Yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp sài gòn chi nhánh khánh hoà với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh khánh hoà (Trang 36 - 39)

4. Chi từ kinh doanh ngoại hố

2.3.1.1.Yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

 Yếu tố chính trị, pháp luật

Ngành ngân hàng là lĩnh vực hoạt động mang tính nhạy cảm đối với các yếu tố chính trị. Sự ổn định về mặt chính trị giúp hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể phát triển ổn định với khả năng huy động ngày càng nhiều nguồn vốn tích luỹ trong dân để đầu tư và phát triển.

Việc hoạt động kinh doanh của các ngân hàng hiện nay chịu sự quản lý, giám sát chặt chẽ từ NHNN, phải tuân theo sự thay đổi trong chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối, tài trợ xuất khẩu, các cam kết đa phương, các quy định về cho vay… Lấy ví dụ việc Chính phủ thực hiện đóng cửa sàn vàng năm 2009 hay thông tư 22 về

hoạt động vàng của NHNN đã ảnh hưởng khá lớn đến các ngân hàng đầu tư sàn vàng và các hoạt động về vàng; hay là bắt đầu từ ngày 13/03/2012, NHNN đưa ra quyết định trần lãi suất huy động 13%, từ ngày 11/04/2012 lãi suất lại tiếp tục giảm xuống còn 12% và đến ngày 28/05/2012 trần lãi suất huy động chỉ còn 11%, điều này tác động khá lớn đến tình hình huy động vốn của các NHTM.

 Yếu tố kinh tế

Yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng lớn và trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các yếu tố vĩ mô như tỷ lệ lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái… luôn luôn là các yếu tố tác động mạnh mẽ đến hoạt động của các ngân hàng.

Năm 2011 vừa qua là một năm tiếp tục khó khăn với nền kinh tế thế giới khi phải đối mặt với nguy cơ lạm phát cao, khủng hoảng nợ công ở châu Âu, giảm giá đồng USD… Trong bối cảnh đó, với nhiều cố gắng trong việc thực thi chính sách của Chính phủ, tỷ lệ lạm phát năm 2011 là 18.58% , Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đạt được vào khoảng 122 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng là 5.89% . Trong lĩnh vực ngân hàng, vấn đề lãi suất, tỷ giá, giá vàng cũng đã ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn huy động… đã gây sức ép lớn lên hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam.

 Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng:

- Thứ nhất, khả năng thanh khoản bị suy giảm. Hệ thống Ngân hàng là huyết mạch của cả nền kinh tế nên tính thanh khoản của hệ thống Ngân hàng phản ánh tính thanh khoản của nền kinh tế, khi hệ thống Ngân hàng mất khả năng thanh khoản thì cũng là lúc nền kinh tế rơi vào khủng hoảng. Việc NHNN thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu bắt buộc đã ảnh hưởng trực tiếp và là một nhân tố làm giảm khả năng thanh khoản của hệ thống NHTM.

- Thứ hai, hoạt động huy động vốn gặp khó khăn, nguyên nhân: Do tâm lý lo sợ trước tình hình lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá nên người dân có xu hướng tìm đến các kênh đầu tư an toàn hơn như mua vàng và ngoại tệ, thay vì gửi tiền nhàn rỗi vào Ngân hàng như trước đây, từ đó làm giảm khả năng huy động vốn của

các Ngân hàng. Ngoài ra, giá cả các mặt hàng thiết yếu trong sản xuất và tiêu dùng tăng cao làm cho người dân và các doanh nghiệp sẽ phải chi tiêu nhiều hơn, dẫn đến nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp giảm đi, trong điều kiện đó, các Ngân hàng khó có thể gia tăng được nguồn tiền huy động.

