Thang đo động lực làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 2 (Trang 51 - 52)

CHƢƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3. Đo lƣờng thang đo

3.3.8. Thang đo động lực làm việc

Động lực làm việc đƣợc định nghĩa bởi nhiều cách khác nhau bởi nhiều nhà nghiên cứu trƣớc đây. Chẳng hạn nhƣ, Jean và các cộng sự (2006) đã định nghĩa động lực làm việc nhƣ là nỗ lực của một cá nhân để tạo ra một kết quả công việc tốt nhất và lớn nhất mà cá nhân có thể thực hiện. Cox và các cộng sự (2005) cũng đã cho rằng động lực làm việc sẽ thúc đẩy các nhu cầu cá nhân của bản thân. Từ các định nghĩa này có thể thấy rằng động lực làm việc có thể đƣợc coi là động lực, chất xúc tác, kích thích hoặc thúc đẩy các hành vi của một cá nhân hƣớng tới việc đạt đƣợc các mục tiêu nhất định nhằm đáp ứng các nhu cầu cá nhân và đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức.

Do đó, động lực làm việc đƣợc xem nhƣ lý do để một cá nhân cố gắng nỗ lực và điều này đƣợc xem nhƣ là vì lợi ích tốt nhất của các bên liên quan. Hơn thế nữa, động lực làm việc có thể đƣợc xem nhƣ là lý do đằng sau của một hành động. Bên cạnh đó, động lực bắt nguồn từ tiếng La Tinh ―movere‖, từ này đƣợc hiểu nhƣ là có thể di chuyển (Hodgetts và Kuratko, 1991). Vì vậy, trong bất kỳ hình thức nào của động lực làm việc thì mục đích cơ bản của động lực làm việc là động lực, chất xúc tác, kích thích hoặc thúc đẩy các hành vi nhằm khuyến khích các cá nhân đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức và đáp ứng các nhu cầu cá nhân của bản thân.

Bảng3.8.Thang đo động lực làm việc

Thang đo động lực làm việc Mã hóa Nguồn

Tôi luôn luôn nỗ lực hết mình vì mục tiêu công việc và

hoạt động của BIDV CN SGD2 DL1 Herzberg (1959)

Tôi luôn luôn tích cực tham gia các hoạt động/phong

trào đƣợc tổ chức bởi BIDV CN SGD2 DL2

Trƣơng Minh Đức (2011)

Tôi luôn luôn hoàn thành mục tiêu công việc đƣợc giao DL3 Herzberg (1959) Nỗ lực của tôi góp phần hoàn thành mục tiêu chung của

phòng/ban và của BIDV CN SGD2 đƣợc giao DL4 Tác giả đề xuất Mặt khác, Herzberg (1959) đã định nghĩa Động lực làm việc nhƣ là sự khao khát và tự nguyện của ngƣời lao động để thúc đẩy các nỗ lực nhằm đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức. Hơn thế nữa, Maehr và Braskamp (1986) và Schou (1991) đã xác định động lực làm việc của một nhân viên trong một tổ chức thông qua sự hài lòng trong công việc (job satisfaction) và sự cam kết với tổ chức (Organizational commitment).

Do đó, thang đo động lực làm việc của nhân viên có thể bao gồm (1) Tôi luôn luôn nỗ lực hết mình vì mục tiêu công việc và hoạt động của BIDV CN SGD2, (2) Tôi luôn luôn tích cực tham gia các hoạt động/phong trào đƣợc tổ chức bởi BIDV CN SGD2, (3) Tôi luôn luôn hoàn thành mục tiêu công việc đƣợc giao và (4) Nỗ lực của tôi góp phần hoàn thành mục tiêu chung của phòng/ban và của BIDV CN SGD2 đƣợc giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 2 (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)