9. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
3.2.5. Đa dạng hóa khách hàng, phƣơng thức và danh mục cho vay
Thứ nhất, đa dạng hóa khách hàng vay vốn
Hiện tại, các khoản thu nhập từ lãi cho vay là nguồn thu chủ yếu của Agribank Giá Rai. Đồng thời, dƣ địa về nhu cầu vay vốn của khách hàng còn rất lớn, riêng khách hàng có quan hệ với ngân hàng còn tới 35,6% chƣa đƣợc đáp ứng về nhu cầu vốn đầy đủ, chƣa nói tới những khách hàng tiềm năng. Do vậy, Agribank Giá Rai cần chú trọng mở rộng cho vay đối với mọi thành phần kinh tế, mọi đối tƣợng khách hàng tránh việc cho vay quá mức đối với một khách hàng, hạn chế rủi ro khi khách hàng gặp rủi ro không trả đƣợc nợ. Thực tế tại Chi nhánh thời gian qua cho thấy, nợ xấu tập trung chủ lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. Do vậy, để hạn chế RRTD, Chi nhánh cần mở rộng cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt chú trọng đối tƣợng khách hàng là cá nhân, hộ sản xuất,... và hạn chế cho vay đối với doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả.
Thứ hai, đa dạng hóa phương thức cho vay
Phƣơng thức cho vay là một trong những điều kiện để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Thực tế tại Agribank thời gian qua phƣơng thức cho vay còn
đơn điệu chủ yếu cho vay từng lần, với điều kiện cụ thể và trong điều kiện cho phép. Thời gian tới Chi nhánh cần mở rộng các phƣơng thức cho vay phù hợp với nhu cầu vay vốn của khách hàng trên địa bàn hoạt động, nhƣ:
- Cho vay hạn mức: Cho vay ngắn hạn thƣờng áp dụng với khách hàng đã có quan hệ tín dụng thƣờng xuyên, sản xuất kinh doanh ổn định, có hiệu quả.
- Cho vay theo món: Thƣờng áp dụng đối với khách hàng vay ngắn hạn và phát sinh không thƣờng xuyên.
- Cho vay tiêu dùng, tập trung chủ yếu đối với hộ gia đình, cá nhân, trên cơ sở thu nhập lƣơng hàng tháng, có xác nhận của cơ quan, doanh nghiệp hay tài sản thế chấp, tài sản cầm cố khác. Mục đích giúp khách hàng giải quyết các nhu cầu tiêu dùng cá nhân nhƣ mua sắm đồ dùng, sửa chữa nhà ở, vay đi du học, mua nhà ở... Đây là lĩnh vực đang có xu hƣớng phát triển mạnh, tạo điều kiện phân tán và hạn chế rủi ro, cần đƣợc Chi nhánh quan tâm phát triển.
- Ngoài ra còn có các hình thức khác nhƣ cho vay trả góp, cho vay ủy thác,... tùy theo thực tế để áp dụng linh hoạt.
Thứ ba, đa dạng hóa danh mục cho vay
Nhằm nâng cao chất lƣợng cho vay, cần thực hiện đa dạng hóa danh mục cho vay gắn với danh mục đầu tƣ.
Đa dạng hóa danh mục cho vay:
Ngay từ khi Chi nhánh xây dựng các chính sách cho vay, kế hoạch kinh doanh của mình, để giảm thiểu RRTD, cần xem xét đến các nhân tố và mức độ rủi ro của thị trƣờng mục tiêu, phân đoạn khách hàng, sự kết hợp giữa khả năng cung cấp các sản phẩm tín dụng, danh mục cho vay. Trong đó, chú trọng đa dạng hóa các danh mục cho vay. Đa dạng hóa danh mục cho vay của Chi nhánh sẽ làm giảm tối đa rủi ro vì các khoản vay thƣờng có mức độ rủi ro khác nhau theo năng lực, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, ngành nghề, tính chất sở hữu. Trên địa bàn hoạt động của Chi nhánh cần xác định danh mục đầu tƣ, cho vay cụ thể và phù hợp đối với từng nhóm đối tƣợng khách hàng. Song Chi nhánh, cũng không nên cho vay tập trung với nhóm này với một danh mục cho vay, vì nghề nghiệp kinh doanh
của khách hàng luôn có sự thay đổi, thị trƣờng không ổn định, khi xảy ra rủi ro, tổn thất sẽ rất lớn. Do vậy, Chi nhánh đa dạng hóa danh mục cho vay nhƣ: cho vay các ngành, nghề khác nhau, các thành phần kinh tế, các hình thức vay từng lần, hạn mức, thấu chi,…
Đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư:
Giữa đa dạng hóa danh mục cho vay chỉ có thể đạt hiệu quả trên cơ sở có sự gắn kết với danh mục đầu tƣ. Trong điều kiện của Chi nhánh muốn đa dạng hóa lĩnh vực đầu tƣ có hiệu quả và an toàn, cần có chiến lƣợc kinh doanh lâu dài ổn định dựa trên những định hƣớng chủ yếu sau:
- Bám sát định hƣớng tín dụng và những lĩnh vực khuyến khích đầu tƣ của của ngành, Agribank trong giai đoạn tới để xây dựng kế hoạch, lĩnh vực cần đầu tƣ phù hợp.
- Trên cơ sở định hƣớng hoạt động tín dụng của Agribank, đồng thời với thực tế, thuận lợi khó khăn trên địa bàn để xác định lĩnh vực đầu tƣ. Đối với các khu vực, địa bàn có thuận lợi về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cần có định hƣớng phát triển đầu tƣ theo hƣớng mở rộng cho vay đối với lĩnh vực công nghiệp chế biến, các loại hình dịch vụ phục vụ xuất khẩu hàng nông sản và cho vay đối với các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu có thị trƣờng ổn định, doanh nghiệp sản xuất hàng trong nƣớc có sức cạnh tranh.