Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 71 - 73)

2.5. Đánh giá về chất lượng tín dụng bán lẻ tại BIDV Dak Lak và sự hài lòng

2.5.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất: Dư nợ tín dụng bán lẻ tăng dần qua các năm và các khoản vay có chất lượng đảm bảo. Tổng dư nợ tín dụng bán lẻ tăng từ 772 tỷ đồng năm 2011 lên 2.486 tỷ đồng năm 2015. Điểm nhấn trong công tác tín dụng chi nhánh, đó là phát huy lợi thế trên địa bàn, Chi nhánh ưu tiên tập trung nguồn lực cho công tác phát triển tín dụng bán lẻ. Kết quả đạt được trong năm 2011-2015 Chi nhánh có sự đột phá trong tăng trưởng quy mô tín dụng bán lẻ. Đây được đánh giá là nỗ lực lớn của tập thể ban lãnh đạo chi nhánh cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên trong giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế.

Thứ hai: Hoạt động tín dụng đã đáp ứng một phần nhu cầu vốn cho các ngành kinh tế, phục vụ sự phát triển nền kinh tế. Từ một ngân hàng trước đây chủ yếu cung cấp vốn cho các tổ chức kinh kế, các tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước, BIDV nói chung và BIDV Dak Lak nói riêng đã chuyển sang hoạt động theo mô hình ngân hàng bán lẻ, tập trung nguồn lực để phát triển các sản phẩm, dịch vụ bán lẻ, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đến đông đảo các đối tượng dân cư. Hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Dak Lak đã hướng đến mọi đối tượng khách hàng cá nhân, hộ gia đình thuộc mọi ngành kinh tế, thành phần kinh tế và đã đáp ứng được một phần nhu cầu vốn cho các ngành kinh tế, phục vụ sự phát triển chung của nền kinh tế địa phương.

Thứ ba: Đã triển khai các sản phẩm chính đến được với các đối tượng khách hàng.

Nhìn chung, BIDV Dak Lak đã triển khai tương đối đồng bộ các sản phẩm đến với khách hàng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng thuộc các ngành nghề khác nhau. Các sản phẩm cho vay BIDV Dak Lak triển khai bao gồm sản phẩm cho vay kinh doanh và cho vay tiêu dùng, sản phẩm cho vay có tài sản bảo đảm và không có tài sản bảo đảm, cho vay đối với các cán bộ công nhân viên của các sở, ban, ngành, cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp … và cả các đối tượng khách hàng cá nhân, hộ gia đình có hoạt động kinh doanh tự do. Thứ tư: Thực hiện tốt công tác đảm bảo chất lượng hoạt động tín dụng bán lẻ, mặc dù tỷ lệ nợ xấu gia tăng nhưng vẫn trong mức kiểm soát được, và nhìn chung vẫn thấp hơn mức chung của toàn ngành. Ngoài ra, công tác trích lập dự phòng rủi ro luôn được thực hiện đúng quy định nên sẽ đảm bảo đủ nguồn để bù đắp khi thiệt hại xảy ra, khách hàng vay không còn khả năng trả nợ.

Thứ năm: Năng lực cạnh tranh, uy tín và lợi thế của BIDV Dak Lak ngày càng được nâng cao, quy mô hoạt động ngày càng mở rộng, đáp ứng chiến lược phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ. Nếu như trước đây, phần lớn bộ phận dân cư chỉ biết đến ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì hiện nay nhờ việc mở rộng quy mô hoạt động, phát triển mạng lưới về các huyện trên địa bàn tỉnh, BIDV

Dak Lak đã được đông đảo người dân biết đến, tin tưởng và gắn bó lâu dài. Năng lực cạnh tranh của BIDV Dak Lak so với các NHTM trên địa bàn cũng ngày được nâng cao, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng bán lẻ nhờ đa dạng hóa sản phẩm, rút gắn thời gian giải ngân, với đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ, năng lực, yêu ngành, yêu nghề chính là một trong những yếu tố giúp BIDV đạt được những kết qua trong các năm vừa qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)