Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về nuôi connuôi của Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về nuôi con nuôi ở việt nam (Trang 83 - 90)

3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về nuôi connuôi

3.2.1.Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về nuôi connuôi của Việt Nam

Thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP theo hướng: Loại bỏ những cản trở trong công tác nuôi con nuôi, cụ thể như:

* Về điều kiện nuôi con nuôi

Với mục đích nhằm mang lại quyền lợi tốt nhất cho người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, trong môi trường gia đình mới tốt hơn. Vì vậy, pháp luật về nuôi con nuôi cần có các quy định rõ ràng, chặt chẽ hơn đối với điều kiện để nuôi con nuôi.

Trước hết, sửa đổi quy định về độ tuổi được nhận làm con nuôi cho thống nhất là quy định “trẻ dưới 18 tuổi được làm con nuôi”. Ngoài ra cần kèm theo các điều kiện khác nữa để tránh việc lợi dụng trẻ cho những mục đích không tốt của người nhận nuôi trẻ. Với việc sửa đổi như vậy đồng nghĩa là tất cả trẻ em từ 18 tuổi trở xuống đều được làm con nuôi chứ không chỉ riêng làm con nuôi của cha dượng, mẹ kế, cô, dì ,chú, bác. Có thể nói với quy định này nhằm tăng độ tuổi nhận con nuôi giúp cho trẻ em có thêm khả năng được nhận làm con nuôi. Bởi vì theo BLDS 2015 người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi mà pháp luật nuôi con nuôi chỉ dừng lại điều kiện độ tuổi của con nuôi ở độ tuổi 16 thì trẻ từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi sẽ phải làm như thế nào khi cần giao dịch dân sự liên quan đến động sản và bất động sản mà trẻ chưa thành niên và không có người đại diện theo pháp luật? Cùng với quy định trẻ dưới 18 tuổi được làm con nuôi thì cần có các điều kiện kèm theo nhằm tránh dẫn đến hiện tượng vì mục đích cá nhân mà không nhằm xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi. Ví dụ, việc cho trẻ em làm con nuôi của người thân trong nhà để hưởng

73

lợi từ tài sản của người thân đó, nhưng thực chất trẻ được nhận nuôi vẫn đang sống chung với cha mẹ đẻ. Có thể thấy, quy định như vậy là cần thiết và phù hợp với bản chất của việc nuôi con nuôi như hiện nay. Vì vậy, pháp luật nên bổ sung thêm các điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi.

Đồng thời, cần quy định thêm cơ sở cụ thể để xác định điều kiện kinh

tế, chỗ ở, tư cách đạo đức của người nhận nuôi. Việc đủ điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi, có đạo đức tốt hiện vẫn chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết như thế nào là đủ điều kiện này. Việc chứng minh đủ điều kiện về tài chính, chỗ ở cần được quy định rõ ràng hơn, chi tiết hơn ví dụ như quy định trong hồ sơ nộp đăng ký xin nuôi con nuôi cần có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, có sở hữu nhà ở, nguồn thu nhập hằng tháng ổn định: giấy xác nhận hợp đồng lao động với mức lương hàng tháng hoặc giấy phép kinh doanh, thu nhập khác từ việc cho thuê tài sản, sổ tiết kiệm có thể chứng minh số tiền đó đủ để nuôi dưỡng một đứa trẻ,… Ngoài ra, xét điều kiện về hơn con nuôi 20 tuổi trở lên của người nhận con nuôi, tuy pháp luật Việt Nam quy định sự chênh lệch tối thiểu về độ tuổi giữa người được nhận nuôi và người nhận nuôi. Nhằm đảm bảo được người nhận con nuôi sẽ đủ năng lực hành vi dân sự cũng như hoàn thiện về tâm sinh lý và đảm bảo đủ về khả năng tài chính để có thể nuôi một đứa trẻ có điều kiện sống tốt, đảm bảo được truyền thống gia đình, giúp cho cả cha mẹ nuôi và con nuôi có cách cư xử đúng mực với nhau. Nhưng vấn đề đặt ra rằng khi pháp luật nuôi con nuôi không quy định độ tuổi của người nhận con nuôi cũng như không quy định độ chênh lệch tuổi tối đa như vậy có đảm bảo hay không? Khi không có quy định về điều kiện đó thì người nhận nuôi con nuôi có thể là người độc thân hoặc vợ chồng đã lớn tuổi, khoảng cách thế hệ quá lớn, sức khỏe, khả năng chăm sóc, giáo dục cũng không đảm bảo để có thể nuôi nấng một đứa bé, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của đứa bé.

