Khó khăn, vướng mắc trong pháp luật điều chỉnh nuôi connuôi ở Việt

Một phần của tài liệu Pháp luật về nuôi con nuôi ở việt nam (Trang 63 - 72)

2.3. Khó khăn, vướng mắc trong nuôi connuôi ở Việt Nam và nguyên nhân

2.3.1.Khó khăn, vướng mắc trong pháp luật điều chỉnh nuôi connuôi ở Việt

2.3.1. Khó khăn, vướng mắc trong pháp luật điều chỉnh nuôi con nuôi ở Việt Nam Việt Nam

* Nhận thức chưa đúng về vấn đề con nuôi

Một trong những bất cập, tồn tại cơ bản là sự nhận thức chưa đúng về vấn đề nuôi con nuôi, về tính nhân đạo, nhân văn và vấn đề pháp lý có liên quan. Một quyết định không được cân nhắc kỹ lưỡng, thiếu chính xác, một

53

hành vi thiếu tính nhân đạo, với mục đích trục lợi sẽ gây hậu quả đối với trẻ em, người nhận nuôi con nuôi. Nhận thức không đúng đắn về vấn đề nuôi con nuôi có thể dẫn đến việc một cá nhân có thể góp phần làm sai lệch giấy tờ về nguồn gốc của trẻ; một công chức nhà nước hoặc một cán bộ có chức quyền ở địa phương có thể tiếp tay cho những hành vi trục lợi liên quan đến việc đạo diễn cho trẻ làm con nuôi, xâm hại đến các quyền và lợi ích cơ bản của trẻ em, gây ra hậu quả lớn cho xã hội.

Đối với trẻ bị bỏ rơi được nhận làm con nuôi thì việc điều tra nguồn gốc trẻ được tiến hành trước khi công bố và điều quan trọng là có thông tin rõ ràng về nguồn gốc và thực trạng của trẻ. Tuy nhiên trên thực tế việc tiến hành xác minh phụ thuộc vào nơi đứa trẻ bị bỏ rơi và các chi tiết để lại mà việc này hầu như khó thực hiện. Đây là vấn đề đáng được quan tâm, nhất là khi số trẻ bị bỏ rơi không để lại dấu vết chiếm tỷ lệ lớn trong các trường hợp bị bỏ rơi ở Việt Nam.

Theo quy định thì việc điều tra nguồn gốc của một trẻ bị bỏ rơi trên đường phố, ở cơ sở nuôi dưỡng hay ở nơi nào đó thì công an địa phương chịu trách nhiệm điều tra nguồn gốc đứa trẻ. Tuy nhiên, nhiệm vụ của cơ quan công an chỉ hạn chế ở việc cùng phối hợp với chính quyền địa phương xác nhận trẻ bị bỏ rơi tại một thời điểm nào đó với lời khai của người tìm ra trẻ bị bỏ rơi. Do việc thiếu nhất quán trong quy trình điều tra và thiếu rõ ràng về trách nhiệm của từng cơ quan nên việc tìm ra nguồn gốc của trẻ bị bỏ rơi không đảm bảo yêu cầu.

Việc thông báo trên các phương tiện đại chúng sau khi tìm được trẻ bỏ rơi cũng chỉ mang tính hình thức hơn là phương tiện có hiệu quả để gây sự chú ý của cha mẹ đẻ hoặc những người khác về đứa trẻ bị bỏ rơi. Thông báo không được phát trong cả nước mà chỉ thu gọn trong tỉnh nên dường như có rất ít người biết, tính thực tế và hiệu quả của việc làm này đang còn là một vấn đề.

54

cơ sở nuôi dưỡng chịu trách nhiệm lập hồ sơ, danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế xin ý kiến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi gửi cho Sở Tư pháp để thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em trong phạm vi địa bàn tỉnh theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 15 của Luật Nuôi con nuôi. Người có nhu cầu nhận nuôi con nuôi có thể đăng ký nhu cầu nhận con nuôi tại Sở Tư pháp. Tuy nhiên, cho đến nay tại một số tỉnh thành phố vẫn chưa lập được danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế (mặc dù trẻ em đã và đang được các Trung tâm, cơ sở nuôi dưỡng chăm sóc rất nhiều) và cũng không có trường hợp nào đăng ký nhu cầu nhận con nuôi. Thực tế cho thấy người có nhu cầu nhận trẻ em làm con nuôi trong nước thường tự tìm trẻ hoặc thông qua người quen giới thiệu trẻ, nhận nuôi trẻ một thời gian sau đó mới làm thủ tục đăng ký, do đó gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc xác minh nguồn gốc trẻ.

