Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật nuôi connuôi

Một phần của tài liệu Pháp luật về nuôi con nuôi ở việt nam (Trang 81 - 83)

Luật Nuôi con nuôi số 52/2010/QH được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Kể từ khi Luật có hiệu lực thi hành cho đến nay, việc giải quyết nuôi con nuôi đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Việc nuôi con nuôi trong nước và nước ngoài được thực hiện trên tinh thân nhân đạo và tự nguyện xác lập quan hệ cha mẹ con nuôi lâu dài, bền vững bảo đảm cho trẻ em được nhận làm con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trong môi trường gia đình yêu thương và ổn định.

Tuy nhiên, kể từ khi Luật có hiệu lực thi hành, bối cảnh thực hiện đã có những thay đổi quan trọng. Ở trong nước, sau Hiến pháp năm 2013, Quốc hội đã ban hành nhiều văn bản QPPL quan trong như Luật HNGĐ năm 2014, Luật hộ tịch năm 2014, Luật trẻ em năm 2016. Trên phương diện quốc tế, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên CQLH ngày 29 tháng 5 năm 1993 vể bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế.

Sau hơn 9 năm thi hành, Luật nuôi con nuôi đã bộc lộ những tồn tại hạn chế nhất định, dẫn đến thực trạng còn một số lượng lớn trẻ em có HCĐB ở CSND không được tìm gia đình thay thể ở trong nước; chưa đảm bảo thực hiện chính sách ưu tiên nuôi con nuôi trong nước; việc giải quyết nuôi con nuôi có YTNN còn gắn với các khoản hỗ trợ cho tặng của cha mẹ nuôi nước ngoài hoặc tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Qua phân tích ở trên thì một trong những nguyên nhân chính là Luật Nuôi con nuôi còn có tồn tại, hạn chế. Cụ thể như sau:

71

- Luật nuôi con nuôi vẫn còn cho phép người nhận con nuôi trực tiếp đi tìm kiếm trẻ em có HCĐB được cho làm con nuôi, chưa có quy định về việc xác nhận trẻ em đủ điều kiện là con nuôi trong nước, về việc đánh giá và cấp giấy xác nhận người nhận con nuôi đủ điều kiện nuôi con nuôi trong nước, thiếu sự liên thông giữa các biện pháp CSTT và nuôi con nuôi; chưa có tổ chức con nuôi trong nước;

- Luật nuôi con nuôi vẫn cho phép người nước ngoài nhận đích danh trẻ em ở CSND làm con nuôi. Việc nhận đích danh trẻ em có HCĐB làm con nuôi dẫn đến sự tiếp xúc trực tiếp giữa người nước ngoài với người nuôi dưỡng trẻ em. Thủ tục giải quyết đó chưa phù hợp với Điều 29 của CƯLH, đồng thời chưa tạo cơ chế kiểm soát giữa các cơ quan trung ương của Nước nhận và Nước gốc theo Điều 17 cả Công ước.

Việc giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài chưa có sự tham gia của đội ngũ cán bộ liên ngành làm công tác xã hội, gia đình, tâm lý và sức khỏe tham gia giải quyết việc nuôi con nuôi trong nước và nước ngoài nhằm tư vấn cho cha, mẹ đẻ, người giám hộ và trẻ em trước khi đưa ra quyết định cho trẻ em làm con nuôi. Quyết định nuôi con nuôi trong nước và nước ngoài mới chủ yếu dựa trên các điều kiện pháp lý.

Luật nuôi con nuôi còn khuyến khích việc hỗ trợ nhân đạo trong việc giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài trong khi CƯLH quy định việc giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài không được gắn với vấn đề hỗ trợ nhân đạo. Do Luật nuôi con nuôi được ban hành trước khi Việt Nam trở thành thành viên CƯLH nên Luật chưa nội luật hóa phạm vi áp dụng CƯLH, những yêu cầu trình tự thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi quốc tế, vai trò, chức năng của Cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế. Trong bối cảnh này, việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nuôi con nuôi là điều cần thiết nhằm tăng cường thực thi chính sách và pháp luật về nuôi con nuôi Luật và CƯLH.

72

Một phần của tài liệu Pháp luật về nuôi con nuôi ở việt nam (Trang 81 - 83)