mới chủ yếu sử dụng trong bảo quản gia cố. Việc tu bổ chống xuống cấp di tích phải tuân thủ quy trình sau: nghiên cứu tư liệu và khảo sát hiện trạng - xây dựng dự án và thiết kế kĩ thuật - dự toán - thẩm định - phê duyệt - thi công dưới sự giám sát của các nhà chuyên môn và duy trì nhật kí công trình - nghiệm thu - hoàn chỉnh hồ sơ tu bổ . Tôn tạo di tích là nhằm tạo điều kiện làm nổi bật các mặt giá trị của di tích và tạo ra môi trường cảnh quan hài hoà với di tích đó

+ Các công trình phụ trợ được phép xây dựng phải nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích bao gồm: nhà trưng bày bổ sung di tích, nhà tiếp khách và nhà ban quản lý, trạm

điện, hệ thống phòng chống cháy nổ, hệ thống thu gom rác thải… Vị trí của các công trình này không được ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực di tích. Trong trường hợp cần phải có thì nội dung trưng bày chỉ giới hạn trong phạm vi những sự kiện và tài liệu trực tiếp liên quan đến di tích. Các công trình phục vụ như: bãi để xe, quán ăn uống, giải khát, công trình vệ sinh, của hàng lưu niệm… bố trí tách biệt khỏi các khu vực bảo vệ của di tích. Không được gây ô nhiễm môi trường, phải phù hợp với cảnh quan chung của di tích.

- Các biện pháp bảo tồn, tôn tạo và tu bổ các di tích

+ Tăng cường công tác bảo vệ và kiểm tra thường xuyên các di tích trong địa bàn huyện. Các phòng ban cần phải phối hợp chặt chẽ với ban quản lý các di tích để cập nhật tình trạng các di tích thường xuyên, để trành trường hợp di tích bị xuống cấp, bị xâm hại làm mất đi giá trị của di tích.

+ Nhà nước cần có chính sách đầu tư kinh phí để nghiên cứu, trùng tu, tôn tạo và bảo vệ các di tích. Đồng thời kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào tu bổ, tôn tạo các di tích.

+ Tổ chức đào tạo chuyên môn, bài bản những người trực tiếp làm công tác quản lý bảo tồn, tu tạo di tích. Nếu công tác đào tạo cán bộ không được thưc hiện tốt thì cho dù có đầy đủ vốn đầu tư thì hiệu quả đầu tư bảo tồn, tôn tạo các di tích vẫn không cao.

+ Các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải quản lý chặt chẽ việc cấp giấy phép kimh doanh cho các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh buôn bán trong khu di tích. Đồng thời cũng phải khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh các loại hình dịch vụ phục vụ cho hoạt động du lịch của di tích.

Một phần của tài liệu Khai thác các di tích lịch sử văn hoá phục vụ cho phát triển du lịch ở huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w