1.3. Pháp luật về nuôi connuôi của một số nước trên thế giới
1.3.3. Pháp luật về nuôi connuôi của Trung Quốc
Trung Quốc hiện là một trong những nước cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài nhiều nhất trên thế giới. Số lượng hồ sơ xin con nuôi nộp tại cơ quan
22
trung ương của Trung Quốc tăng nhanh. Số lượng trẻ em có thể được cho làm con nuôi thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu của người xin con nuôi.
Nguồn cơ bản của các quy định về nuôi con nuôi của Trung Quốc
i. Công ước La Hay 1993;
ii. Luật Nuôi con nuôi của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 29/12/1991 và được sửa đổi ngày 04/11/1998;
iii. Nghị định số 15 của Bộ Nội vụ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, sửa đổi các biện pháp đăng ký nuôi con nuôi của người nước ngoài ở nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 12/05/1999.
Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của cả cha, mẹ nuôi và con nuôi trên nguyên tắc công bằng, tự nguyện và không trái đạo đức xã hội.
Việc nuôi con nuôi không được trái với các quy định của Luật kế hoạch hóa gia đình.
Người nước ngoài nhận trẻ em Trung Quốc làm con nuôi phải thực hiện các biện pháp đăng ký phù hợp với Luật nuôi con nuôi của Trung Quốc, tuân theo pháp luật Trung Quốc và các quy định pháp luật liên quan về nuôi con nuôi của nước mà người xin con nuôi cư trú.
Trong trường hợp có mâu thuẫn giữa luật của Trung Quốc và luật của người xin con nuôi cư trú thì các cơ quan, ban ngành của chính phủ hai nước sẽ đàm phán để thống nhất cách giải quyết.
Người nước ngoài xin con nuôi thông qua chính phủ của nước người đó cư trú hoặc tổ chức con nuôi của nước đó được phép hoạt động tại Trung Quốc, gửi hồ sơ đến tổ chức nuôi con nuôi của Trung Quốc.
Sau khi kiểm tra đơn xin nuôi con nuôi, những tờ liên quan của người nước ngoài xin con nuôi và xem xét nguyện vọng của người nước ngoài xin con nuôi, tổ chức nuôi con nuôi của Trung Quốc sẽ lựa chọn trẻ em làm con
23
nuôi thích hợp trong số những trẻ em được Sở Nội vụ của chính quyền nhân dân cấp tỉnh, vùng tự trị hoặc thành phố tự trị dưới sự quản lý trực tiếp của chính quyền trung ương giới thiệu làm con nuôi. Trẻ em đó phải đáp ứng được các yêu cầu quy định tại Luật Nuôi con nuôi và sẽ thông qua chính quyền nước ngoài hoặc cơ quan nuôi con nuôi nước ngoài gửi cho người xin con nuôi thông tin về trẻ em được cho làm con nuôi và người giao trẻ em làm con nuôi.
Nếu người nước ngoài xin con nuôi đồng ý nhận trẻ em đó làm con nuôi thì tổ chức nuôi con nuôi của Trung Quốc sẽ thông báo cho người xin con nuôi đến Trung Quốc để nhận con nuôi, đồng thời cũng báo cho các cơ quan hữu quan như Sở Nội vụ của chính quyền nhân dân tỉnh, vùng tự trị hoặc thành phố tự trị dưới sự quản lý trực tiếp của chính quyền trung ương và gửi cho người giao trẻ em làm con nuôi văn bản thông báo của người nước ngoài đồng ý nhận trẻ em làm con nuôi.
Ở Trung Quốc, trẻ em dưới 14 tuổi có thể được làm con nuôi người nước ngoài nếu thuộc diện: mồ côi, bị bỏ rơi hay gia đình khó khăn không có khả năng nuôi dưỡng.
Một cặp vợ chồng người nước ngoài muốn xin trẻ em Trung Quốc làm con nuôi phải đáp ứng được những điều kiện tương đối ngặt nghèo:
i. Họ phải ở độ tuổi từ 30 đến 50. Nếu nhận trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thì phải từ 30 đến 55 tuổi.
ii. Vợ chồng đang trong thời kỳ hôn nhân thì ít nhất phải kết hôn từ 2 năm trở lên. Nếu đã từng ly hôn (không quá hai lần) thì thời gian kết hôn của họ phải trên 5 năm.
iii. Cả hai vợ chồng đều phải khỏe mạnh, không được mắc các bệnh như:
24
+ Bệnh thần kinh; + Bệnh truyền nhiễm; + Mù;
+ Bệnh hiểm nghèo…
iv. Vợ chồng có nghề nghiệp ổn định. Thu nhập bình quân hàng năm của gia đình đạt 10 000 đô la Mỹ/người, bao gồm cả con nuôi tương lai và giá trị tài sản ròng của gia đình trên 80 000 đô la Mỹ (không bao gồm các khoản phúc lợi như tiền cứu tế, lương hưu, bảo hiểm thất nghiệp…).
v. Vợ chồng đều phải học hết phổ thông trung học trở lên hoặc đã được đào tạo tại trường dạy nghề hoặc tương đương.
vi. Trong gia đình có không quá 5 trẻ em và trẻ nhỏ nhất phải trên 1 tuổi (không áp dụng đối với việc nhận trẻ em cần được chăm sóc đặc biệt).
vii. Cả hai vợ chồng đều chưa bị kết án hình sự, là những người trung thực, có tư cách đạo đức tốt, tuân thủ pháp luật.
viii. Cả hai vợ chồng không thuộc một trong các trường hợp:
+ Có tiền sử về bạo lực gia đình, lạm dụng tình dục, bỏ rơi hoặc lạm dụng trẻ em;
+ Có tiền sử dùng chất ma túy;
+ Có tiền sử nghiện rượu và thời gian cai nghiện dưới 10 năm.
Nếu một người đàn ông không có vợ xin trẻ em gái làm con nuôi thì ngoài các điều kiện chung cần đáp ứng, người đàn ông này bắt buộc phải hơn con nuôi ít nhất 40 tuổi.
Trong trường hợp người vợ hoặc chồng giao con mình làm con nuôi sau khi người chồng hoặc người vợ kia qua đời thì bố, mẹ đẻ của người chồng, người vợ qua đời được quyền ưu tiên nuôi dưỡng đứa trẻ. Với quy định này thì ông, bà sẽ được quyền ưu tiên nuôi cháu khi cha, mẹ của trẻ em qua đời.
25
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ NUÔI CON NUÔI Ở VIỆT NAM