2.3. Thực trạng chất lượng tín dụng bán lẻ tại BIDV Dak Lak 2011–2015
2.3.1.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh an toàn trong hoạt động tín dụng bán lẻ
+ Dư nợ tín dụng bán lẻ chia theo các nhóm nợ:
Dư nợ tín dụng bán lẻ theo các nhóm nợ các năm được thể hiện qua bảng 2.7. Qua các năm nhìn chung, tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn đạt mức tương đối cao, khoảng 96 % tổng dư nợ bán lẻ. Các khoản nợ quá hạn nằm rải rác thuộc các nhóm nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn. Tuy nhiên, nợ xấu, nợ quá hạn gia tăng theo các năm; ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.
Bảng 2.6. Dư nợ tín dụng bán lẻ chia theo các nhóm nợ từ năm 2011-2015
ĐVT: Tỷ đồng, %
Chi tiêu Năm
2011 TT Năm 2012 TT Năm 2013 TT Năm 2014 TT Năm 2015 TT Dư nợ 772,0 1.020,0 1.352,0 1.702,0 2.486,0 Nợ đủ tiêu chuẩn 747,6 96,8% 985,1 96,6% 1.295,6 95,8% 1.653,5 97,2% 2.426,30 97,60% Nợ cần chú ý 10,0 1,3% 21,0 2,1% 26,7 2,0% 15,8 0,9% 23,3 0,94%
Nợ dưới tiêu chuẩn 0,6 0,1% 5,0 0,5% 12,5 0,9% 15,0 0,9% 12 0,48%
Nợ nghi ngờ 2,8 0,4% 5,1 0,5% 9,7 0,7% 7,9 0,5% 9,4 0,38%
Nợ có khả năng mất vốn 11,0 1,4% 3,8 0,4% 7,5 0,6% 9,8 0,6% 15 0,60%
(Nguồn: BIDV Dak Lak)
+ Dư nợ tín dụng theo bảo đảm tiền vay:
Theo Bảng 2.8 dưới dây, cho vay có bảo đảm bằng tài sản vẫn là chủ yếu, dư nợ chiếm tỷ trọng cao (trên 96 %) tổng dư nợ tín dụng bán lẻ. Hình thức cho vay không có tài sản bảo đảm chiếm tỷ trọng nhỏ, tập trung ở các sản phẩm cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay dưới hình thức thấu chi tài khoản tiền gửi và phát hành thẻ tín dụng. Với tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm cao, mức độ an toàn trong hoạt động ngân hàng sẽ cao, độ rủi ro thấp.
Bảng 2.7. Dư nợ tín dụng theo bảo đảm tiền vay từ năm 2011-2015
ĐVT: Tỷ đồng, % Chi tiêu Năm
2011 TT Năm 2012 TT Năm 2013 TT Năm 2014 TT Năm 2015 TT Tổng dư nợ tín dụng bán lẻ 772,0 100 1.020,0 100 1.352,0 100 1.702,0 100 2.486,0 100 Có bảo đảm bằng tài sản 752,5 0,97 985,4 0,97 1.298,6 0,96 1.635,8 100 2.401,5 0,97 Không có tài sản bảo đảm 19,5 0,03 34,6 0,04 53,4 0,04 66,2 0,04 84,5 0,04
(Nguồn: BIDV Dak Lak)
Tuy nhiên, theo chính sách cấp tín dụng bán lẻ của BIDV quy định: Dư nợ cho vay bán lẻ phục vụ mục đích tiêu dùng không có tài sản bảo đảm tối đa 20% tổng dư nợ bán lẻ tại mọi thời điểm. Như vây, tỷ lệ dư nợ bán lẻ không tài sản bảo đảm tại BIDV giai đoạn 2011 -2015 đang ở mức thấp. Điều này gây hạn chế việc mở rộng cấp tín dụng, gia tăng dư nợ tín dụng bán lẻ do không phải khách hàng nào cũng có tài sản bảo đảm. Từ đó, khả năng cạnh tranh với các NHTM khá trên địa bàn trong việc tìm kiếm khách hàng vay bán lẻ giảm sút.
(Nguồn: BIDV Dak Lak)
Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo và dư nợ không có tài sản đảm bảo
+ Chỉ tiêu nợ xấu – tỷ lệ nợ xấu
Bảng 2.8. Chỉ tiêu nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu; nợ quá hạn
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng dư nợ tín dụng bán lẻ 772,0 1.020,0 1.352,0 1.702,0 2.486,0 Nợ nhóm 2 10,0 21,0 26,7 15,8 23,3 Nợ xấu 14,4 13,9 29,7 32,7 36,4 Trong đó nợ có khả năng mất vốn 11,0 3,8 7,5 9,8 15,0 Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,9% 1,4% 2,2% 1,9% 1,5% Dự phòng rủi ro tín dụng (DPRRTD) 7,1 7,8 12,8 11,7 17,0 DPRRTD/Dư nợ có khả năng mất vốn 0,6 2,0 1,7 1,2 1,1
(Nguồn: BIDV Dak Lak)
Với cơ cấu dư nợ tín dụng bán lẻ chiếm tỷ trọng 57% so với tổng dư nợ tín dụng (năm 2015) thì tỷ lệ nợ xấu bán lẻ so với tổng dư nợ tín dụng bán lẻ khoảng 1,5% thấp hơn so với dưới hạn BIDV quy định. Tuy nhiên nợ xấu, nợ nhóm II ngày càng tăng.
Nợ quá hạn
Nợ quá hạn các tháng trong năm 2015 biến động tăng/giảm đột biến, chi nhánh chưa kiểm soát chặt chẽ các khoản vay. Việc tăng trưởng về quy mô các năm vừa qua đã mang lại cho BIDV Dak Lak các thành quả. Tuy nhiên, đặt ra cho BIDV Dak Lak vấn đề an toàn tín dụng trong thời gian tới
(Nguồn: BIDV Dak Lak)
Với chiến lược phát triển thành ngân hàng đa năng thì việc tối đa hóa thị phần là điều cần thiết. Tuy nhiên việc phát triển chiều rộng đòi hỏi phải cùng với phát triển chiều sâu, do đó để nợ xấu được duy trì trong tầm kiểm soát BIDV Dak Lak. Cần chú trọng hơn nữa công tác thẩm định khách hàng ngay từ giai đoạn đầu khi lập hồ sơ vay vốn. Bởi vì với số lượng lớn khách hàng nhỏ lẻ thì công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay là rất khó khăn, mất nhiều chi phí, thời gian và công sức của CBTD.