6. Kết cấu của luận văn
3.3. Những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật ly hôn tại Toà án
3.3.2. Những giải pháp về tổ chức thực hiện
Thứ nhất, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền pháp luật hôn
nhân và gia đình trên phạm vi toàn quốc.
Do đặc điểm tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của các vùng miền khác nhau, nhất là trình độ văn hóa, phong tục tập quán khác nhau nên việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với quan hệ hôn nhân và gia đình ở hầu hết các địa phương thiếu kiện toàn và chặt chẽ chưa đạt được hiệu quả và vẫn còn nhiều vi phạm các quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Vấn đề cụ thể hóa một số quy định của Luật còn chậm ở các địa phương hoặc đã được cụ thể hóa nhưng thực tế người dân chưa có điều kiện hoặc không có điều kiện để nắm bắt.
Qua thực tiễn giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình, các vụ việc về hôn nhân và gia đình ngày càng tăng về số lượng c ng như mức độ phức tạp, gay gắt. Các vụ việc ly hôn có xu hướng diễn ra ở các cặp vợ chồng trẻ (độ tuổi từ 28 - 35), thời gian kết hôn ngắn. Tính chất gay gắt, phức tạp chủ yếu liên quan đến các tranh chấp về tài sản chung - riêng như bất động sản, cổ phần, cổ phiếu trong các công ty… hoặc về con chung, mức độ cấp dưỡng. Các tranh chấp về ly hôn có nguyên nhân chủ yếu do bất đồng về quan điểm, lối sống, khó khăn về kinh tế hoặc vì lý do một bên ngoại tình, không quan tâm chăm sóc bên còn lại hoặc con cái… Vì vậy việc nâng cao ý thức giáo dục giá trị truyền thống của gia đình, với khẩu hiệu gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có hạnh phúc, xã hội mới hưng thịnh. Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật sâu rộng, nâng cao ý thức của người dân sống và làm việc theo pháp luật là một trong những giải pháp khắc phục những tranh chấp hôn nhân. Từ đó đặt ra vai trò của công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trên các kênh truyền hình, các phương tiện phát thanh như đài, báo…và một trong
những vai trò quan trọng không thể nhắc tới là vai trò của các trung tâm tư vấn trong việc tư vấn về quan hệ hôn nhân và gia đình c ng như việc tuyên truyền luật hôn nhân gia đình trực tiếp. Mặc dù việc tuyên truyền phổ biến pháp luật của trung tâm tư vấn pháp luật còn hoạt động trong phạm vi hẹp nhưng nó mang lại giá trị thiết thực, do đó nên chăng nhà nước c ng có những chính sách quan tâm hơn nữa trong việc chú trọng phát triển sâu rộng loại hình này c ng như chú trọng trong việc trang bị những kiến thức cơ bản cho đội ng cán bộ tư vấn về pháp luật hôn nhân và gia đình.
Thứ hai, thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên
môn cho đội ng Thẩm phán thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán trong việc xét xử.
Hiện nay, các vụ việc ly hôn tại Toà án nhân dân quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng ngày càng gia tăng về số lượng và tính chất phức tạp. Qua các án xét xử hiện nay cho thấy tỷ lệ các bản án sơ thẩm bị kháo cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm còn cao. Qua đó chứng tỏ trình độ của Thẩm phán vẫn còn hạn chế, số vụ án bị sửa và hủy vẫn cao do đó đặt ra yêu cầu phải nâng cao trình độ và đạo đức nghề nghiệp của các Thẩm phán.
Để hạn chế việc giải quyết các vụ án ly hôn không đúng pháp luật, điều trước tiên phải chú trọng đến chất lượng Thẩm phán xét xử. Vì vậy cần nâng cao hiệu quả xét xử, trình độ chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho Thẩm phán đối với các vụ án ly hôn. Từ đó giúp Thẩm phán trau dồi và phát triển các kỹ năng khi tiến hành xét xử hay có cái nhìn chính xác để nắm vững nội dung vụ án phục vụ cho việc xét xử. Để làm được điều trên, thì cần thường xuyên tổ chức tập huấn chuyên sâu về giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình, đặc biệt là các vụ án ly hôn, qua đó rút kinh nghiệm về chuyên môn, chỉ ra những sai lầm, thiếu sót trong công tác xét xử, đồng thời nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ng xét xử. Mặt khác, có chính sách
đầu tư thỏa đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ng những người làm công tác xét xử như trang bị đầy đủ tài liệu nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác xét xử. Công việc này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả, đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động giải quyết các vụ án ly hôn.
