Pháp luật nuôi connuôi tại Pháp

Một phần của tài liệu Pháp luật về nuôi con nuôi ở việt nam (Trang 31 - 32)

1.3. Pháp luật về nuôi connuôi của một số nước trên thế giới

1.3.2.Pháp luật nuôi connuôi tại Pháp

Pháp là nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi đứng thứ hai trên thế giới (sau Hoa Kỳ) và chiếm vị trí số một tại Châu Âu. Một trong những nước mà Pháp xin nhận con nuôi nhiều nhất chính là Việt Nam. Tính từ khi Hiệp định năm 2001 về hợp tác nuôi con nuôi giữa Việt Nam và Pháp có hiệu lực, hơn 2000 trẻ em Việt Nam trên tổng số 5876 trẻ em đã được công dân Pháp nhận làm con nuôi. Tính đến nay, danh sách chờ xin con nuôi ở Việt Nam của riêng cơ quan con nuôi AFA - Pháp là khoảng 2200 hồ sơ.

Nguồn cơ bản của các quy định về nuôi con nuôi quốc tế của Pháp

i. Công ước La Hay 1993;

i. Hiệp định định hợp tác về nuôi con nuôi giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Pháp;

ii. Đạo luật ngày 6-2-2001 về giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Đạo luật quy định về nuôi con nuôi và các hệ quả tại Pháp của các quyết định nuôi con nuôi nước ngoài. Các quy định về xung đột pháp luật của Pháp đã được xây dựng theo hướng của các án lệ Pháp, do Tòa Giám đốc thẩm tuyên, trong đó có hai phán quyết nổi tiếng là phán quyết Pistre và Torlet, đưa ra quy phạm xung đột pháp luật về nuôi con nuôi nước ngoài.

Nguyên tắc chung của việc nhận nuôi con nuôi nước ngoài

Nguyên tắc chủ yếu là xác định luật áp dụng đối với các điều kiện liên

9

21

quan đến người xin nhận con nuôi và luật áp dụng đối với các điều kiện liên quan đến trẻ em nước ngoài được nhận làm con nuôi. Theo quy định của Điều 370-3 đạo luật năm 2001, việc nuôi con nuôi phải tuân thủ các điều kiện quốc gia của người xin nhận con nuôi. Trong trường hợp hai vợ chồng nhận con nuôi thì phải tuân thủ các quy định của luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng. Việc nuôi con nuôi của hai vợ chồng sẽ không được thực hiện nếu pháp luật quốc gia của hai vợ chồng cấm đoán việc nuôi con nuôi. Ngoài ra,việc xin nhận con nuôi (trẻ vị thành niên) cũng không được thực hiện nếu như pháp luật của trẻ em nước ngoài cấm đoán việc nuôi con nuôi, trừ trường hợp trẻ em đó được sinh ra và sống tại Pháp.

Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi nước ngoài được thực hiện tại Pháp chính là hệ quả theo pháp luật của Pháp. Nếu như quyết định nuôi con nuôi đã được tuyên ở nước ngoài thì việc nuôi con nuôi sẽ phát sinh hệ quả pháp lý của một trong hai hình thức: (i) nuôi con nuôi đơn giản hoặc (ii) nuôi con nuôi trọn vẹn. Tòa án Pháp sẽ căn cứ vào ý kiến đồng ý của người có thẩm quyền cho trẻ em làm con nuôi để tuyên bố hình thức nhận con nuôi (Điều 370-4 và Điều 370-5 Đạo luật ngày 06-02-2001).

Thủ tục xin nhận con nuôi nước ngoài

Ở Pháp thủ tục xin nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi được chia thành hai loại:

i. Đối với trẻ em của những nước là thành viên của Công ước La Hay 1993 thì áp dụng thủ tục theo quy định của công ước.

ii. Các trường hợp còn lại sẽ không tuân theo thủ tục quy định tại Công ước La Hay 1993.

Một phần của tài liệu Pháp luật về nuôi con nuôi ở việt nam (Trang 31 - 32)