Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của yếu tố hình ảnh điểm đến tới sự hài lòng của khách du lịch nội địa tại thành phố đà nẵng (Trang 70 - 72)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu định lượng được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 6/2017 đến 8/2017. Với 270 phiếu khảo sát phát ra đã thu về được 264 phiếu trả lời ứng với tỷ lệ 97.78%. Trong số 264 phiếu thu về có 08 phiếu bị loại do đáp viên chưa hoàn thành hết các câu hỏi. Kết quả có 256 phiếu hợp lệ được sử dụng làm dữ liệu cho nghiên cứu định lượng.

Cách thức thu thập dữ liệu nghiên cứu như sau: Trong số 270 phiếu khảo sát phát ra thì có 185 phiếu khảo sát (chiếm 68.52%) được phát trực tiếp cho du khách đang du lịch tại TP. Đà Nẵng tại các khu du lịch, nhà hàng, khách sạn và 85 phiếu khảo sát (chiếm 31.48%) thu thập thông qua công cụ khảo sát trực tuyến đối với những du khách đã từng ghé thăm TP. Đà Nẵng. Đặc điểm mẫu nghiên cứu được thể hiện cụ thể trong Bảng 4.2.

Bảng 4.2 Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Tiêu chí phân loại Nội dung Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Giới tính Nam 109 42.6 Nữ 147 57.4 Độ tuổi Dưới 25 tuổi 63 24.6 Từ 25 tuổi đến 35 tuổi 97 37.9 Từ 35 tuổi đến 50 tuổi 62 24.2 Trên 50 tuổi 34 13.3

Mức thu nhập (trđ/tháng) Dưới 7 triệu 41 16.0 Từ 7 triệu đến 10 triệu 94 36.7 Từ 11 triệu đến 20 triệu 74 28.9 Trên 20 triệu 47 18.4 Số lần đến tham quan (lần) 1 lần 81 31.6 2-3 lần 117 45.7 4-5 lần 39 15.2 Trên 5 lần 19 7.4

Thời điểm tham quan, du lịch

Quanh năm 59 23.0

Những kỳ nghỉ của bản thân 89 34.8

Dịp lễ/Tết 53 20.7

Mùa hè 55 21.5

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra

Từ số liệu thống kế ở Bảng 4.2 cho thấy một số đặc điểm như sau:

Thứ nhất: Cơ cấu giới tính trong mẫu điều tra khá hợp lý. Theo đó, trong tổng số 256 mẫu đưa vào phân tích số liệu, số lượng nam giới là 109 người (chiếm 42.6%) và nữ giới là 147 người (chiếm 57.4%), cho thấy không chênh lệch quá lớn về giới tính trong mẫu nghiên cứu.

Thứ hai: Nhóm khách du lịch có độ tuổi từ 25-35 tuổi tham gia hoạt động du lịch nhiều nhất (37.9%). Trong khi đó, nhóm du khách trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (13.3%). Điều này cũng phản ánh hiện thực ngày nay, khi giới trẻ bắt đầu có thu nhập ổn định, họ ngày càng chú trọng đến các hoạt động du lịch và tận hưởng cuộc sống.

Thứ ba: Trong 256 du khách tham gia phỏng vấn, có đến 65.6% số khách du lịch có mức thu nhập từ 7-20 triệu đồng/tháng và 18.4% số du khách có mức thu nhập trên 20 triệu đồng/tháng.

Điều này cho thấy có hơn một nửa đối tượng tham gia điều tra, khảo sát đều đã quay lại TP. Đà Nẵng ít nhất hai lần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của yếu tố hình ảnh điểm đến tới sự hài lòng của khách du lịch nội địa tại thành phố đà nẵng (Trang 70 - 72)