Những sai sót, vướng mắc, bất cập trong áp dụng pháp luật tố tụng

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp ly hôn từ thực tiễn tại tòa án nhân dân quận ngô quyền, thành phố hải phòng (Trang 47 - 57)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.1 Những sai sót, vướng mắc, bất cập trong áp dụng pháp luật tố tụng

Một là, về việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp là tranh chấp về ly hôn hay tranh chấp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng.

Vụ án: giữa nguyên đơn bà Nguyễn Thị Kim Dung; nơi cư trú: Số 71

và bị đơn ông Nguyễn Quốc Tuấn; nơi cư trú: Số 71 đường Lạch Tray, phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Nội dung vụ án như sau: Tháng 9 năm 1984, bà Nguyễn Thị Kim Dung và ông Nguyễn Quốc

Tuấn kết hôn trên cơ sở tự nguyện, được sự đồng ý của hai bên gia đình, có tổ chức lễ cưới theo phong tục tập quán Việt Nam. Đến ngày 02/7/1999, ông bà đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân phường Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Quá trình chung sống vợ chồng hòa thuận đến năm 2009 thì phát sinh mâu thuẫn, nguyên nhân do ông Tuấn có quan hệ ngoại tình với người phụ nữ khác dẫn đến vợ chồng thường xuyên xảy ra bất hòa, không có tiếng nói chung. Bà Dung đã tha thứ cho ông Tuấn nhiều lần nhưng ông không thay đổi mà tiếp tục có quan hệ với một số phụ nữ khác. Nội bộ gia đình bà Dung đã hòa giải nhưng không thành mà mâu thuẫn ngày càng trở lên trầm trọng. Hiện nay ông bà sống chung một nhà nhưng đã ly thân, không quan tâm đến nhau, cuộc sống và kinh tế riêng biệt. Đến nay bà Dung xác định tình cảm vợ chồng không còn, bà đề nghị Toà án giải quyết cho bà được ly hôn với ông Nguyễn Quốc Tuấn. Về con chung: Bà Nguyễn Thị Kim Dung và ông Nguyễn Quốc Tuấn có hai con chung là Nguyễn Thị Thu Anh, sinh ngày 19/6/1985 và Nguyễn Hoàng Việt, sinh ngày 19/8/1992. Hiện nay hai con đã trưởng thành, bà không yêu cầu Tòa án giải quyết. Về tài sản chung: Bà Nguyễn Thị Kim Dung và ông Nguyễn Quốc Tuấn tự thỏa thuận, không yêu cầu Toà án giải quyết.

Trong quá trình giải quyết vụ án, bà Nguyễn Thị Kim Dung và ông Nguyễn Quốc Tuấn không cung cấp được giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Bà Dung và ông Tuấn đều khẳng định ngày 02/7/1999, ông bà đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân phường Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Ông bà đã được Ủy ban nhân dân phường Trần Nguyên Hãn cung cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính nhưng do thời gian đã lâu nên ông bà đã làm mất và c ng không có bản phô tô nào để chứng minh cho việc

mình có đăng ký kêt hôn. Tòa án đã xác minh tại Ủy ban nhân dân phường Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng nhưng do thời gian đã lâu, sổ sách bị mối mọt nên không còn lưu giữ. Vì vậy không có căn cứ bà Dung và ông Tuấn có đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân phường Trần Nguyên Hãn, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng hay không. Trong trường hợp này Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền đã thụ lý giải quyết và xác định quan hệ pháp luật tranh chấp là “nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng” mà không thụ lý giải quyết tranh chấp ly hôn.

Theo quan điểm của Thẩm phán giải quyết vụ việc nói trên thì lời khai của đương sự không phải là nguồn chứng cứ, đương sự cung cấp được tài liệu chứng cứ đến đâu thì Toà án xem xét đến đó. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, việc giải quyết theo hướng nam nữ chung sống như vợ chồng là chưa hợp lý, không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Bởi lẽ, trong trường hợp vợ chồng đều thừa nhận là có đăng ký kết hôn, tức là thừa nhận họ có trách nhiệm với nhau theo quy định của pháp luật về quan hệ hôn nhân hợp pháp. Hơn nữa, việc không xác nhận được việc kết hôn tại Uỷ ban nhân dân là có thật do nguyên nhân khách quan và việc khai nhận là vợ chồng nếu không có dấu hiệu mạo nhận để chống lại, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì không cần thiết phải xác minh thêm, có cơ sở xác định họ đã có quan hệ hôn nhân hợp pháp. Đây được coi là tình tiết, sự kiện không cần phải chứng minh.

Hai là, vợ hoặc chồng xin ly hôn, có con trên 07 tuổi nhưng không có mặt tại địa phương và không biết địa chỉ cụ thể nên không thể lấy ý kiến.