- Thứ ba, hoạt động tín dụng bị kiềm chế và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Lạm phát làm cho cả lãi suất huy động và cho vay của các Ngân hàng tăng cao, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của chính các Ngân hàng và của cả nền kinh tế. Lạm phát cao làm cho nguy cơ nợ xấu gia tăng, chất lượng tín dụng bị suy giảm (vì: Khi xảy ra lạm phát, giá cả vật tư, hàng hoá và các chi phí đầu vào của doanh nghiệp bị đẩy lên, kèm theo đó là lãi suất tiền vay Ngân hàng cao đã làm giảm hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vay vốn, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ tiền vay của doanh nghiệp đối với các Ngân hàng; Khi các Ngân hàng xiết chặt việc cho vay sẽ dẫn đến tình trạng nền kinh tế thiếu tính thanh khoản, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau, mất khả năng thanh toán; nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đứng trước nguy cơ phá sản, đẩy gánh nặng nợ xấu về phía các Ngân hàng).

- Thứ tư, lợi nhuận bị giảm sút, dưới tác động của lạm phát và các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN, lợi nhuận của các NHTM không thể tránh khỏi xu hướng sụt giảm bởi các nguyên nhân: Quy mô hoạt động tín dụng bị kiềm chế, lãi suất huy động tăng cao trong khi lãi suất và các khoản phí dịch vụ trong hoạt động cho vay bị khống chế làm cho hoạt động tín dụng không có hiệu quả; NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu bắt buộc để giảm lượng tiền cung ứng sẽ làm cho chi phí vốn của các NHTM tăng lên; chất lượng tín dụng suy giảm làm tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro và làm giảm lợi nhuận

 Ảnh hưởng của lãi suất đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng:

Kể từ khi Thông tư 30/2011/TT-NHNN được ban hành, quy định lãi suất tối đa với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 6%/năm, lãi suất huy động nhìn chung đi vào khuôn khổ ở mức 14%/năm; hầu hết các ngân hàng đã thực hiện nghiêm túc theo thông tư này.

Trong thời gian qua, trần lãi suất tuy còn một số vấn đề chưa được như mong muốn của người làm chính sách nhưng về cơ bản đã phát huy hiệu quả tích cực, lập lại trật tự trên thị trường tiền tệ. Các ngân hàng thương mại lớn tiếp tục khẳng định sức mạnh; các ngân hàng nhỏ gặp khó khăn hơn về huy động vốn, có thể dẫn tới căng thẳng về thanh khoản. Vừa qua, việc BIDV cam kết hỗ trợ thanh khoản 8.000 tỷ đồng cho BacAbank và GPBank là một dấu hiệu của điều này.

Lãi suất liên ngân hàng: Trong tháng 11/2011, lãi suất VND qua đêm phổ biến từ 13-15%; 1 tuần 15%-17%; 2 tuần 16%-18%; 1 tháng 18%-19% đã giảm đáng kể so với tháng 10. Cao hơn nhiều so với huy động từ dân cư (14%), nhiều người lo ngại rằng lãi suất liên ngân hàng tăng cao là dấu hiệu của sự thiếu thanh khoản của hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ rất dễ dẫn đến sự đổ vỡ. Các chuyên gia kinh tế cho biết lãi suất liên ngân hàng tăng cũng không quá đáng ngại. Vì lãi suất liên ngân hàng chỉ phản ánh trong chu kỳ ngắn hạn, nếu mức tăng cứ diễn ra đều đều và liên tục theo tháng mới đáng bàn, hiện tại mới diễn ra theo tuần là chủ yếu.

 Yếu tố xã hội

Yếu tố xã hội cũng là một yếu tố có sự ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Quy mô dân số, biến động dân số, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ nhận thức, những khuôn mẫu hành vi xã hội, chất lượng cuộc sống, lối sống, tín ngưỡng, tôn giáo, thói quen sử dụng các dịch vụ của các tầng lớp dân cư… đều có sự tác động tạo ra cơ hội hay thử thách đối với các ngân hàng khi cung cấp sản phẩm. Việt Nam hiện nay với dân số gần 88 triệu người và đa phần trong độ tuổi lao động thực sự là một thị trường tiềm năng cho các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng.

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp sài gòn chi nhánh khánh hoà với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh khánh hoà (Trang 36 - 39)