4. Chi từ kinh doanh ngoại hố
2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của SCB Khánh Hòa
Tổng quan về thị trường ngân hàng Việt Nam
Theo lộ trình cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đầu năm 2009, Việt Nam đã mở cửa thị trường bán lẻ. Ngân hàng bán lẻ là một hoạt động mới mẻ tại Việt Nam. Nếu như năm 2007, chỉ có 5% khách hàng có tài khoản ngân hàng thì chỉ trong 2 năm sau, số khách hàng có tài khoản tăng lên rất nhanh. Ở khu vực đô thị có từ 30% tới 40% lượng khách hàng có tài khoản ngân hàng. Số người dùng thẻ ngân hàng trong giao dịch tại Việt Nam cũng tăng tới 200%/năm. Trước năm 2000, Việt Nam chỉ có khoảng 2.000 thẻ tín dụng được phát hành thì bây giờ đã có khoảng từ 50 - 60 triệu thẻ.
2010 là năm nhiều thử thách với với ngành ngân hàng do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn chưa hoàn toàn khắc phục. Ngân hàng đã phải đối mặt với các áp lực về huy động vốn và tăng vốn điều lệ, lãi suất và tỷ giá biến động… Đây là hệ lụy của sự biến động giá vàng và lạm phát trên thị trường trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, các chính sách thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát và nâng cao chuẩn an toàn hoạt động cũng gây áp lực không nhỏ lên giá và nhu cầu vốn của các ngân hàng.
Tuy nhiên các yếu tố cạnh tranh cũng sẽ ngày càng khốc liệt khi thị trường không chỉ dành riêng cho các tổ chức trong nước mà sẽ có sự góp mặt của các định chế tài chính lớn mạnh nước ngoài.
Khó khăn của ngân hàng trong năm 2010 là:
Thứ nhất, mặc dù nền kinh tế đã tăng trưởng trở lại tuy nhiên suy thoái kinh tế vẫn có tác động không nhỏ. Một số diễn biến bất ổn của kinh tế thế giới (khủng hoảng nợ ở một số nền kinh tế châu Âu, những mâu thuẫn về chính sách tỷ giá của một số nền kinh tế lớn) cũng đã gián tiếp ảnh hưởng bất lợi đến Việt Nam. Thị trường bất động sản, chứng khoán chưa thực sự hồi phục cùng với biến động bất
thường của giá vàng, giá USD trong nước tại một số thời điểm đã gây khó khăn nhất định đối với hoạt động của các ngân hàng.
Thứ hai, trong năm 2010 các tổ chức tín dụng đã tập trung tăng nhanh quy mô mạng lưới, phát triển các kênh bán hàng để chiếm lĩnh thị trường. Bên cạnh đó, sự tham gia ngày càng sâu rộng của các ngân hàng nước ngoài kể cả trong các lĩnh vực vốn là truyền thống của ngân hàng trong nước như lĩnh vực bán lẻ đã tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các tổ chức tín dụng.
Thứ ba, các tiêu chuẩn về năng lực tài chính và một số chỉ tiêu an toàn trong hoạt động ngân hàng đã được áp dụng theo hướng đảm bảo an toàn hơn, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế. Để đáp ứng các tiêu chuẩn mới này, các ngân hàng cũng phải điều chỉnh cơ cấu tài sản, nâng cao năng lực tài chính, cơ chế quản trị rủi ro, chính sách kinh doanh… Đây là thách thức không nhỏ trong bối cảnh nền kinh tế, thị trường tài chính tiền tệ còn nhiều khó khăn, nhưng việc đáp ứng các tiêu chuẩn mới đó là yếu tố quan trọng tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững trong năm 2011.
Năm 2011, thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, ngành Ngân hàng đã chủ động trong điều hành chính sách tiền tệ một cách chặt chẽ, linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tế, khẳng định vị trí huyết mạch của nền kinh tế.
Ngành Ngân hàng đã triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm và tiếp tục có những biến động phức tạp, khó lường, tác động nhiều mặt đến nước ta. Kinh tế trong nước tăng trưởng chậm, lạm phát tăng cao, kinh tế vĩ mô tiềm ẩn rủi ro; các ngân hàng đối mặt với khó khăn về thanh khoản và nợ xấu... Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Chính phủ, cùng với sự phối hợp của các cấp, các ngành, sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành từ Trung ương đến địa phương, ngành đã hoàn thành xuất sắc những mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra trong năm qua.