Vụ án: giữa nguyên đơn chị Nguyễn Thị Thu Hương; nơi cư trú: Số 347 đường Lê Thánh Tông, phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng và bị đơn anh Nguyễn Đức D ng, sinh năm 1970; nơi cư trú: Số 347 Đường Lê Thánh Tông, phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Nội dung vụ án như sau: Chị Nguyễn Thị Thu Hương và anh

Nguyễn Đức Dũng kết hôn trên cơ sở tự nguyện, có tổ chức hỏi cưới theo phong tục tập quán Việt Nam, có làm thủ tục đăng ký kết hôn ngày 14/6/1999 tại Uỷ ban nhân dân phường Lam Sơn, quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng. Trong quá trình chung sống sau khi cưới vợ chồng hòa thuận được một thời gian đến năm 2009 thì phát sinh mâu thuẫn, nguyên nhân là bất đồng về tính cách và lối sống, cứ mỗi lần xảy ra va chạm anh Dũng thường dùng vũ lực đánh vợ. Mâu thuẫn của vợ chồng đã được hai bên gia đình khuyên ngăn hòa giải nhưng không có kết quả. Nay xét thấy tình cảm vợ chồng thực sự không còn vì mâu thuẫn vợ chồng trầm trọng kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được nên chị Hương cương quyết đề nghị Tòa án giải quyết cho chị được ly hôn với anh Dũng. Về nuôi con chung: Chị và anh Nguyễn Đức Dũng có hai con chung là Nguyễn Hoài Sơn, sinh ngày 20/8/2010 và Nguyễn Tuấn Kiệt, sinh ngày 12/4/2012. Khi ly hôn chị Hương nhận nuôi cả hai con. Tòa án đã giải quyết bằng bản án giao cả hai con cho chị Hương nuôi. Nhưng thực tế sau khi bản án có hiệu lực pháp luật không thể thi hành được do không xác định được hai con hiện đang ở đâu do anh Dũng đã đưa con đến nơi ở mới không xác định được địa chỉ.

Trong vụ án trên, do anh Nguyễn Đức D ng không đồng ý ly hôn, không lên Tòa án, không có quan điểm. Khi chị Hương đưa đơn ly hôn, anh D ng đã đưa con đi ở chỗ khác, chuyển trường học cho con và không thông báo với chị Hương với mục đích không cho chị Hương thăm gặp con. Trong quá trình giải quyết vụ án Tòa án không thể lấy lời khai của hai cháu Nguyễn Hoài Sơn và Nguyễn Tuấn Kiệt do không xác định hai con chung của anh chị hiện đang ở đâu. Việc Tòa án phán quyết giao cả hai con cho chị Hương nuôi khi không thể lấy được ý kiến của con và c ng không xác định được hai con đang ở địa chỉ nào dẫn đến việc thi hành án gặp khó khăn. Đây là bất cập khá phổ biến khi Luật HNGĐ 2014 quy định con trên 07 tuổi phải hỏi ý kiến của con.

Theo quy định của Luật HNGĐ năm 2014 thì “vợ chồng thoả thuận về

người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn; trường hợp không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”. Hiện nay quy định này còn gây

nhiều tranh cãi, gây ra những khó khăn trong việc giải quyết. Có quan điểm cho rằng, đối với con đã từ đủ 07 tuổi trở lên thì việc hỏi ý kiến của đứa trẻ là thủ tục bắt buộc. Do đó, nếu không thể lấy được ý kiến của trẻ thì Toà án đình chỉ giải quyết vụ án. Quan điểm ngược lại thì cho rằng “thủ tục bắt buộc” không có nghĩa không có thủ tục này thì không xét xử được. Tương tự giống như thủ tục hoà giải để vợ chồng đoàn tụ là bắt buộc trong các vụ án ly hôn nhưng c ng có trường hợp không tiến hành hoà giải được (các trường hợp quy định tại Điều 207 BLTTDS năm 2015) thì Toà án vẫn tiếp tục giải quyết vụ việc ly hôn.

Ba là, về hoà giải cơ sở đối tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là quyền sử dụng đất.