74

Ngoài ra cũng cần giới hạn độ tuổi tối đa của người nhận nuôi con nuôi ở mức 60 tuổi để đảm bảo khả năng chăm sóc, giáo dưỡng tốt nhất cho con nuôi đồng thời tránh sự cách biệt tuổi tác quá lớn giữa cha mẹ nuôi và con nuôi gây khó khăn trong việc hình thành mối quan hệ cha, mẹ, con. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định của Luật người cao tuổi.

* Về hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi

- Việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận thì sẽ phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi như con đẻ và cha mẹ đẻ. Quan hệ nuôi con nuôi được xác lập thì người con nuôi có địa vị pháp lý ngang bằng với con đẻ, theo đó con nuôi có đầy đủ quyền và nghĩa vụ với cha mẹ nuôi cũng như các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi. Do đó, theo quan điểm của cá nhân thì khoản 1 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi được hiểu như sau: nếu giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi không có thỏa thuận gì khác thì việc nuôi con nuôi có hiệu lực làm chấm dứt các quyền và nghĩa vụ giữa người con với cha mẹ đẻ và gia đình huyết thống, đồng thời làm phát sinh đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, giữa con nuôi với các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi như con đẻ của người nhận nuôi, trong đó bao gồm quyền thừa kế. Vì vậy, để quy định về hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi rõ ràng và cụ thể hơn, áp dụng thống nhất trong thực tế thì có thể quy định hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi trong hai trường hợp sau:

+ Trường hợp có sự thỏa thuận giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi: Sự thỏa thuận này bao gồm cả hai hướng: chấm dứt hoặc giữ lại toàn bộ hay một phần quyền và nghĩa vụ giữa các bên chủ thể có liên quan. Sự thỏa thuận này trên tinh thần tôn trọng quyền lựa chọn của các bên, không ép buộc, nhằm mục đích xác định rõ quyền và nghĩa vụ giữa các bên chủ thể có liên quan trong quan hệ nuôi con nuôi, tránh những tranh chấp về sau này khi quan hệ nuôi con nuôi phát sinh, nhất là quan hệ thừa kế của con nuôi đối với tài sản của

75

cha mẹ đẻ.

+ Trường hợp không có sự thỏa thuận giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi: Khi quan hệ nuôi con nuôi được xác lập thì quan hệ giữa người con đã cho làm con nuôi với cha mẹ đẻ và gia đình huyết thống chấm dứt toàn bộ, kể cả quan hệ thừa kế. Con nuôi sẽ được hưởng đầy đủ các quyền và nghĩa vụ trong gia đình cha mẹ nuôi, gồm cả quan hệ với các thành viên khác của của gia đình cha mẹ nuôi như con đẻ của người nhận nuôi, kể cả quyền thừa kế theo luật. Lúc này địa vị pháp lý của con nuôi sẽ đồng nhất với địa vị pháp lý của con đẻ người nhận nuôi.

- Luật Nuôi con nuôi không có quy định nào về việc con liệt sĩ, con thương binh, con của người có công với cách mạng được người khác nhận làm con nuôi có tiếp tục được hưởng mọi quyền lợi của con liệt sĩ, con thương binh, con của người có công với cách mạng như tại khoản 2 Điều 74 Luật HN&GĐ năm 2000 hay không dẫn tới việc áp dụng trong thực tiễn gặp nhiều khó khăn. Để bảo đảm quyền lợi của các bên chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi, cũng như áp dụng pháp luật thống nhất để giải quyết tranh chấp khi phát sinh thì cần có quy định cụ thể và thống nhất về vấn đề này. Luật Nuôi con nuôi cần quy định rõ như đoạn 2 Điều 74 Luật HN&GĐ năm 2000.

