CHƢƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.5. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, luận văn đề xuất mô hình nghiên cứu giải thích ảnh hƣởng của các nhân tố đến động lực làm việc của các nhân viên đang làm việc tại BIDV Chi nhánh Sở Giao Dịch 2. Phƣơng trình hồi quy đƣợc thể hiện nhƣ sau:
(1)
Trong đó
thể hiện nhân tố lƣơng đƣợc xây dựng dựa trên các thang đo nhân tố lƣơng đƣợc trình bày trong phần 3.3.1.
thể hiện nhân tố cơ hội thăng tiến đƣợc xây dựng dựa trên các thang đo nhân tố cơ hội thăng tiến đƣợc trình bày trong phần 3.3.2.
thể hiện nhân tố quan hệ công việc đƣợc xây dựng dựa trên các thang đo nhân tố quan hệ công việc đƣợc trình bày trong phần 3.3.3.
thể hiện nhân tố phúc lợi đƣợc xây dựng dựa trên các thang đo phúc lợi đƣợc trình bày trong phần 3.3.4.
thể hiện nhân tố điều kiện làm việc đƣợc xây dựng dựa trên các thang đo điều kiện làm việc đƣợc trình bày trong phần 3.3.5.
thể hiện nhân tố sự ghi nhận đƣợc xây dựng dựa trên các thang đo sự ghi nhận đƣợc trình bày trong phần 3.3.6.
thể hiện nhân tố bản chất công việc đƣợc xây dựng dựa trên các thang đo bản chất công việc đƣợc trình bày trong phần 3.3.7.
Và là phần dƣ của mô hình nghiên cứu
Bên cạnh đó, luận văn tiến hành thiết lập các giả thuyết nghiên cứu trong luận văn này bao gồm:
- Giả thuyết H1: Lƣơng thể hiện tác động tích cực và đáng kể đến động lực làm việc của các nhân viên.
- Giả thuyết H2: Cơ hội thăng tiến thể hiện tác động tích cực và đáng kể đến động lực làm việc của các nhân viên.
- Giả thuyết H3: Quan hệ công việc thể hiện tác động tích cực và đáng kể đến động lực làm việc của các nhân viên.
- Giả thuyết H4: Phúc lợi thể hiện tác động tích cực và đáng kể đến động lực làm việc của các nhân viên.
- Giả thuyết H5: Điều kiện làm việc thể hiện tác động tích cực và đáng kể đến động lực làm việc của các nhân viên.
- Giả thuyết H6: Sự ghi nhận thể hiện tác động tích cực và đáng kể đến động lực làm việc của các nhân viên.
- Giả thuyết H7: Bản chất công việc thể hiện tác động tích cực và đáng kể đến động lực làm việc của các nhân viên.
3.6. Phƣơng pháp phân tích
Toàn bộ dữ liệu thu đƣợc sẽ đƣợc mã hóa, nhập liệu vào excel và xử lý, phân tích bằng công cụ SPSS 16.0. Các bƣớc tiến hành phân tích nhƣ sau:
Thống kê mô tả dữ liệu: Thống kê mô tả đƣợc sử dụng nhằm mô tả các đặc trƣng cơ bản của các quan sát. Các mẫu thu thập đƣợc sẽ tiến hành thống kê phân loại theo các đặc tính nhƣ: giới tính, số tuổi, thu nhập của các nhân viên đang làm việc tại BIDV Chi nhánh Sở Giao Dịch 2. Đồng thời luận văn cũng sẽ thể hiện các giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất và độ lệch chuẩn của các câu trả lời trong bảng câu hỏi thu thập đƣợc và hành vi của các nhân viên đang làm việc tại BIDV Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 bằng cách tính toán tần số của các câu trả lời ở các biến quan sát.
Kiểm định độ tin cậy của các thang đo (phân tích hệ số Cronbach‘s Alpha): Các câu hỏi khảo sát có độ tin cậy cao nếu hệ số tƣơng quan giữa biến – tổng là lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach Alpha tổng thể phải trên 0,6.
Phân tích nhân tố khám phá EFA: giá trị thống kê của kiểm định KMO lớn hơn 0,5 và tổng phƣơng sai trích của các nhân tố phải trên 50%. Hơn thế nữa, p-value của kiểm định Bartlett's Test of Sphericity phải nhỏ hơn mức ý
nghĩa thống kê, và ở đây luận văn lựa chọn 10% là mức ý nghĩa thống kê. Đồng thời các hệ số tải của từng quan sát phải lớn hơn 0,5.
Sau đó, luận văn tiếp tục tiến hành ƣớc lƣợng ảnh hƣởng của các yếu tố đƣợc trích từ phân tích nhân tố khám phá EFA đến động lực làm việc của các nhân viên đang làm việc tại BIDV Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 bằng phƣơng pháp ƣớc lƣợng OLS. Bên cạnh đó, luận văn cũng thực hiện các kiểm định cần thiết đối với hồi quy OLS nhƣ là kiểm định vấn đề đa cộng tuyến, kiểm tra vấn đề tự tƣơng quan và xem xét mô hình tổng thể có phù hợp hay không.
TÓM TẮT CHƢƠNG 3
Trong chƣơng này luận văn trình bày quy trình nghiên cứu và các thang đo mà luận văn sử dụng trong nghiên cứu để xem xét các yếu tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc của các nhân viên. Sau đó luận văn tiếp tục đề cập mô hình nghiên cứu dựa vào phƣơng pháp tiếp cận của các nghiên cứu trƣớc đây và giả thuyết nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu trƣớc đây. Tiếp theo, luận văn cũng trình bày mẫu nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu và tiến hành đánh giá tính giá trị của các thang đo thông qua phân tích EFA và Cronbach Alpha.