Ngoài ra trong mỗi Tòa án c ng cần phải thiết lập thêm một nhóm chuyên viên có trình độ cao về tâm lý xã hội học, có kinh nghiệm hoạt động xã hội đóng vai trò tư vấn cho các Tòa án làm công tác hòa giải cho các cặp vợ chồng khi ly hôn.
Thứ ba, Bộ tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao nên triển khai thành lập một
Tòa chuyên trách xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình, độc lập với Tòa dân sự. Vì hiện nay, như đã phân tích ở các phần trên, các vụ việc hôn nhân và gia đình ngày một gia tăng về số lượng và ngày càng có tính chất phức tạp. Do vậy việc thành lập Tòa chuyên trách về hôn nhân và gia đình là vấn đề cấp thiết.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Hôn nhân tan vỡ không chỉ làm ảnh hưởng đến gia đình, các thành viên trong gia đình mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Trước kia xã hội Việt Nam coi ly hôn như một hành vi phi đạo đức, phi chuẩn mực ảnh hưởng đến danh dự, sự thăng tiến của cá nhân. Hiện nay và trong tương lai, dưới ảnh hưởng của những nhân tố kinh tế xã hội mới, hiện tượng ly hôn sẽ được bình thường hóa. Tuy nhiên, hệ lụy để lại sau khi ly hôn là vô cùng lớn. Tiềm ẩn đằng sau những vụ ly hôn là những yếu tố bất ổn, sự lỏng lẻo trong kết cấu của gia đình khi mà mỗi thành viên đều có thể dễ dàng tự quyết định số phận của cuộc sống gia đình, vai trò, trách nhiệm của người vợ, người chồng c ng dần bị xem nhẹ, sợi dây liên kết tình cảm giữa vợ - chồng, bố mẹ - con cái ngày càng xa cách, dẫn đến sự bất ổn, khủng hoảng trong cuộc sống xã hội. Luật HNGĐ năm 2014 đã có nhiều quy định tiến bộ, bảo vệ quyền lợi của mọi thành viên trong gia đình, hướng tới xây dựng gia đình hạnh phúc theo mô hình xã hội chủ nghĩa, là căn cứ để Tòa án giải quyết các vụ việc Hôn nhân và gia đình một cách thấu tình đạt lý, tuy nhiên thực tế hiệu lực của Luật HNGĐ năm 2014 phát huy còn chưa cao, một số quy định còn bất cập, nhiều vấn đề còn thiếu sự điều chỉnh của luật...
Trên cơ sở phân tích những yêu cầu cần đạt được nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp ly hôn về nội dung, về hình thức và về công tác tổ chức thực thi, chương 3 của luận văn đã đưa ra những giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật c ng như tổ chức thực thi pháp luật. Luật HNGĐ với nhiều quy định mới, tiến bộ đã đi vào cuộc sống; các quy định của Luật HNGĐ đã góp phần công nhận, bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Bên cạnh những thành quả đạt được trong việc áp dụng Luật HNGĐ vào thực tiễn cuộc sống còn một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thi hành Luật HNGĐ. Cần
tiếp tục quán triệt, phổ biến, nâng cao nhận thức về Luật HNGĐ, đảm bảo các cơ quan từ Trung ương đến địa phương thống nhất cách hiểu, từ đó áp dụng thống nhất trong thực hiện; cần tiếp tục xem xét nội dung các chính sách, quy định đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất giữa Luật HNGĐ với các văn bản pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực kinh tế - xã hội cụ thể, góp phần đảm bảo tính khả thi của các quy định trong đời sống kinh tế - xã hội… Bên cạnh đó, luận văn c ng kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi trên thực tế là: tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ng cán bộ, thực hiện tốt công tác tổng kết xét xử, tăng cường cơ chế phối hợp, các ban, bộ, ngành, địa phương cần tăng cường phối hợp hơn nữa nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực thi các quy định của Luật, để giúp những quy định của Luật phát huy hiệu quả trong thực tế.
KẾT LUẬN
Hiện nay, khi mà tình trạng ly hôn trên địa bàn quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng đang có chiều hướng gia tăng với nhiều nguyên nhân khác nhau đã và đang là vấn đề nhức nhối quan tâm không chỉ trên địa bàn quận mà là vấn đề quan tâm của thành phố Hải Phòng và toàn xã hội.
