Kiến nghị về lập pháp

Một phần của tài liệu Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất qua thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân quận hồngbbàng, thành phố hải phòng (Trang 71 - 73)

3.2. Những kiến nghị liên quan

3.2.1.Kiến nghị về lập pháp

Về cơ bản, các nội dung về xử lý tài sản thế chấp là QSDĐ đã đƣợc pháp luật hiện hành ghi nhận và liên tục sửa đổi, bổ sung và ban hành mới trong thời gian qua. Do vậy, khung pháp lý đã tƣơng đối toàn diện và đầy đủ

19

Quyết định Thi hành án số 45/2013/QĐ-THADS ngày 18/5/2013 của Chi cục Thi hành án quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng

65

để góp phần đảm bảo an toàn hơn cho các chủ thể tham gia quan hệ, đồng thời cũng đƣợc đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích của các bên.

Mặc dù đã đạt đƣợc nhiều thành tựu, song trong quá trình áp dụng trong thực tiễn đã chứng tỏ hệ thống pháp luật về xử lý tài sản thế chấp là QSDĐ còn bộc lộ nhiều bất cập, mâu thuẫn, gây nhiều khó khăn, vƣớng mắc trên thực tế. Cơ chế xử lý QSDĐ thế chấp còn gò bó và xa rời thực tế, do đó, làm giảm hiệu quả của việc thực thi trên thực tế. Ngoài ra, trong quá trình xử lý tài sản thế chấp là QSDĐ các bên cũng hầu nhƣ không nhận đƣợc sự hỗ trợ và phối hợp tích cực từ phía các cơ quan chức năng, khiến công tác thực thi pháp luật vừa khó khăn, vừa giảm hiệu quả.

Do đó, Bộ luật Dân sự nên có quy định để bảo vệ quyền lợi của bên bảo đảm là cá nhân.

Trong nhiều trƣờng hợp, bên bảo đảm không đƣợc chuẩn bị đầy đủ kiến thức và hiểu biết khi tham gia vào quan hệ tín dụng và bảo đảm, nhiều khi chỉ là do cả tin, cho bạn bè, họ hàng “mƣợn” tài sản khi tài sản đang nhàn rỗi không sử dụng vào việc gì, chỉ đến khi tài sản bảo đảm bị xử lý do bên vay không trả đƣợc nợ thì lúc đó mới biết hậu quả pháp lý của việc bảo đảm của mình. Bộ luật Dân sự nên có quy định để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của bên bảo đảm là cá nhân, chẳng hạn nhƣ công nhận quyền của bên bảo đảm đƣợc yêu cầu bên vay thực hiện hoàn trả cho mình trong phạm vi giá trị tài sản bảo đảm đã bị xử lý hay hoàn trả số tiền mà bên bảo đảm đã trả cho bên nhận bảo đảm trong trƣờng hợp bên bảo đảm nộp tiền để rút lại tài sản bảo đảm.

Thực tế Hợp đồng thế chấp bao gồm rất nhiều điều khoản, khá phức tạp, chứa nhiều quy định và nó thƣờng do các tổ chức tín dụng đƣa ra; bên bảo đảm thƣờng có rất ít cơ hội đƣợc thảo luận về các điều khoản trong Hợp đồng nên trong quan hệ bảo đảm tín dụng này, bên bảo đảm thƣờng là bên yếu thế hơn. Bên cạnh đó, đối với các Hợp đồng đặc biệt mà tài sản bảo đảm có giá trị lớn nhƣ Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất thì pháp luật cũng

66

quy định loại Hợp đồng này bắt buộc phải đƣợc công chứng. Tuy nhiên, có thể thấy khách hàng thƣờng xuyên của các Văn phòng công chứng không phải là bên bảo đảm mà là bên nhận bảo đảm nên sẽ dễ hiểu nếu các Văn phòng công chứng, các Công chứng viên có sự thiên vị, ƣu ái hơn cho các bên nhận bảo đảm (cụ thể là các tổ chức tín dụng) làm cho bên bảo đảm tiếp tục phải nhận thiệt thòi về mình.

Vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên bảo đảm, nhất là khi tài sản bảo đảm là tài sản có giá trị lớn, có ý nghĩa quan trọng với cuộc sống của bên bảo đảm thì phải có các quy định chặt chẽ về nghĩa vụ của bên nhận bảo đảm, ví dụ nhƣ phải giải thích đầy đủ Hợp đồng cho bên bảo đảm, và phải có sự đào tạo, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ Công chứng viên để có thể chắc chắn bên bảo đảm hiểu, chí ít là hậu quả pháp lý của việc ký kết Hợp đồng. Chỉ khi bên bảo đảm hiểu đƣợc hậu quả mà họ có thể phải gánh chịu khi ký kết hợp đồng (một trong số đó là sẽ phải giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý) thì việc ký kết hợp đồng mới thật sự tự nguyện. Hơn nữa, pháp luật cần phải có chế tài mạnh khi phát hiện có việc câu kết giữa Văn phòng công chứng, Công chứng viên với một bên trong Hợp đồng, nhất là Hợp đồng bảo đảm.

Một phần của tài liệu Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất qua thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân quận hồngbbàng, thành phố hải phòng (Trang 71 - 73)