- Quy định của Luật Nuôi con nuôi về quan hệ giữa con nuôi với các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi chưa cụ thể, rõ ràng, còn tạo ra những luồng quan điểm khác nhau dẫn đến những vướng mắc, không thống nhất trong quá trình áp dụng trong thực tế. Bảo đảm mục đích tốt đẹp của Luật Nuôi con nuôi vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình trọn vẹn, Luật Nuôi con nuôi cần quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ giữa người con nuôi với các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi và có sự thống nhất với các văn bản pháp luật có liên quan. Con nuôi có đầy đủ

76

quyền và nghĩa vụ quy định tại Chương VI Luật Nuôi con nuôi với các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi, cũng như nghĩa vụ cấp dưỡng và quyền thừa kế với các thành viên trong gia đình cha mẹ nuôi.

Về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, như đã phân tích ở phần trên, Việt Nam đã chấp nhận toàn bộ nội dung của hệ quả pháp lý phát sinh từ việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở các nước là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi, bao gồm cả việc chấm dứt hoàn toàn mối quan hệ pháp lý tồn tại trước đó giữa cha mẹ đẻ và trẻ em, trong đó có cả quan hệ thừa kế theo pháp luật,16

trong khi quy định pháp luật của Việt Nam vẫn coi con nuôi thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Ngoài ra, nếu không quy định xác định luật áp dụng đối với hệ quả của việc nuôi con nuôi nước ngoài thì việc xác định hệ quả của việc nuôi con nuôi cũng không chắc chắn. Vì vậy, cần thiết phải bổ sung quy định xác định luật áp dụng đối với hệ quả của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em Việt Nam cũng như trẻ em được nhận làm con nuôi ở nước ngoài dễ dàng có được địa vị pháp lý hợp pháp và đầy đủ tại nước nơi trẻ em thường trú sau khi được nhận làm con nuôi.

Bảo đảm thuận lợi cho người dân và tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính như đơn giản hóa hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam của tổ chức CNNNg; bổ sung thêm quy định nhằm tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu Văn phòng CNNNg, khi xem xét việc gia hạn giấy phép cho tổ chức CNNNg sẽ tiến hành đánh giá lại năng lực của người đứng đầu Văn phòng CNNNg tại Việt Nam; quy định cụ thể việc hỗ trợ, tiếp nhận, quản lý, sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo, các khoản tặng cho tự nguyện của tổ chức CNNNg hoặc cha mẹ nuôi nước ngoài đối với cơ sở trợ giúp xã hội bảo đảm

16 Nguyễn Công Khanh, Giải quyết xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền về nuôi con nuôi có yếu tố

nước ngoài trong tư pháp quốc tế, Kỷ yếu hội thảo “Một số vấn đề thực tiễn về quan hệ nhân thân và tài sản trong tư pháp quốc tế”; Bản dịch Nhà Pháp luật Việt-Pháp, 2005, tr. 39

77

phù hợp với nguyên tắc của Công ước La Hay và hướng dẫn của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế. Sửa đổi Thông tư số 21/2011/TT-BTP theo hướng: Sửa mẫu báo cáo tình hình hoạt động của Văn phòng CNNNg nhằm tách bạch rõ các khoản thu, chi tài chính của các tổ chức CNNNg tại Việt Nam, bảo đảm tính giải trình của các khoản chi phí về nuôi con nuôi; nghiêm cấm tổ chức CNNNG trực tiếp liên hệ với cơ sở trợ giúp xã hội để xác định trẻ em cho làm con nuôi.

* Về chấm dứt nuôi con nuôi

- Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi.

