CHƢƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.3. Đo lƣờng thang đo
3.3.2. Thang đo thăng tiến
Thăng tiến đƣợc xem nhƣ là việc thăng cấp vị trí làm việc lên cao hơn với vai trò trách nhiệm cũng nhƣ nghĩa vụ cao hơn trong tổ chức. Herzberg (1959) cho rằng thăng tiến là sự thay đổi trong trách nhiệm công việc của nhân viên trong tổ chức. Sự thăng tiến trong công việc tạo cơ hội cho nhân viên phát triển bản thân hơn, nhƣng sẽ phải có trách nhiệm nhiều hơn đối với tổ chức và cũng sẽ có địa vị xã hội ao hơn. Hơn thế nữa, Herzberg (1959) cũng cho rằng việc thiếu các cơ hội thăng tiến đối với nhân viên sẽ là một trong các yều tố gây ra sự suy giảm động lực làm việc của các nhân viên. Cơ hội thăng tiến của nhân viên đƣợc xem là một trong các yếu tố có tác động đáng kể đến động lực làm việc của nhân viên trong tổ chức.
Bên cạnh đó, thăng tiến đƣợc Herry và Noon (2001) xác định nhƣ là các hành động làm cho nhân viên đƣợc chuyển từ một vị trí thấp hơn lên một vị trí cao hơn trong một tổ chức và đi kèm theo đó là sự gia tăng của trách nhiệm lẫn một mức lƣơng cao hơn. Do đó, thang đo thăng tiến có thể bao gồm (1) Các cán bộ quản lý cấp cao tại BIDV CN SGD2 đều phổ biến rõ ràng về quy trình thăng tiến, (2) Thăng tiến là một trong các vấn đề đƣợc quan tâm nhiều nhất tại BIDV CN SGD2,
(3) cơ hội thăng tiến của BIDV CN SGD2 đều công bằng với tất cả các nhân viên (Drafke và Kossen, 2002) và (4) các nhân viên ở BIDV CN SGD2 đều có nhiều cơ hội thăng tiến (Thomson và các cộng sự, 2002).
Bảng3.2.Thang đo cơ hội thăng tiến
Thang đo cơ hội thăng tiến Mã hóa Nguồn
Các cán bộ quản lý cấp cao tại BIDV CN SGD2 đều phổ biến rõ ràng về quy trình thăng tiến TT1
Drafke và Kossen (2002)
Thăng tiến là một trong các vấn đề đƣợc quan tâm nhiều
nhất tại BIDV CN SGD2 TT2
Drafke và Kossen (2002)
Cơ hội thăng tiến của BIDV CN SGD2 đều công bằng
với tất cả các nhân viên TT3
Drafke và Kossen (2002)
Các nhân viên ở BIDV CN SGD2 đều có nhiều cơ hội
thăng tiến TT4
Thomson và các cộng sự (2002)