Hệ thống ngân hàng đã thực sự là huyết mạch và đáp ứng trên 80% nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng đã được đầu tư hiệu quả và điều chỉnh mạnh mẽ theo hướng tập trung cho các lĩnh vực, ngành kinh tế trọng điểm, góp phần tăng hiệu quả đầu tư toàn xã hội, mang lại kết quả ấn tượng trên các lĩnh vực
sản xuất nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu. Đặc biệt, trong năm 2011, ngành đã chủ động điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tế, cùng với các giải pháp đồng bộ khác, góp phần quan trọng vào kết quả kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, tăng trưởng kinh tế hợp lý và đảm bảo an sinh xã hội.
NHNN và toàn ngành ngân hàng đã triển khai thực hiện các giải pháp, chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng ở mức thấp hơn đáng kể so với chỉ tiêu của Chính phủ đề ra trong Nghị quyết số 11/NQ-CP, góp phần tích cực kiềm chế lạm phát và từng bước giảm dần tốc độ tăng giá.
NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng kiểm soát tăng trưởng tín dụng; giám sát việc bảo đảm các tỷ lệ an toàn trong hoạt động cũng như tình hình thanh khoản của các tổ chức tín dụng; xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh; tăng cường công tác thông tin truyền thông; tổ chức các cuộc đối thoại giữa NHNN với các ngân hàng thương mại có thị phần lớn để nắm bắt diễn biến thị trường tiền tệ, tìm ra các giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; đưa ra khỏi danh mục tín dụng phi sản xuất đối với một số loại hình cho vay;... Nghiệp vụ thị trường mở được điều hành linh hoạt với khối lượng và lãi suất hợp lý nhằm kiểm soát và ổn định thị trường tiền tệ, hạn chế tối đa sử dụng các biện pháp hành chính.
Lãi suất huy động tăng cao ở những tháng đầu năm, nhưng từ tháng 9/2011, hầu hết các NHTM thực hiện nghiêm túc quy định của NHNN về trần lãi suất huy động bằng VND ở mức không quá 14%/năm. Bên cạnh đó, cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ; thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển.
(Nguồn : Tổng hợp từ http://www.baomoi.com/Thi-truong-ngan-hang-Viet-Nam- rat-tre/126/2960677.epi và http://vneconomy.vn/20110104014443264P0C6/hoat- dong-ngan-hang-2011-tien-chu-khong-lui.htm)
Bước sang đầu năm 2012, nền kinh tế Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tại khối đồng tiền chung Châu Âu và biến động chính trị tại Trung Đông và Châu Phi. NHNN vẫn tiếp tục áp dụng chính sách tiền
tệ thắt chặt từ năm 2011, việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng và phương tiện thanh toán tiếp tục được thực hiện.
Các ngân hàng đang có xu hướng hợp nhất, mua bán và sáp nhập, mở đầu là sự tiến hành hợp nhất của Ngân hàng TMCP Đệ Nhất, Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và Ngân hàng TMCP Sài Gòn. Nhiều dự báo cho rằng năm 2012 là năm các ngân hàng thi nhau tiến hành hợp nhất, mua bán và sáp nhập; đây là cơ hội để các ngân hàng cùng nhau phát triển bền vững hơn nhưng nếu việc sáp nhập bắt nguồn từ sự thiếu khả năng thanh khoản thì việc sáp nhập để phục vụ cho mục đích sống còn của các ngân hàng.
Kết thúc quý I của năm 2012, nhiều ngân hàng đang phải đối mặt với rủi ro nợ xấu. Ngoài những món nợ xấu của các cá nhân và các doanh nghiệp, tình trạng nợ xấu đang lan tỏa sang khu vực thị trường liên ngân hàng.Có hiện tượng nhiều ngân hàng phá thông lệ cho nhau vay tín chấp và chuyển sang cho vay tài sản thế chấp.
Ngoài ra, có nghịch lý đáng quan tâm là: trong khi dư nợ cho vay sụt giảm nhưng nợ xấu của nhiều ngân hàng lại tăng nhanh. Điều này không chỉ xảy ra ở các ngân hàng nhỏ, mà ở ngay cả những ngân hàng lớn, đặc biệt là các ngân hàng thương mại quốc doanh, chẳng hạn như Vietinbank (theo báo cáo tài chính quý I/2012), tỷ lệ nợ xấu đã tăng 139%, tức tăng hơn gấp đôi, từ 2.165 tỷ đồng cuối năm 2011 lên 5.176,7 tỷ đồng chỉ sau ba tháng đầu năm 2012.