Quy định trên của pháp luật là hoàn toàn phù hợp, nhưng để thực hiện tốt trên thực tế thì cần phải có sự nỗ lực, phối kết hợp từ các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình tuyên truyền, vận động, thực hiện pháp luật. UBND tỉnh phải ban hành văn bản chỉ đạo cụ thể cho các cơ quan quản lý nhà nước chỉ đạo các cơ sở nuôi dưỡng thực hiện nay việc lập danh sách trẻ em và có thể đưa ra biện pháp chế tài nếu không thực hiện tố nhiệm vụ được giao. Để người đứng đầu các tổ chức nuôi dưỡng nhận thức được tầm quan trọng của việc lập danh sách trẻ em đang sống tại các cơ sở nuôi dưỡng cần tìm gia đình thay thế; những trẻ em này có cơ hội được nhận làm con nuôi, được sống trong môi trường gia đình; để các cá nhân có mong muốn nhận con hiểu và biết địa điểm để liên hệ xin nhận con nuôi.

* Cố tình làm sai lệch nguồn gốc trẻ

Nguồn gốc trẻ thiếu minh bạch sẽ dẫn đến sự trục lợi và vi phạm các quyền và lợi ích cơ bản của trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh. Có tình trạng một số

55

trường hợp trẻ em có cha, mẹ đẻ nhưng gia đình khó khăn hoặc vì lý do khách quan nào đó nên không thể nuôi dưỡng trẻ đã đưa trẻ vào các cơ sở nuôi dưỡng, nhưng không làm đúng thủ tục, quy trình và hợp thức hóa bằng cách làm các giấy tờ của trẻ bị bỏ rơi cho thuận tiện. Sự thông đồng giữa một số cá nhân với cán bộ có chức quyền ở cấp xã để làm sai lệch nguồn gốc của trẻ đã làm phức tạp thêm tình hình nuôi con nuôi, dẫn đến khó kiểm soát về nguồn gốc trẻ.

* Hạn chế về kiến thức pháp luật của người dân

Song song với việc hoàn thiện các văn bản pháp luật về nuôi con nuôi, thì việc tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật đối với người dân luôn luôn được đặt ra. Trong những năm qua mặc dù công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đối với người dân đã được quan tâm và đầu tư một cách tích cực. Tuy nhiên cách thức tuyên truyền ở mỗi địa phương là khác nhau, có nơi làm tích cực, nhưng cũng có nơi thực hiện một cách hình thức, cho có lệ, trong khi đó vấn đề tuyên truyền, giáo dục pháp luật lại có vai trò và ý nghĩa to lớn không chỉ hiện tại mà cho cả tương lai. Sự tồn tại vấn đề nuôi con nuôi thực tế mà không đăng ký đã phản ánh việc tuyên tuyền pháp luật chưa thực sự đến với người dân.

Trong quá trình đăng ký việc nuôi con nuôi tại địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc xác định nguồn gốc trẻ đối với trẻ em bị bỏ rơi. Xuất phát từ sự nhận thức và thiếu hiểu biết pháp luật nên khi người dân phát hiện và nhận trẻ bị bỏ rơi về nuôi dưỡng đã không báo cho chính quyền địa phương nơi trẻ em bị bỏ rơi để lập biên bản xác định tình trạng bị bỏ rơi của trẻ, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng như quy định, dẫn đến địa phương nơi trẻ em hiện đang sinh sống không có cơ sở xác định nguồn gốc trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh trước khi thực hiện thủ tục giao nhận con nuôi. Điển hình là các trường hợp nuôi con nuôi thực tế mà chưa đăng ký đang tồn tại tại Thừa

56

Thiên Huế là do sự thiếu hiểu biết pháp luật của người dân nên khi nhận trẻ làm con nuôi đã không thực hiện ngay từ đầu các thủ tục giao nhận con nuôi, chỉ đến khi phát sinh các quan hệ, giao dịch dân sự thông thường mới đi đăng ký, lúc đó các cơ quan có thẩm quyền gặp nhiều khó khăn trong việc điều tra, xác minh và thực hiện các thủ tục để đăng ký nuôi con nuôi theo luật định.

