6. Kết cấu của luận văn
2.2.2 Những sai sót, vướng mắc, bất cập trong áp dụng pháp luật nội dung
Vụ án 1: giữa nguyên đơn chị Nguyễn Thị Thùy Nhung, cư trú tại số 28/80 đường An Đà Nội, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng và bị đơn anh Nguyễn Văn Mạnh, nơi ĐKHKTT tại số 28/80 đường An Đà Nội, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng; hiện đang chấp hành án tại khu A6 trại giam Công an tỉnh Quảng Ninh. Nội dung vụ án như sau: Năm 2009, chị Nguyễn Thị Thùy Nhung và anh Nguyễn Văn Mạnh kết hôn trên cơ sở tự nguyện, được sự đồng ý của hai bên gia đình, có tổ chức lễ cưới theo phong tục tập quán Việt Nam. Anh chị có đăng ký kết hôn vào ngày 26 tháng 5 năm 2009 tại Uỷ ban nhân dân phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Quá trình chung sống vợ chồng hòa thuận đến đầu năm 2018 thì phát sinh mâu thuẫn, nguyên nhân do không hợp nhau trong quan điểm, lối sống, tính cách và anh Mạnh đã vi phạm pháp luật vì có hành vi mua bán trái phép chất ma túy dẫn đến mâu thuẫn ngày càng trở lên trầm trọng. Hiện anh Mạnh đang chấp hành án tại khu A6 trại giam Công an tỉnh Quảng Ninh. Hội đồng xét xử không
chấp nhận yêu cầu ly hôn với lập luận không đủ căn cứ ly hôn theo khoản 1 điều 56 Luật HNGĐ năm 2014 về ly hôn theo yêu cầu của một bên:“Khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành thì Toà án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.
Theo nhận định của Thẩm phán giải quyết vụ việc trên thì pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam không có quy định về căn cứ ly hôn nếu một bên vợ hoặc chồng đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị truy nã. Do đó, Thẩm phán nhận định để có cơ sở cho phép hay không cho phép ly hôn thì Toà án cần xác minh xem quan hệ hôn nhân đó có thoả mãn các điều kiện theo căn cứ tại khoản 1 Điều 56 HNGĐ năm 2014 về ly hôn theo yêu cầu của một bên: “Khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành thì Toà án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”. Như vậy, theo
quy định này thì Toà án chỉ cho phép ly hôn khi quan hệ hôn nhân của vợ chồng ở trong tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được kèm theo điều kiện vợ, chồng đã có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của vợ, chồng dẫn đến tình trạng này. Việc người chồng đi tù không được xem là người chồng đã có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của vợ, chồng. Do đó, không có cơ sở chấp nhận yêu cầu ly hôn của người vợ.
Tuy nhiên, việc giải quyết của Thẩm phán trong vụ việc nói trên chưa thực sự “thấu tình đạt lý”. Về thực chất quy định về căn cứ ly hôn do một bên yêu cầu không dựa trên yếu tố lỗi của vợ, chồng mà dựa trên bản chất quan hệ
hôn nhân đã tan rã hay chưa. Nếu người chồng, vợ đang chấp hành hình phạt tù, người vợ, chồng thực sự không muốn tiếp tục quan hệ hôn nhân, xét thấy mục đích của hôn nhân không đạt được thì cần chấp nhận cho ly hôn để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng.
Vụ án 2: giữa nguyên đơn chị Ngô Thị Thanh; nơi cư trú số 14A/104
đường Đoạn Xá, phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng và bị đơn anh Chu Quốc Quân; nơi cư trú cuối cùng: Số 14A/104 đường Đoạn Xá, phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng (đã bị Tuyên bố mất tích theo Quyết định sơ thẩm giải quyết việc dân sự số 12/2019/QĐDS- ST ngày 22/8/2019 của Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền). Nội dung vụ án như sau: Chị Ngô Thị Thanh và anh Chu Quốc Quân kết hôn trên cơ sở tự nguyện, được sự đồng ý của hai bên gia đình, có tổ chức lễ cưới theo phong tục tập quán tại địa phương. Anh chị có đăng ký kết hôn vào ngày 11/9/2014 tại Uỷ ban nhân dân phường Trần Thành Ngọ, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng. Quá trình chung sống thời gian đầu tình cảm vợ chồng bình thường. Đến đầu năm 2016 xảy ra mâu thuẫn nguyên nhân do anh Chu Quốc Quân vay nợ, nhiều lần gia đình chị Ngô Thị Thanh phải trả nợ thay cho anh Chu Quốc Quân. Đến tháng 11/2016 Quân chủng Hải quân đã cho anh Chu Quốc Quân về phục viên tại gia đình ở số 14A/104 đường Đoạn Xá, phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Thời gian này, anh Chu Quốc Quân ở nhà nhưng không thay đổi, vẫn vay nợ tiêu dùng cá nhân vào việc cá độ bóng đá, cờ bạc, nhiều chủ nợ đến nhà đòi tiền. Chị Ngô Thị Thanh và bố mẹ đẻ anh Chu Quốc Quân đã khuyên ngăn nhiều lần nhưng không có kết quả. Ngày 05/02/2017, anh Chu Quốc Quân tự bỏ nhà đi đến nay không có tin tức gì. Chị Ngô Thị Thanh đã tự tìm kiếm và về gia đình anh Chu Quốc Quân ở số 8 đường Trần Hưng Đạo, phường Bắc Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, gia đình cho biết từ năm 2016 đến nay anh Chu Quốc Quân cũng không về gia đình lần nào, hoàn toàn không có tin tức gì của anh Chu
Quốc Quân. Vì vậy, chị Ngô Thị Thanh yêu cầu Toà án tuyên bố anh Chu Quốc Quân mất tích. Tại Quyết định sơ thẩm giải quyết việc dân sự số 12/2019/QĐDS-ST ngày 22/8/2019 của Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng đã tuyên bố anh Chu Quốc Quân mất tích. Nay xét thấy tình cảm vợ chồng không còn, chị Ngô Thị Thanh đề nghị Toà án nhân dân quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng giải quyết cho chị được ly hôn với anh Chu Quốc Quân.
Ly hôn đối với một bên vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích là một loại tranh chấp ly hôn khá đặc biệt. Nguyên nhân trong vụ án tranh chấp ly hôn này, việc xác định lỗi của một bên vợ hoặc chồng không phải căn cứ để giải quyết tranh chấp ly hôn. Khi một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất tích; việc giải quyết tranh chấp ly hôn là đương nhiên do cuộc sống hôn nhân của họ không còn tồn tại trên thực tế; do một bên đã từ bỏ quyền làm chồng, làm cha của mình hoặc quyền làm vợ hoặc làm mẹ của mình khi bỏ đi khỏi địa phương từ hai năm trở lên, không có tín tức, cắt đứt mọi liên lạc với gia đình.
Thực trạng giải quyết tại Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền đối với loại án này vẫn còn có sự áp dụng ý chí chủ quan của Thẩm phán vào việc giải quyết vụ án. Theo đó, Thẩm phán giải quyết vụ việc trên cho rằng nếu một trong hai bên mất tích nhưng không có căn cứ chứng minh lỗi thuộc về bên nào và khi xác minh trong quá trình giải quyết vụ án nếu không có mâu thuẫn trầm trọng thì không phải là căn cứ để giải quyết tranh chấp ly hôn.
Có khẳng định, việc giải quyết của Thẩm phán trong trường hợp trên là chưa phù hợp và không đúng với thực chất quy định của pháp luật về căn cứ ly do vợ, chồng mất tích. Bởi lẽ, trường hợp vợ, chồng mất tích thì không cần chứng minh c ng có thể khẳng định cuộc sống hôn nhân của vợ chồng đã không còn tồn tại trên thực tế nên việc cho phép ly hôn là đương nhiên. Hơn nữa, để xác định chính xác xem có mâu thuẫn trầm trọng hay không thì phải dựa trên lời khai của các bên nhưng nếu vợ, chồng mất tích thì không thể thực hiện việc lấy lời khai của họ.
Vụ án 3: giữa nguyên đơn ông Nguyễn Công Nam; nơi cư trú: Số
116/182 đường Đà Nẵng, phường Lạc Viên, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng và bị đơn bà Nguyễn Thị Minh Hòa; nơi cư trú: Số 148 lô 7C đường Lê Hồng Phong, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Nội dung vụ án như sau: Ông Nguyễn Công Nam và bà Nguyễn
Thị Minh Hòa kết hôn trên cơ sở tự nguyện, được sự đồng ý của hai bên gia đình, có tổ chức lễ cưới theo phong tục tập quán Việt Nam. Ông bà có đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân phường Minh Khai, quận Hồng Bàng, Hải Phòng ngày 31/5/1983. Sau khi kết hôn ông bà chung sống hòa thuận đến năm 2013 thì vợ chồng phát sinh mâu thuẫn, nguyên nhân do tính cách không hợp, bất đồng quan điểm, ông Nam thường xuyên uống rượu, có hành vi ngược đãi, đánh đập bà Hòa nhiều lần. Ông bà đã sống ly thân từ tháng 5 năm 2016 cho đến nay, trong thời gian ly thân không ai quan tâm đến ai, kinh tế riêng biệt. Đến nay xác định tình cảm vợ chồng không còn, sống chung không có hạnh phúc, bà Hòa đề nghị Toà án giải quyết được ly hôn ông Nam.
Từ vụ việc trên cho thấy, ông Nam có hành vi đánh đập bà Hòa trong một thời gian dài nhưng không ai biết vì ông Nam đe dọa nên bà Hòa sợ và giấu gia đình, họ hàng trong một thời gian dài. Trong quá trình xác minh tại địa phương c ng như gia đình hai bên không ai biết mâu thuẫn thực tế của ông bà. Việc xác định lỗi trong việc giải quyết tranh chấp ly hôn theo yêu cầu của một bên đương sự là căn cứ bắt buộc phải có để giải quyết vụ án. Khi một trong hai bên bị ngược đãi, hoặc cuộc sống vợ chồng phát sinh mâu thuẫn và mâu thuẫn kéo dài, đời sống hôn nhân không đạt được hoặc vì những lý do khác nhau dẫn đến đời sống vợ chồng không thể tiếp tục, mâu thuẫn không thể khắc phục. Đây là một trong các căn cứ ly hôn. Khi giải quyết các vụ án này, bên cạnh việc tìm cách hòa giải để vợ chồng có thể tháo gỡ, khắc phục mâu thuẫn; Tòa án cần xác định đúng và đủ căn cứ để bác hoặc chấp nhận yêu cầu ly hôn của đương sự.
Việc xác minh bạo lực gia đình thực tế trong việc giải quyết tranh chấp ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền gặp khá nhiều khó khăn, do đa phần người phụ nữ khi gặp phải người chồng v phu thường cam chịu, thậm chí còn giấu không cho người thân hoặc hàng xóm láng giềng biết dẫn đến việc khi Tòa án xác minh thu thập chứng cứ, không ai biết gây khó khăn khi Thẩm phán đưa ra phán quyết chấp nhận hay bác yêu cầu xin ly hôn của đương sự.
Vụ án 4: giữa nguyên đơn chị Nguyễn Thị Thanh Hòa; nơi cư trú: Số
25/5/278 đường Đà Nẵng, phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng và bị đơn anh Phạm Văn Truyền; nơi cư trú: Số 25/5/278 đường Đà Nẵng, phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Nội dung vụ án như sau: Chị Nguyễn Thị Thanh Hòa và anh Phạm Văn Truyền kết hôn trên cơ sở tự nguyện, được sự đồng ý của hai bên gia đình, có tổ chức lễ cưới theo phong tục Việt Nam. Anh chị đã đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng ngày 04 tháng 7 năm 2000. Quá trình chung sống giữa chị với anh Truyền hòa thuận đến đầu năm 2002 thì phát sinh mâu thuẫn, nguyên nhân do bất đồng về tính cách và quan điểm nên vợ chồng không thể hòa hợp, giữa hai vợ chồng thường xuyên xảy ra va chạm đánh cãi nhau. Hai bên gia đình đã hòa giải nhưng không thành mà mâu thuẫn ngày càng trở lên trầm trọng hơn. Mâu thuẫn trầm trọng, anh chị đã sống ly thân 17 năm từ năm 2002 đến nay. Hiện tại hai bên đã sống ly thân, không còn quan hệ về tình cảm và kinh tế. Do muốn giữ hình thức của một gia đình cho con nên chị Hòa đợi đến khi con trưởng thành mới quyết định đưa đơn ly hôn. Trước phiên tòa chị Hòa xác định tình cảm vợ chồng không còn, vì mâu thuẫn giữa hai vợ chồng đã thực sự căng thẳng, trầm trọng kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được nên chị cương quyết đề nghị Toà án giải quyết cho chị được ly hôn với anh Truyền.
Trong vụ án trên, do hai vợ chồng vẫn sống chung một nhà và về mặt hình thức vẫn giữ một gia đình cho con cái không bị ảnh hưởng tâm lý nên trong quá trình Tòa án xác minh thu thập chứng cứ hàng xóm, họ hàng, con của anh chị c ng không biết việc vợ chồng anh chị đã ly thân nhiều năm do mâu thuẫn vợ chồng đã trầm trọng.
Ly thân hiểu đơn giản là sự sống riêng giữa vợ và chồng, như là không ăn chung, ở chung và không sinh hoạt vợ chồng. Ly thân không làm chấm dứt mối quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng nên trong thời gian sống ly thân, các bên vẫn có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản. Vì hiện nay tình trạng ly thân diễn ra nhiều, nên khi xét xử thực tế trong quá trình xét xử các vụ án tranh chấp ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền; thời gian vợ chồng ly thân là một trong các căn cứ để Tòa án xem xét giải quyết cho hai vợ chồng được ly hôn.
Có thể thấy, việc chấp nhận yêu cầu ly hôn nếu dựa trên căn cứ “ly thân” là hoàn toàn hợp lý. Bởi vì, ly thân là cơ sở cho thấy mâu thuẫn vợ chồng kéo dài, không thể hàn gắn. Tuy nhiên, Luật HNGĐ 2014 không thừa nhận vấn đề ly thân, c ng không quy định ly thân trong thời gian bao lâu thì được phép ly hôn. Đồng thời căn cứ cho việc giải quyết tranh chấp ly hôn thì không có điều khoản nào quy định là vợ chồng phải sống ly thân một thời gian rồi mới được ly hôn. Do đó, đã gây nên sự lúng túng và áp dụng thiếu thống nhất tại Toà án nhân dân quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
Vụ án 5: giữa nguyên đơn chị Đỗ Thị Ngà, cư trú tại số 20/23/104
đường Đoạn Xá, phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng và bị đơn anh Trần Trung D ng, cư trú tại số 20/23/104 đường Đoạn Xá, phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Nội dung vụ án như sau:
Chị Đỗ Thị Ngà và anh Trần Trung Dũng lấy nhau trên cơ sở tự nguyện, có đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Sau khi kết hôn vợ chồng anh Dũng, chị Ngà có tạo lập khối tài
sản chung là 01 căn nhà tại địa chỉ số 20/23/104 Đoạn Xá, phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền, Hải Phòng và tài sản chung là phần vốn góp và 10 xe ô tô để kinh doanh vận tải trong Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Vận tải Con đường Xanh. Chị Ngà và anh Dũng đều muốn nhận phần vốn góp và 10 xe ô tô trong Công ty Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Vận tải Con đường Xanh quy đổi thành tiền gây khó khăn cho Toà án trong việc xác định giữa phương thức chia (bằng hiện vật hay giá trị) đối với những tài sản chung của vợ chồng được đưa vào kinh doanh.
Trong đời sống vợ chồng, tài sản chung được tạo ra trong thời kỳ hôn