Yếu tố thuộc môi trường vi mô

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp sài gòn chi nhánh khánh hoà với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh khánh hoà (Trang 39 - 42)

4. Chi từ kinh doanh ngoại hố

2.3.1.2.Yếu tố thuộc môi trường vi mô

 Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Do tính chất quan trọng của mình trong nền kinh tế, hoạt động ngân hàng là hoạt động có mức độ cạnh tranh khá cao. Tính đến cuối năm 2011, ở Việt Nam có 2 ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước (ngân hàng phát triển Việt Nam, ngân hàng chính sách xã

hội), 40 ngân hàng thương mại, 06 ngân hàng liên doanh, 14 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động, cạnh tranh nhau trên nhiều mặt. Riêng ở tỉnh Khánh Hòa có 33 TCTD, 3 quỹ tín dụng nhân dân, và 07 ngân hàng có sở hữu của Nhà nước và 25 ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh.

Đối với các ngân hàng trong nước, hiện đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa khối NHTM Nhà nước với khối Ngân hàng TMCP trên lĩnh vực truyền thống của ngân hàng như huy động vốn và cho vay và hiện đang có sự chuyển dịch thị phần từ khối NHTM Nhà nước sang khối ngân hàng TMCP năng động và có chính sách cạnh tranh hợp lý. Hiện nay hoạt động cho vay vẫn là mảng hoạt động chính tại các NHTM Việt Nam với mức bình quân chiếm hơn 50% tổng tài sản.

Ngoài ra, sự cạnh tranh còn diễn ra giữa các ngân hàng trong nước với các ngân hàng nước ngoài. Trong khi các NHTM trong nước cạnh tranh khốc liệt để phát triển tín dụng, chạy đua lãi suất, thì các ngân hàng nước ngoài lại đi sâu phát triển các lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, kinh doanh vốn và thị trường ngoại hối, nghiệp vụ ngân hàng toàn cầu, thanh toán quốc tế và tài trợ chuỗi cung ứng, dịch vụ lưu ký chứng khoán.

Số lượng nhiều, áp lực cạnh tranh mạnh mẽ là nhân tố thúc đẩy các ngân hàng cải tiến quy trình, công nghệ, kỹ thuật… nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân để tồn tại và phát triển trong môi trường tài chính khắc nghiệt. Điều này đặc biệt ý nghĩa đối với các ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ vốn phải chịu không ít áp lực cạnh tranh như Ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Khánh Hoà.

 Sản phẩm thay thế

Dưới sự thay đổi không ngừng của nhu cầu xã hội, sự thay đổi môi trường kinh doanh và bùng nổ về công nghệ… dẫn tới sự xuất hiện của một số sản phẩm, dịch vụ của các tổ chức tín dụng có khả năng cạnh tranh, thay thế các sản phẩm ngân hàng. Chẳng hạn như các công ty bảo hiểm với các sản phẩm mang hơi hướng của những sản phẩm truyền thống của ngân hàng như sản phẩm tiết kiệm với thời gian dài; các công ty tài chính với các sản phẩm tín dụng tiêu dùng… Các trung gian này cung cấp cho khách hàng những sản phẩm mang tính khác biệt và tạo cho

người mua sản phẩm có cơ hội lựa chọn đa dạng hơn, thị trường được mở rộng hơn. Điều này tất yếu sẽ tác động làm giảm đi tốc độ phát triển của các NHTM, thị phần suy giảm.

 Sự xâm nhập - đối thủ tiềm ẩn

Ẩn mình và chờ cơ hội để tham gia vào thị trường là sự xâm nhập của đối thủ tiềm ẩn. Các NHTM mới tham gia vào thị trường có những lợi thế quan trọng như mở ra những tiềm năng mới; có động cơ và mục tiêu giành được thị phần; đã tham khảo kinh nghiệm từ những NHTM đang hoạt động; có được những thống kê đầy đủ và dự báo thị trường… Như vậy, bất kể thực lực của NHTM mới là thế nào thì các NHTM hiện tại đã thấy một mối đe doạ về khả năng thị phần bị chia sẻ; ngoài ra, các NHTM mới có những kế sách và sức mạnh mà các NHTM hiện tại chưa thể có thông tin và chiến lược ứng phó. Việc mở cửa thị trường tài chính theo lộ trình đã cam kết kéo theo những cơ hội cũng như những thử thách đến từ các đối thủ nước ngoài vốn có thế mạnh về nhiều mặt. Lấy ví dụ một số ngân hàng nước ngoài đã tham gia thị trường Việt Nam như : HSBC, ANZ…

Ngoài ra, một đối thủ tiềm ẩn nữa có thể kể đến đó là các tổ chức tín dụng. công ty bảo hiểm… với những sản phẩm thay thế cũng tạo nên một sức ép đáng kể đối với các NHTM.

 Khách hàng

Không chỉ riêng ngành ngân hàng mà đối với các ngành kinh tế khác, khách hàng là một thành phần quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp. Đời sống xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về mặt tài chính của khách hàng ngày càng phong phú và đa dạng. Hướng đến sự thoả mãn đối với khách hàng, tạo ra sự trung thành của khách hàng là mục tiêu mà nhiều ngân hàng đề ra hiện nay. Trong nhiều năm qua, các NHTM luôn nổ lực thực hiện điều này với nhiều chính sách về chăm sóc khách hàng cũng như giành cho khách hàng cũ, khách hàng trung thành nhiều ưu đãi, tiện ích…

 Nhà cung ứng

Các ngân hàng một mặt tạo ra các sản phẩm và dịch vụ để cung ứng cho khách hàng nhưng mặt khác các ngân hàng cũng có những mối liên kết với các nhà cung ứng để nhận nguồn vật tư, trang thiết bị, công nghệ, tài chính… Đặc biệt, các ngân hàng cũng chính là nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho nhau vì hoạt động của ngân hàng mang tính hệ thống và dây chuyền. Một điểm đặc biệt nữa có thể kể đến trong hoạt động của ngân hàng là khách hàng cũng là nhà cung ứng về mặt nguồn vốn kinh doanh cho ngân hàng thông qua sử dụng các sản phẩm tiết kiệm, đầu tư… tại ngân hàng.

Tóm lại, trong 5 yếu tố của môi trường vi mô thì yếu tố nào cũng có sự ảnh hưởng, tác động nhất định đến hoạt động, chiến lược phát triển của các ngân hàng thương mại. Ở trong thời đại mà sự cạnh tranh diễn ra đang ngày càng gay gắt, các ngân hàng thương mại một mặt cần tổ chức hoạt động kinh doanh hiệu quả nhưng mặt khác cũng cần chú trọng đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng bằng nhiều biện pháp để đáp ứng, hoà nhập với xu thế mới.

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp sài gòn chi nhánh khánh hoà với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh khánh hoà (Trang 39 - 42)