Do số lượng hồ sơ giải quyết việc nuôi con nuôi không nhiều nên theo báo cáo của các địa phương, chủ yếu là vướng mắc trong việc giải quyết nuôi con nuôi đối với trẻ em bị bỏ rơi, hay do mẹ đẻ và người xin con nuôi đều muốn giấu thông tin cá nhân của mình, nên đã tự thỏa thuận với nhau tại Bệnh viện nên người xin trẻ em mang về địa phương nơi cư trú báo Uỷ ban nhân dân cấp xã lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi không đúng theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi nên không có cơ sở để giải quyết.

- Việc quy định Ủy ban nhân dân hoặc Công an xã, phường, thị trấn, nơi trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm lập biên bản và thông báo trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình địa phương để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ được các địa phương thực hiện không thống nhất, có địa phương thông báo trên trạm truyền thanh cấp xã, huyện… đã hạn chế cơ hội tiếp cận thông tin của nhân dân. Việc thông báo, niêm yết tại trụ sở cấp xã hoặc các phương tiện thông tin đại chúng trên toàn tỉnh để tìm cha mẹ nuôi trong nước cho trẻ theo quy định Khoản 2 Điều 15 Luật Nuôi con nuôi, cũng được các địa phương thực hiện một cách hình thức, nên những người có nguyện vọng nhận trẻ em làm con nuôi thực sự không được hưởng quyền lợi này.

Việc kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến, tư vấn cho những người liên quan được giao cho cán bộ tư pháp- hộ tịch cấp xã cũng có nhiều bất cập bởi cán bộ tư pháp- hộ tịch có quá nhiều việc phải làm, đồng thời không đủ khả năng, kỹ năng để thực hiện việc tư vấn cho những người có liên quan. Trong thực tế cán bộ tư pháp- hộ tịch, nhất là cán bộ tư pháp- hộ tịch tại các xã miền núi,

57

vùng sâu, vùng xa, ít được đào tạo, tập huấn, ít có kinh nghiệm, kỹ năng để tư vấn cho các bên về quyền, nghĩa vụ và nhất là hậu quả pháp lý của việc cho nhận con nuôi, nên dẫn đến việc là sau khi được tư vấn các bên vẫn không thể nhận thức đúng đắn về quyền và trách nhiệm của mình. Thậm chí có trường hợp cha mẹ đẻ vẫn hiểu là khi cho con làm con nuôi người khác rồi, nếu muốn vẫn có thể lấy lại con.

- Thông báo tình hình phát triển của con nuôi và theo dõi việc nuôi con nuôi. Vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện, ý thức của cha mẹ nuôi. Một thực tế cho thấy rằng ít có cha mẹ nuôi nào trong nước thực hiện nhiệm vụ này, lý do cơ bản là cha mẹ nuôi không bao giờ hé lộ bí mật về nguồn gốc của con nuôi, không muốn ai biết mối quan hệ trong gia đình họ là quan hệ quan hệ cha mẹ nuôi với con nuôi. Hầu hết chỉ có các cha mẹ nuôi là người nước ngoài mới thực hiện thông báo tình hình phát triển của con nuôi thông qua các Văn phòng con nuôi nước ngoài. Do đó, các cơ quan có thẩm quyền khó có thể theo dõi được chính xác tình hình của con nuôi trong nước.