Việc nuôi con nuôi được xác lập là nhằm tìm cho trẻ em một gia đình tốt đẹp vì lợi ích của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Khi nhận trẻ em làm con nuôi, người nhận con nuôi phải đảm bảo các điều kiện do luật quy định để có thể bảo đảm việc nuôi dạy trẻ một cách tốt nhất. Chính vì thế, khi cha mẹ nuôi gặp phải hoàn cảnh khó khăn, lâm vào tình trạng không đủ khả năng, điều kiện để tiếp tục nuôi dưỡng con nuôi thì có thể đây được coi là căn cứ để chấm dứt việc nuôi con nuôi. Và khi đó cần có biện pháp để tìm cho trẻ một môi trường sống phù hợp. Do đó, cần quy định thêm căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi trong điều luật, đó là: “cha mẹ nuôi gặp sự cố bất ngờ về sức khoẻ, gia đình, xã hội, dẫn đến mất điều kiện và khả năng thực tế để đảm bảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

việc nuôi con nuôi chưa thành niên”.

- Thủ tục, đường lối giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi.

Pháp luật cần xác định giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi còn có thể là vụ án dân sự, chứ không chỉ là việc dân sự. Mặt khác, chấm dứt việc nuôi con nuôi liên quan trước tiên đến lợi ích nhân thân của các bên, mà trong quan hệ HN&GĐ, quyền nhân thân là cơ sở để có các quyền khác, nên cần được giải quyết một cách cẩn trọng. Hoà giải là thủ tục cần thiết để tạo ra khả năng hàn gắn tình cảm cha mẹ và con, bảo đảm được lợi ích chính đáng của

78

các bên khi giải quyết các vụ việc yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.

Về đường lối giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi cần phân biệt hai trường hợp. Đối với con nuôi chưa thành niên thì cần quan tâm bảo vệ lợi ích của con nuôi, nên chỉ giải quyết chấm dứt nuôi con nuôi vì lợi ích của người con nuôi chưa thành niên. Trường hợp con nuôi đã thành niên, chấm dứt việc nuôi con nuôi cần bảo vệ lợi ích chính đáng của cha mẹ nuôi, nhất là khi cha mẹ nuôi đã già yếu, không còn khả năng lao động. Vấn đề này cần được quy định cụ thể để thống nhất trong thực tiễn xét xử - dưới hình thức Nghị quyết hướng dẫn xét xử của Toà án nhân dân tối cao áp dụng một số quy định của Luật Nuôi con nuôi.

* Về huỷ việc nuôi con nuôi

Pháp luật hiện hành vẫn chưa có sự phân biệt giữa huỷ nuôi con nuôi với chấm dứt việc nuôi con nuôi.Vì thế cần có chế định quy định cụ thể về việc huỷ nuôi con nuôi.

Thứ nhất, liên quan đến các căn cứ huỷ việc nuôi con nuôi. Về lý thuyết, hủy việc nuôi con nuôi là hậu quả của sự vô hiệu của việc nuôi con nuôi. Bởi vậy, hủy việc nuôi con nuôi nếu có một trong các căn cứ như sau:

- Có sự vi phạm một trong những điều kiện đối với người nhận con nuôi. Cụ thể: người nhận con nuôi không có năng lực hành vi dân sự; người nhận con nuôi chênh lệch so với con nuôi dưới 20 tuổi; người nhận con nuôi không có điều kiện kinh tế, sức khoẻ, chỗ ở để đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.

- Có sự vi phạm điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi. Chẳng hạn, người được nhận làm con nuôi trên 16 tuổi nhưng không thuộc trường hợp được cha dượng, mẹ kế hoặc cô, dì, chú, bác, cậu ruột nhận làm con nuôi; đã được nhận làm con nuôi và quan hệ nuôi con nuôi này chưa chấm dứt.

79

- Không có sự đồng ý của các bên về việc cho nhận nuôi con nuôi. - Vi phạm các hành vi cấm tại Điều 13 Luật Nuôi con nuôi.

- Có sự vi phạm trình tự, thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi.

Thứ hai, về thẩm quyền và quyền yêu cầu huỷ việc nuôi con nuôi: Theo

quy định của pháp luật nuôi con nuôi hiện nay, Toà án là cơ quan giải quyết

Một phần của tài liệu Pháp luật về nuôi con nuôi ở việt nam (Trang 83 - 90)