Những giải pháp về lập pháp

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp ly hôn từ thực tiễn tại tòa án nhân dân quận ngô quyền, thành phố hải phòng (Trang 82 - 88)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.1.Những giải pháp về lập pháp

3.3. Những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật ly hôn tại Toà án

3.3.1.Những giải pháp về lập pháp

Một là, cần có hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp vợ chồng khai nhận

có đăng ký kết hôn nhưng đã làm thất lạc giấy đăng ký kết hôn và cơ quan đăng ký kết hôn không thể xác định do yếu tố khách quan theo hướng: “nếu

cơ quan đăng ký kết hôn không xác định được việc kết hôn là có thật nhưng hai bên vợ, chồng đều thừa nhận có đăng ký kết hôn và việc khai nhận của vợ chồng nếu không có dấu hiệu mạo nhận để chống lại, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người thứ ba thì được xác định giữa họ có quan hệ hôn nhân hợp pháp mà không cần phải chứng minh. Trong trường hợp có dấu hiệu mạo nhận là vợ chồng hợp pháp hoặc việc không xuất trình đăng ký kết hôn có dấu hiệu nhằm gian dối thời điểm kết hôn, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ ba thì Toà án phải xem xét, yêu cầu xuất trình chứng cứ khác để chứng minh.”

Hai là, cần có quy định cụ thể về các trường hợp hoà giải cơ sở trong

tranh chấp ly hôn mà đối tượng của tranh chấp đề cập đến đất đai. Cụ thể, đối với những tranh chấp đất đai giữa vợ và chồng trong vụ án ly hôn thì không cần qua hoà giải cơ sở. Tuy nhiên, đối với những tranh chấp giữa vợ chồng với người thứ ba về đất đai trong vụ án ly hôn thì cần phải qua hoà giải cơ sở để đảm bảo sự thống nhất.

Ba là, hoàn thiện pháp luật về căn cứ ly hôn. Quy định hiện nay về căn

cứ ly hôn còn chưa thực sự đi vào đời sống xã hội, chưa thành những chuẩn mực pháp lý trong xử sự của các thành viên trong gia đình. Do đó, cần sửa đổi các quy định về căn cứ ly hôn như sau:

+ Cần lượng hóa nội dung tiêu chí về căn cứ ly hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật HNGĐ năm 2014. Ngoại tình là một trong những hành vi vi phạm nghĩa vụ chung thủy giữa vợ chồng, là hành vi trái với đạo đức xã hội. Luật HNGĐ năm 2014 quy định: Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ. Trước đây, theo Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định trường hợp ngoại tình và một bên bỏ nhà đi quá hai năm không có duyên cớ chính đáng là một trong những căn cứ để Tòa án cho ly hôn. Do đó, cần bổ sung hướng dẫn áp dụng căn cứ ly hôn khi vợ hoặc chồng có hành vi ngoại tình vào Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật HNGĐ, cụ thể như sau: “Trường hợp một bên vợ hoặc chồng có hành vi ngoại tình lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà vẫn tiếp tục vi phạm hoặc có văn bản của cơ quan điều tra là có dấu hiệu tội phạm (tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng) nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi ngoại tình của vợ hoặc chồng gây ra hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng có thể là gây

tổn hại đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của bên còn lại, làm cho gia đình tan vỡ. Trường hợp vợ hoặc chồng có hành vi ngoại tình và bỏ nhà đi quá hai năm mà không có tin tức, không có trách nhiệm với gia đình, không cùng nhau xây dựng mục đích hôn nhân làm cho quan hệ vợ chồng rạn nứt”.

+ Cụ thể hóa quy định về hành vi bạo lực gia đình làm căn cứ ly hôn: Nghị định số 126/2014/NĐ-CP cần bổ sung hướng dẫn áp dụng căn cứ để giải quyết tranh chấp ly hôn khi vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình, cụ thể như sau: “Trong trường hợp chồng hoặc vợ có hành vi bạo lực gia đình thì vợ hoặc chồng được Tòa án giải quyết cho ly hôn khi có căn cứ sau: Đối với hành vi bạo lực vật chất: Vợ, chồng thường xuyên đánh đập, ngược đãi, hành hạ làm cho người bị ngược đãi, hành hạ luôn bị giày vò về mặt tình cảm, bị tổn thất về danh dự, đau khổ về tinh thần hoặc bị thương tích, tổn hại đến sức khỏe mà chưa đến mức xử lý về hình sự hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính. Đối với bạo lực tinh thần: Vợ, chồng bị chửi bới, sỉ nhục, xâm phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín. Hành vi bạo lực của vợ, chồng được lặp đi lặp lại nhiều lần, đã được chính quyền địa phương nhắc nhở hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc có văn bản của cơ quan điều tra có dấu hiệu tội phạm (tội ngược đãi vợ; tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; tội bức tử) nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”.

+ Pháp luật Việt Nam cần công nhận ly thân và xem ly thân là một trong những căn cứ để để giải quyết tranh chấp ly hôn. Đối với pháp luật của một số nước như pháp luật của Cộng hòa pháp, chế định ly thân (Séparation de Corps) được quy định tại Điều 296 BLDS Cộng hoà Pháp. Ly thân được hiểu là sự giảm độ gắn kết quan hệ vợ chồng, theo đó, hệ quả quan trọng nhất là sự hủy bỏ nghĩa vụ chung sống giữa vợ và chồng, trong khi những nghĩa vụ khác như nghĩa vụ chung thủy, nghĩa vụ tương trợ giúp đỡ nhau vẫn phải được duy trì giữa hai vợ chồng. Việc ly thân theo quy định của pháp luật Pháp, do tòa án ra quyết định trên cơ sở những căn cứ và điều kiện giống như

căn cứ và điều kiện ly hôn (vợ chồng ly thân, vợ chồng thống nhất chấm dứt hôn nhân, vợ chồng ly thân do lỗi của một bên hoặc ly thân do cuộc sống chung đã hoàn toàn chấm dứt). Còn theo Theo pháp luật Vương quốc Anh thì ly thân (Separation) được hiểu là đình chỉ quyền và nghĩa vụ sống chung, chỉ còn để lại nghĩa vụ trung thành và không thể thiết lập cuộc hôn nhân mới. Ly thân có thể là ly thân tư pháp (judicial separation) hay ly thân thuận ý (voluntary separation) được thực hiện bởi chứng thư ly thân (separation deed). Khái niệm này gần giống tinh thần với pháp luật Cộng hoà Pháp, tuy nhiên, thủ tục mở rộng chấp nhận sự thuận ý hai bên chứng minh bởi chứng thư ly thân.Theo đó, từ kinh nghiệm của một số nước, pháp luật có thể quy định:

“Trong trường hợp vợ chồng đã sống ly thân từ trên 2 năm mà vẫn không thể quay về với nhau để chung sống hạnh phúc hoặc sống ly thân trên 2 năm theo quyết định của Tòa án thì Tòa án giải quyết cho ly hôn mà không phải xem xét, đánh giá thực trạng quan hệ vợ chồng và các bên không phải chứng minh tình trạng trầm trọng của hôn nhân”.

Để bảo đảm tự do định đoạt trong quan hệ vợ chồng khi thực hiện các giao dịch dân sự, theo kịp với sự vận động khách quan từ thực tế cuộc sống hôn nhân của các cặp vợ chồng, đồng thời góp phần công khai, minh bạch về tình trạng hôn nhân, hòa nhập với xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới thì việc quy định chế định ly thân trong Luật HNGĐ là điều rất cần thiết.

+ Cần bổ sung quy định căn cứ ly hôn khi chồng hoặc vợ phạm tội và đang chấp hành án phạt tù, đang bị cơ quan tiến hành tố tụng truy nã: Cần bổ sung quy định căn cứ ly hôn khi chồng hoặc vợ phạm tội và đang chấp hành án phạt tù, đang bị cơ quan tiến hành tố tụng truy nã. Cụ thể như sau: “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người đang chấp hành án phạt tù, đang bị cơ quan tiến hành tố tụng truy nã yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”.

+ Vợ chồng ly hôn vì họ hết tình cảm với nhau, mà trong đời sống hôn

Điều 55 và Điều 56 của Luật HNGĐ 2014 mới chỉ quy định về thuận tình ly hôn, ly hôn do yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng; ly hôn do yêu cầu của người thứ ba. Tuy nhiên, trong thực tế đời sống xã hội, có trường hợp, vợ chồng ly hôn vì họ hết tình cảm với nhau, mà trong đời sống hôn nhân của họ không hề có xích mích, mâu thuẫn, hay vấn đề bạo lực gia đình, hay vì một vấn đề nào khác. Việc Tòa án ra quyết định ly hôn là một giải pháp tốt nhất đối với họ. Tuy nhiên để chấp nhận công nhận thuận tình ly hôn cần buộc họ phải cam kết thuận tình ly hôn không vì mục đích khác như trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba, tránh chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, xuất ngoại, vì mục đích khác…. Phải chăng nên bổ sung căn cứ khi cả hai bên vợ và chồng đều thừa nhận “quan hệ tình cảm đã chết” là căn cứ để Tòa án xem xét giải quyết cho họ được thuận tình ly hôn.

Ngoài ra, nếu có căn cứ vợ chồng lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vì mục đích xuất ngoại, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân, như vậy thì họ phải chịu chế tài cụ thể như phạt một khoản tiền nhất định sung công quỹ Nhà nước, có như vậy thì mới hạn chế được những trường hợp lợi dụng việc chấm dứt hôn nhân để nhằm một mục đích khác, làm ảnh hưởng đến sự cân bằng các mối quan hệ trong xã hội.

Bốn là, cần đưa ra quy định cụ thể về bên thứ ba có quyền yêu cầu Tòa

án giải quyết việc ly hôn: Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Hiện pháp luật chưa quy định cụ thể về việc cha mẹ là cha mẹ ruột của vợ hoặc chồng, hay là cả hai bên cha mẹ đều có quyền? Cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn hay không, pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể.

Từ đó, dẫn tới việc áp dụng pháp luật không thống nhất trong thực tiễn, đòi hỏi cần phải có quy định cụ thể, chi tiết hơn về chủ thể liên quan này. Có quan điểm cho rằng: cha, mẹ, người thân thích của vợ hoặc chồng đều là những chủ thể có quyền tham gia yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn, dựa theo BLDS và BLTTDS, để có cái nhìn thống nhất, cách áp dụng pháp luật thống nhất từ luật gốc Dân sự và cần bỏ quy định “đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ”.

Năm là, về nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly

hôn (Điều 59 Luật HNGĐ) liên quan đến yếu tố “lỗi” cần có hướng dẫn cụ thể. Theo đó, Luật HNGĐ quy định: Tài sản của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố như: “Lỗi của mỗi bên trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của vợ chồng”. Điều luật này được hiểu nếu bên nào “có lỗi” thì khi

ly hôn tài sản được chia sẽ ít hơn. Tuy nhiên, quy định này khó áp dụng trong thực tế vì căn cứ để xác định lỗi của vợ hoặc chồng là khá trừu tượng. Ví dụ, hai bên đều trình bày bên kia có lỗi với bản khai rất nhiều lỗi khác nhau, như: ngoại tình, đánh chửi, cãi nhau, không quan tâm, mâu thuẫn về quan điểm sống, về kinh tế... Trong thực tế, phần lớn chỉ có lời khai, rất ít vụ án có chứng cứ vật chất để chứng minh. Do vậy, quy định này khó áp dụng trong thực tế.

Thực tiễn xét xử cho thấy, mỗi vợ chồng, mỗi gia đình là một hoàn cảnh, có nhiều nguyên nhân đang xen nhau, nguyên nhân này là tiền đề của mâu thuẫn gia đình, rồi chính mâu thuẫn đó lại là nguyên nhân, là tiền đề của mâu thuẫn mới nên không thể xác định được lỗi thuộc về ai, ai là người nhiều lỗi hơn, ai là người ít hơn. Nên việc qui định vấn đề xem xét lỗi của mỗi bên để tính toán quyết định tỉ lệ chia tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn như qui định tại điểm d khoản 2 Điều 59 Luật HNGĐ hiện hành là thiếu tính thực tiễn, không khả thi trên thực tế. Cần có hướng dẫn chi tiết để áp dụng Điều 59 Luật

HNGĐ trong thực tiễn xét xử mới đảm bảo được tính khách quan trong việc giải quyết các vụ án trong thực tế.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp ly hôn từ thực tiễn tại tòa án nhân dân quận ngô quyền, thành phố hải phòng (Trang 82 - 88)