Trong tình hình bối cảnh hiện nay quận Ngô Quyền với địa bàn rộng, dân cư đông, nhiều thành phần khác nhau đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, phát triển kinh tế năng động và đa dạng hòa nhập với thành phố Hải Phòng bước vào nền kinh tế thị trường mở cửa giao lưu hội nhập quốc tế đa phương trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch c ng có sự tác động mạnh mẽ đến chế độ gia đình - đó c ng là sự lý giải tại sao hiện nay tỷ lệ ly hôn tại quận Ngô Quyền lại chiếm tỷ lệ cao như vậy.
Ly hôn tập trung ở nhiều chủ thể, nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần xã hội và với nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó bao gồm cả nguyên nhân khách quan, chủ quan và để lại hậu quả tiêu cực cho xã hội là không nhỏ. Không ai phủ nhận rằng ly hôn c ng có những mặt tích cực là giải pháp tốt nhất cho một cuộc hôn nhân đã thực sự tan vỡ nhưng bên cạnh đó ly hôn c ng đem lại những bi kịch cho mỗi cá nhân mà đối tượng chịu nhiều hậu quả thiệt thòi nhất là phụ nữ và trẻ em. Chính vì vậy mà Hôn nhân gia đình luôn là vấn đề được Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Bởi lẽ, gia đình là tế bào của xã hội, là tổ ấm của con người do đó xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc luôn là vấn đề cơ bản và cấp bách, đó c ng là mục tiêu được đặt ra và ghi nhận tại Điều 1 của Luật HNGĐ năm 2014:
Luật này quy định chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình.
Đề tài "Giải quyết tranh chấp ly hôn từ thực tiễn tại Tòa án nhân
dân quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng" không chỉ có ý nghĩa phản ánh
các đặc điểm tiêu cực và tích cực của ly hôn hiện nay trên địa bàn quận Ngô Quyền mà qua đó còn giúp cho bản thân mỗi người cần có một cách nhìn đúng đắn về quan hệ Hôn nhân và gia đình, để từ đó sống có ý nghĩa và trách nhiệm hơn với bản thân, với gia đình và toàn xã hội.
Đề tài luận văn chủ yếu nghiên cứu dưới hai góc độ xã hội và pháp lý kết hợp với thực tiễn giải quyết các vụ án tranh chấp ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng để từ đó tìm hiểu một số vướng mắc hạn chế trong quá trình áp dụng Luật giải quyết các vụ việc ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, từ đó đưa ra những kiến nghị, những giải pháp hạn chế ly hôn tại khu vực quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, năm 2009
2. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2003), Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số tranh chấp về dân sự – hôn nhân và gia đình.
3. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2004), Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình.
4. Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014
5. Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận luật Hôn nhân và gia đình, Nxb Trẻ năm 2002
6. Nguyễn Ngọc Điện, Đoàn Thị Phương Diệp, Pháp luật về quan hệ tài sản giữa vợ chồng, Nxb Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018 7. Luật Hôn nhân của Trung Quốc
8. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
9. Nguyễn Thị Chi (2018), Bình luận Luật Hôn nhân và gia đình
10. Tòa án nhân dân tối cao (2010), Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (quyển 1).
11. Tòa án nhân dân tối cao (2010), Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (quyển 2).
12. Toà án nhân dân tối cao (2011), Báo cáo tổng kết thi hành nghị quyết Trung ương VII khóa IX.
13. Toà án nhân dân Tối cao (2008 – 2012), các báo cáo tổng kết ngành từ năm 2008 đến năm 2012.
sự và Bộ luật Tố tụng dân sự.
15. Toà án nhân dân tối cao (2012), Tài liệu tập huấn Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Dân sự.
16. Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao (1994), Quyết định số 212/GĐT-DS. 17. Tưởng Duy Lượng (2014), Pháp luật hôn nhân – gia đình, thừa kế và thực tiễn xét xử, Nxb Chính trị Quốc Gia – Sự thật
18. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
19. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
20. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội.
21. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
22. V Văn Mẫu (chủ biên) (1973), Việt Nam Dân luật lược giảng.
II. Tiếng Anh
23. A.M. Nhetraepva, Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình, Mastxcơva, Nxb Pháp lý, 1998, tr 103. Bản tiếng Nga
24. Chapter IV - Different theories of divorce, [website: shodhgana.inflibnet.ac.in]
25. Katharina Boele – Woelki, Principles of European Family Law Regarding Divorce and Maintenance Between Former Spouses
26. K.Sudhamani, Judge, Family Court, Srikakulam, Family related issues - Divorce under fault and no-fault theory