Phân tích, đánh giá tình hình kinh tế xã hội tại Khánh Hòa
Tỉnh Khánh Hòa có diện tích 5217,6 km², dân số khoảng 1.157.000 người, mật độ trung bình 222 người/km², bờ biển dài hơn 200 km. Khánh Hòa bao gồm 02 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã và 6 huyện. Hệ thống cơ sở hạ tầng của Khánh Hòa khá hoàn chỉnh, có QL 1A và đường sắt Bắc Nam nối liền với các tỉnh (cách thủ đô Hà Nội 1.280 km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 448 km về phía Bắc) và QL 26 nối với Đăk Lăk và các tỉnh Tây Nguyên. Khánh Hoà có 6 cảng biển, trong đó có 3 cảng biển cho tàu có trọng tải 10.000 - 30.000 tấn cập bến, có ga đường sắt chính, có sân bay Cam Ranh có thể nâng cấp thành sân bay quốc tế, thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế; Bán đảo Đầm Môn là điểm cực đông
của cả nước, vịnh Vân Phong kín gió, luồng lạch rộng, là khu vực tránh bão tốt nhất của tàu thuyền. Đây là vị trí gần đường hàng hải quốc tế nhất, cách đều các cảng trung chuyển quốc tế trong khu vực: Singapore, Manila, HongKong. Thế mạnh của địa phương là dịch vụ du lịch (khách sạn, dịch vụ lữ hành...), đánh bắt & chế biến thủy hải sản, đóng tàu.
Mục tiêu chiến lược là phát triển kinh tế và xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành Trung tâm kinh tế chính trị xã hội của khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Những năm qua, mặc dù chịu tác động khủng hoảng chung của tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam nhưng Khánh Hòa vẫn là tỉnh duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định hơn mức bình quân của cả nước.
- Về kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng (GDP) của tỉnh luôn tăng cao và ổn định (bình quân tăng trên 10%). Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh cũng tăng trưởng và đạt giá trị cao (nằm trong nhóm các tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp cao của cả nước). Năm 2011, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1.710 USD, thu ngân sách nhà nước tỉnh Khánh Hòa ước đạt 8,215 tỷ đồng.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: công nghiệp, xây dựng – dịch vụ, du lịch – nông, lâm, thủy sản. Môi trường đầu tư của tỉnh ngày càng được cải thiện, công tác cải cách hành chính ngày càng khắc phục được những tồn tại đã tạo điều kiện thuận lợi thu hút nhiều dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Theo thống kê năm 2009, trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà có 3.660 doanh nghiệp (1.699 công ty TNHH, 288 công ty CP, 1.673 DNTN) và hơn 40.000 hộ KD cá thể đăng ký kinh doanh và đang hoạt động.
- Về văn hóa, xã hội:
Đa số tỷ lệ cơ cấu là dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động ngày càng tăng (chiếm 42% dân số). Tỷ lệ tăng dân số thời kỳ 2006 - 2010 là 1,6 - 1,7%, thời kỳ 2011 - 2020 dự kiến khoảng 1,4 - 1,5%. Phấn đấu đến hết năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 68,5 - 70%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khoảng 70%; mức sống
bình quân đầu người, cơ cấu kinh tế và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đạt tiêu chuẩn của đô thị loại I.
Tỉnh đang cố gắng đẩy mạnh các chương trình quốc gia về văn hóa, y tế, nâng cao chất lượng giáo dục, hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Xã hội hóa giáo dục, tăng cường đầu tư trường lớp, đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Nâng cao chất
lượng nguồn lao động, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2020 đạt khoảng 60 - 70%. Hiện toàn tỉnh có 03 trường đại học, 1 trường dự bị đại học, 05 trường
cao đẳng, 03 trường trung học chuyên nghiệp, 03 viện nghiên cứu quốc gia, 01 trường quốc tế và hệ thống các loại hình đào tạo dạy nghề và liên kết khác. Mặt bằng dân trí và hệ thống các trường đào tạo này là cơ sở đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển trong tương lai.
Tóm lại, chính sự phát triển nhanh, ổn định và biết dựa trên tiềm năng thế mạnh của mình trong nhiều năm liền không chỉ giúp cho Khánh Hòa thu hút vốn đầu tư cả trực tiếp lẫn gián tiếp mà còn góp phần cải thiện đáng kể đời sống của người dân. Sự phát triển kinh tế sẽ làm thay đổi thói quen tập quán, tiêu dùng của người dân với chất lượng cuộc sống ngày càng cao hơn từ đó sẽ góp phần vào việc phát triển đáng kể các dịch vụ bán lẻ của các doanh nghiệp trong tỉnh nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng.