Pháp luật nội dung về giải quyết tranh chấp ly hôn

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp ly hôn từ thực tiễn tại tòa án nhân dân quận ngô quyền, thành phố hải phòng (Trang 27 - 44)

6. Kết cấu của luận văn

1.4.2.Pháp luật nội dung về giải quyết tranh chấp ly hôn

1.4. Các quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp ly hôn tạ

1.4.2.Pháp luật nội dung về giải quyết tranh chấp ly hôn

1.4.2.1. Pháp luật hiện hành áp dụng trong giải quyết ly hôn

Theo Điều 56 Luật HNGĐ năm 2014 quy định căn cứ ly hôn như sau: “1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. 3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng

đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.” Như vậy, có thể khái quát các căn cứ ly hôn trong trường hợp ly vợ, chồng có yêu cầu bao gồm:

Một là, vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Luật HNGĐ 2014 đã quy định rất rõ khi bổ sung hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được là căn cứ ly hôn.

Hành vi bạo lực gia đình đã được quy định rất rõ trong Luật Phòng chống bạo lực gia đình (Điều 1). Theo đó, bạo lực gia đình được hiểu là hành vi cố ý của vợ, chồng gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Các hành vi bạo lực gia đình được thể hiện dưới rất nhiều hình thức. Chẳng hạn, đó có thể là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc cố ý xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng của người vợ, chồng; lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau…”. Những hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng là những vi phạm quyền, nghĩa vụ nhân thân và tài sản của vợ chồng. Theo đó, có thể liệt kê một số quyền và nghĩa vụ nhân thân bao gồm quyền và nghĩa vụ yêu thương, chung thuỷ, tôn trọng, chăm sóc, giúp đỡ giữa vợ và chồng; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình; quyền và nghĩa vụ sống chung; tự do tín ngưỡng, tôn giáo… Hoặc một số quyền và nghĩa vụ về tài sản như quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung…

Mặt khác, vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng chưa đủ căn cứ ly hôn. Theo pháp luật Việt Nam thì buộc những hành vi này phải dẫn đến quan hệ hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì mới đủ căn cứ cho ly hôn.

Để xác định tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì có thể viện dẫn Điều 8 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn một số nội dung Luật HNGĐ 2000. Tuy Nghị định này đã hết hiệu lực thi hành nhưng vẫn được sử dụng với tính chất định hướng trong thực tiễn xét xử. Theo đó, “tình trạng của vợ chồng trầm trọng” được xác định khi có những cơ sở: (i) vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần; (ii) vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần; (iii) vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình…Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được. Cuối cùng, mục đích của hôn nhân không đạt được được giải thích là giữa vợ chồng không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ

và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt…”

Hai là, vợ hoặc chồng bị mất tích

Tuyên bố mất tích của Tòa án đối với người vợ, chồng sẽ là căn cứ để Tòa án cho ly hôn khi có yêu cầu ly hôn của người vợ, chồng. Trong đó, tuyên bố mất tích là một sự kiện pháp lý nhằm xác định một người cụ thể “hoàn toàn không rõ tung tích, c ng không rõ còn sống hay đã chết” (theo từ điển tiếng Việt). Tuyên bố mất tích được quy định tại Điều 68 BLDS 2015:“Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích…”

Trường hợp đồng thời yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích và yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn, Tòa án chỉ giải quyết cho ly hôn có bằng chứng chứng minh được chồng hoặc vợ đã biệt tích từ hai năm trở lên kể từ ngày có tin tức cuối cùng về chồng (vợ), mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết.

Ba là, vợ, chồng là người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhận của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng ngiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ, tinh thần của họ trên cơ sở yêu cầu ly hôn của cha, mẹ, người thân thích khác.

Đây là căn cứ ly hôn mới được Luật HNGĐ năm 2014 bổ sung xuất phát từ thực tiễn xét xử ly hôn. Nội dung căn cứ ly hôn trong trường hợp này cần xác định hai điều kiện cần và đủ: (i) một bên vợ, chồng là người bị mắc

bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; (ii) hành vi bạo lực gia đình của người chồng, người vợ có hậu quả là làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ, tinh thần của một bên vợ, chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

Yêu cầu xin ly hôn của cha, mẹ, người thân thích khác được chấp nhận khi một bên vợ, chồng là người bị mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Trong trường hợp này chỉ cần có những chứng cứ xác định của các cơ quan có thẩm quyền về việc vợ, chồng không thể nhận thức, làm chủ được hành vi, chứ người vợ, chồng đó không cần phải ở tình trạng bị Toà án tuyên bố là mất năng lực hành vu dân sự. Ngoài ra, không phải vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình đối với bên vợ, chồng là căn cứ ly hôn. Hành vi bạo lực gia đình này phải có tính chất, mức độ nghiêm trọng dẫn đến hậu quả về tính mạng, sức khoẻ, tinh thần của bên vợ, chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi mới là căn cứ ly hôn.

Quy định này đã tháo gỡ cho nhiều trường hợp mong muốn xin ly hôn thay cho người thân bị mất năng lực hành vi mà không được do trước đây chỉ quy định việc ly hôn phải do chính đương sự (vợ, chồng) yêu cầu, trong khi họ lại bị mất năng lực hành vi dân sự dẫn đến không có năng lực hành vi tố tụng dân sự để xin ly hôn.

1.4.2.2. Pháp luật hiện hành áp dụng trong giải quyết tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

Toà án giải quyết tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng nếu yêu cầu ly hôn của vợ, chồng được chấp nhận và vợ, chồng có yêu cầu giải quyết việc chia tài sản chung. Khi giải quyết tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Toà án áp dụng các quy định pháp luật có liên quan như các quy định về xác định tài sản chung của vợ chồng, nguyên tắc chia tài sản

chung của vợ chồng, các quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong những trường hợp đặc thù (chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh, chia tài sản chung của vợ chồng đối với quyền sử dụng đất), quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn…

Một là, quy định về xác định tài sản chung của vợ chồng. Luật HNGĐ

năm 2014 đã bổ sung các quy định mới về căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng, phù hợp với đời sống c ng như xu thế phát triển của xã hội. Tại Điều 33 Luật HNGĐ 2014 quy định cụ thể như sau:

- Tài sản được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân: căn cứ tài sản chung của vợ chồng trước hết phải dựa vào “thời kỳ hôn nhân”, tức là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân. Đó có thể là tài sản được tạo ra bằng sức lao động của vợ, chồng, thu nhập tạo ra do lao động làm thuê, thu nhập hợp pháp khác, thu nhập do trúng thưởng hoặc tài sản có được từ giao dịch chuyển nhượng có đền bù. Tuy nhiên, đối với các tài sản sở hữu trí tuệ thì quyền tài sản đối với tài sản sở hữu trí tuệ được xác định là tài sản riêng của người vợ, chồng tạo ra tài sản [4, Điều 14].

- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng: Theo khoản 1 Điều 33 Luật HNGĐ năm 2014 thì hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng là tài sản chung của vợ chồng. Đây là điểm mới so với Luật HNGĐ năm 2000. Quy định không rõ trong Luật HNGĐ năm 2000 đã dẫn đến những tranh cãi. Tuy nhiên, nếu nhìn vào nguyên tắc xác định tài sản chung thì có thể suy đoán tài sản chung được tôn trọng, nếu tài sản nào không rõ là tài sản chung hay riêng thì được coi là tài sản chung; hoa lợi, lợi tích từ tài sản riêng không phải là tài sản riêng theo các căn cứ được quy định; bởi vậy nó là tài sản chung của vợ chồng. Mặt khác, tại Khoản 1 Điều 40 Luật HNGĐ c ng quy định rằng trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng

trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác. Như vậy, nếu vợ chồng tiến hành chia tài sản chung, thì toàn bộ hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng, bất kể nguồn gốc sẽ trở thành của riêng.

- Tài sản được tặng cho chung, thừa kế chung: về bản chất tặng cho và thừa kế có thể được coi là chuyển dịch tài sản mà không có đền bù [6, tr 51]. Những tài sản này mang tính chất đặc biệt, hình thành không dựa trên sự tạo lập của vợ chồng mà trên cơ sở ý chí định đoạt của người khác và phải tuân theo quy định của pháp luật về thừa kế và tặng cho tài sản. Tài sản được tăng cho, thừa kế đương nhiên trở thành tài sản chung của vợ chồng nếu hợp đồng tặng cho hoặc di chúc nêu rõ tặng cho chung, thừa kế chung cho vợ, chồng.

- Tài sản chung được được xác lập dựa trên ý chí của vợ chồng: Điều 33 Luật HNGĐ năm 2014 quy định rằng, tài sản chung của vợ chồng còn bao gồm cả những tài sản mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung. Như vậy, đối với những tài sản mà nguồn gốc là tài sản riêng của vợ chồng thì những tài sản này trở thành tài sản chung nếu vợ chồng thoả thuận. Tuy nhiên, tuỳ vào tính chất của tài sản là động sản hay bất động tài thì thoả thuận về việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng phải tuân theo quy định của pháp luật mới có hiệu lực [8, Điều 46].

Hai là, quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly

hôn. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện theo Điều 59 của Luật HNGĐ năm 2014 và được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TAND-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật HNGĐ (gọi tắt là Thông tư số 01). Theo đó, vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thoả thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trong trường hợp, vợ chồng không thoả thuận được mà có yêu cầu thì Toà án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận hay theo luật định. Nếu vợ chồng có xây dựng chế độ tài sản theo thoả thuận nhưng trong nội

dung thoả thuận không nói gì về cách thức hoặc điều kiện phân chia tài sản khi ly hôn hoặc có thoả thuận nhưng không rõ ràng thì Toà án sẽ áp dụng cách phân chia theo chế độ tài sản luật định để giải quyết. Ngược lại, nếu chế độ tài sản áp dụng cho vợ chồng là chế độ tài sản theo thoả thuận và vợ chồng có thoả thuận về việc phân chia tài sản sau khi ly hôn thì pháp luật tôn trọng các thoả thuận của vợ chồng. Tuy nhiên, việc giải quyết quan hệ tài sản của vợ chồng khi ly hôn trong tình trạng vợ chồng có chế độ tài sản theo thoả thuận thì Toà án phải xác định tính hợp pháp của thoả thuận phân chia tài sản. Tức là, thoả thuận đó phải tuân thủ các nguyên tắc được quy định tại Điều 29, 30, 31, 32 (bao gồm: nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng; quyền, nghĩa vụ của vợ chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết của gia đình; giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng; giao dịch với người

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp ly hôn từ thực tiễn tại tòa án nhân dân quận ngô quyền, thành phố hải phòng (Trang 27 - 44)