Về hệ quả pháp lý của nuôi con nuôi. Thực tế cho thấy, khi đã cho con đi làm con nuôi người khác, thì cha mẹ đẻ không còn điều kiện để thực hiện một số quyền, nghĩa vụ đối với người con đó hoặc nếu có thực hiện, thì cũng khó tránh khỏi tranh chấp với cha mẹ nuôi. Do đó, Luật quy định trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ em với cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, thì kể từ thời điểm việc nuôi con nuôi được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng, giáo dục, đại diện theo pháp luật, quản lý, định đoạt tài sản riêng của con. Bởi cùng với việc cho trẻ em làm con nuôi, thì những quyền và nghĩa vụ này đã được “chuyển giao” từ cha mẹ đẻ sang cho cha mẹ nuôi; giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ quyền, nghĩa vụ pháp lý của cha mẹ và con.

Khoản 4 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi quy định cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có quyền thỏa thuận với nhau về một số quyền và nghĩa vụ, tuy nhiên

58

sự thỏa thuận này phải phù hợp với quy định của pháp luật. Bởi về nguyên tắc quyền và nghĩa vụ làm cha mẹ được chuyển từ cha mẹ đẻ sang cha mẹ nuôi kể từ ngày việc nuôi con nuôi được đăng ký (quy định này là cần thiết để tránh sự tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi đối với trẻ). Nhưng không phải tất cả các quyền và nghĩa vụ đều chấm dứt giữa cha mẹ đẻ và con đã cho làm con nuôi, như quyền thừa kế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận thì việc chấm dứt hay tồn tại quyền và nghĩa vụ gì (kể cả quyền thừa kế) giữa cha mẹ đẻ và con đã cho làm con nuôi tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa hai bên trên cơ sở bảo đảm mục đích của việc nuôi con nuôi và vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi. Thực tế nghiên cứu các hồ sơ con nuôi tại Việt Nam cho thấy hầu như giữa cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ với cha mẹ nuôi không có thỏa thuận bằng văn bản hoặc có thỏa thuận thì cũng giao toàn bộ các quyền và nghĩa vụ cho cha mẹ nuôi, chưa có trường hợp nào đề cập đến vấn đề về quyền thừa kế của trẻ. Điều này cho thấy có hai khả năng xảy ra:

Thứ nhất: Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ và cha mẹ nuôi am hiểu

pháp luật và đã thỏa thuận thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Thứ hai: Có khả năng cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ và cha mẹ nuôi

chưa nhận thức được hệ quả pháp lý của việc cho nhận con nuôi, đồng thời không nhận được sự tư vấn đầy đủ từ cơ quan có thẩm quyền nên không biết để thực hiện thỏa thuận trước khi đăng ký việc nuôi con nuôi. Những trường hợp này hai bên cha mẹ có thể không biết được rằng người con nuôi vẫn có quyền thừa kế đối với cha mẹ đẻ.

Do đó, pháp luật cần có quy định cụ thể hơn khi cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ với cha mẹ nuôi không có thỏa thuận khác về các quyền và nghĩa vụ

59

pháp lý khi thực hiện quan hệ nuôi con nuôi thì các quyền và nghĩa vụ giữa trẻ đã cho làm con nuôi với gia đình gốc hoàn toàn chấm dứt, kể cả quyền thừa kế theo pháp luật, nhằm tránh xảy ra tranh chấp về sau.

* Về điều kiện nuôi con nuôi

Xét về độ tuổi của người được nhận làm con nuôi. Theo như pháp luật nuôi con nuôi quy định thì người được nhận làm con nuôi là trẻ em dưới 16 tuổi nhưng theo pháp luật dân sự thì người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi và người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Vậy tại sao có sự chênh lệch về độ tuổi như vậy trong khi độ tuổi của người được nhận làm con nuôi là 16 tuổi mà độ tuổi của người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi và khi đủ từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể tự mình xác lập các giao dịch dân sự trừ các giao dịch liên quan đến bất động sản và động sản?

Người nhận nuôi con nuôi phải có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi. Việc đủ điều kiện kinh tế, tài chính và phải chứng minh được có tài sản, có thu nhập để đảm bảo cho trẻ một môi trường sống ổn định. Cùng đó thì người nhận con nuôi cũng phải dành ra quỹ thời gian để quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ, chơi đùa cùng trẻ, có tư cách đạo đức tốt. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chưa có quy

Một phần của tài liệu Pháp luật về nuôi con nuôi ở việt nam (Trang 63 - 72)