2.1.1 Đánh giá chung về môi trường kinh doanh
Giai đoạn 2010-2015, tình hình kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và Dak Lak nói riêng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khó lường. Đó là tình hình suy thoái kinh tế của nhiều nước và khu vực trên thế giới. Những vấn đề mới phát sinh do các tranh chấp trên Biển Đông; doanh nghiệp hoạt động đình trệ, thua lỗ, giải thể; khô hạn diễn ra khốc liệt..
* Một số chỉ tiêu đạt được của tỉnh Dak Lak:
Trong năm 2015, trong điều kiện kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn, nhưng kinh tế xã hội tỉnh Dak Lak vẫn đạt mức tăng trưởng cao so với toàn quốc
- Tổng sản phẩm xã hội đạt 41.091 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), bằng 99,3% kế hoạch, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: i) Nông – lâm - ngư nghiệp ước đạt 16.950 tỷ đồng; ii) Công nghiệp - xây dựng đạt 6.760 tỷ đồng ; iii) Khu vực dịch vụ đạt 14.087 tỷ đồng. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ trên địa bàn ước đạt 47. 686 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2014
- Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2015 đạt 3.341 tỷ đồng, đạt 91,5% dự toán HĐND tỉnh giao (bằng 94,8%/năm so với cùng kỳ năm.
- Kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 650 triệu USD đạt 86,7%KH; tăng 9% so với năm 2014.
2.1.2. Hoạt động Ngân hàng trên địa bàn
- Hiện nay mạng lưới các TCTD trên địa bàn tỉnh Dak Lak có 41 đơn vị bao gồm 08 Chi nhánh Ngân hàng thương mại Nhà nước, 19 Ngân hàng TMCP, 01 Ngân hàng Chính sách xã hội, 01 chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Dak Lak, 01 chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã, 11 Quỹ Tín dụng nhân dân. Tổng số Phòng giao dịch trên địa bàn là 154 Phòng giao dịch. Mạng lưới Ngân hàng rộng khắp đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu vốn phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của tầng lớp dân cư. Năm 2016, các TCTD khác tiếp tục đăng ký thành lập chi nhánh mới trên địa bàn như: Ngân hàng VP bank….Tuy nhiên đây cũng là điều tạo nên áp lực cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Dak Lak ngày càng diễn ra gay gắt, thị phần bị chia sẻ; điều này gây khó khăn đến hoạt động kinh doanh Ngân hàng.
- Tổng nguồn vốn huy động toàn địa bàn đến 31/12/2015 đạt 26.948 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 10,8% so với 2014. Trong đó: i) huy động từ tiền gửi đạt 26.874 tỷ đồng (TCKT 3.712 tỷ đồng chiếm 13,8%; Tiền gửi dân cư đạt 23.162 tỷ đồng chiếm 86,2%); ii) huy động từ phát hành GTCG đạt 44 tỷ đồng.
- Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 54.747 tỷ đồng, tăng trưởng 20,3% so với năm trước. Dư nợ ngắn hạn đạt trên 29.981 tỷ đồng chiếm 54,8%; Dư nợ TDH đạt 24.766 tỷ đồng chiếm 45,2%; Dư nợ VNĐ đạt 53.998 tỷ đồng chiếm 98,6%; Dư nợ USD đạt 749 tỷ đồng, chiếm 1,4% tổng dư nợ.