Vụ án: giữa nguyên đơn chị Nguyễn Thị Thu; nơi cư trú: Số 565 đường Lê Lợi, phường Lê Lợi, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng và bị đơn anh Nguyễn Văn Sinh; nơi cư trú: Số 3/121 đường vòng Vạn Mỹ, phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Nội dung vụ án như sau:

Chị Nguyễn Thị Thu và anh Nguyễn Văn Sinh kết hôn trên cơ sở tự nguyện, có tổ chức hỏi cưới theo phong tục tập quán Việt Nam, có làm thủ tục đăng ký kết hôn ngày 20/6/2010 tại Uỷ ban nhân dân phường Lê Lợi, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Trong quá trình chung sống sau khi cưới vợ chồng hòa thuận được một thời gian đến năm 2019 thì phát sinh mâu thuẫn, nguyên nhân là bất đồng về tính cách và lối sống. Nay xét thấy tình cảm vợ chồng thực sự không còn vì mâu thuẫn vợ chồng trầm trọng kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được nên chị Thu cương quyết đề nghị Tòa án giải quyết

cho chị được ly hôn với anh Sinh. Sau khi lấy nhau anh chị chung sống tại nhà bố mẹ chồng của anh Nguyễn Văn Sinh. Khi anh chị mới lấy nhau căn nhà trên chỉ là căn nhà cấp 4, sau đó anh chị tích lũy xây được căn nhà 04 tầng như đến thời điểm anh chị ra Tòa để giải quyết ly hôn. Khi ly hôn, chị Thu yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung của anh chị là công sức đóng góp xây dựng căn nhà 04 tầng. Nhưng anh Sinh không đồng ý, anh Sinh cho rằng đây chỉ là tài sản riêng của bố mẹ anh, không cho vợ chồng anh nên không thể xác định căn nhà 04 tầng là tài sản chung vợ chồng để xem xét công sức đóng góp của chị Thu trong đó.

Đối với tranh chấp về tài sản khi ly hôn có liên quan đến quyền sử dụng đất, vẫn còn nhiều ý kiến không thống nhất khi thụ lý vụ án tại Toà án nhân dân quận Ngô Quyền. Theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 thì

“Toà án chỉ thụ lý giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất khi tranh chấp đó đã được hoà giải ở Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp”. Vậy

đối với tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là quyền sử dụng đất thì có phải thực hiện thủ tục hoà giải ở cơ sở hay không. Có Thẩm phán cho rằng, tất cả những vụ án tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn mà có liên quan đến đất đai thì đều phải thông qua thủ tục hoà giải ở cấp xã. Ngược lại, có Thẩm phán lại nhận định tranh chấp ly hôn có yêu cầu về chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất khi ly hôn không phải thực hiện hoà giải cơ sở.

Theo quan điểm của tác giả, quan điểm thứ hai hợp lý hơn và đúng với quy định thực chất của pháp luật đất đai. Bởi vì, theo quy định của Luật Đất đai thì chỉ những trường hợp tranh chấp đất đai mới thuộc đối tượng phải thực hiện thủ tục tiền tố tụng (hoà giải cơ sở) trước khi khởi kiện tại Toà án. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là quan hệ hôn nhân và gia đình, không phải là quan hệ đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai liên quan đến việc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến quyền sử dụng

đất. Ngược lại, tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất khi ly hôn lại chủ yếu nhằm xem xét việc phân chia quyền sử dụng đất cho vợ chồng. Do đó, đối với loại tranh chấp này thì không cần phải thực hiện hoà giải cơ sở.

Bốn là, về việc xác định thiếu người tham gia tố tụng trong vụ án tranh chấp ly hôn.

Vụ án: giữa nguyên đơn ông Nguyễn Văn Báu và bị đơn bà Nguyễn

Thị Chi: Năm 1980, ông Nguyễn Văn Báu kết hôn với bà Nguyễn Thị Chi. Do

tình trạng hôn nhân giữa hai vợ chồng mâu thuẫn trầm trọng nên năm 2010 ông Báu đã làm đơn khởi kiện đề nghị Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền giải quyết ly hôn giữa ông và bà Chi. Tại Quyết định công nhận thuận tình ly hôn, ông bà tự thỏa thuận về tài sản, không yêu cầu giải quyết. Sau khi ly hôn, các bên không thực hiện được việc tự thỏa thuận về tài sản, nên ông Báu làm đơn khởi kiện đề nghị Tòa án chia tài sản sau khi ly hôn. Tài sản chung sau khi ly hôn của ông Báu và bà Chi do ông Báu kê khai gồm có:

- Tài sản thứ nhất: Căn nhà 03 tầng tại địa chỉ số 2/49 (số cũ 4B/10) đường Trần Phú, phường Lương Khánh Thiện, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, diện tích 48m2. Nguồn gốc tài sản do ông Báu nhận chuyển nhượng từ năm 1991, đến năm 1993 xây dựng lại thành nhà 03 tầng như hiện nay. Nay, căn nhà chưa có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, chỉ có giấy tờ chuyển nhượng viết tay do bà Chi giữ; tài sản hiện do vợ chồng con trai của ông Báu, bà Chi là Nguyễn Tuấn Ngọc, Nguyễn Thị Thúy Thanh đang quản lý, sử dụng.

- Tài sản thứ hai: Gian nhà phía ngoài mặt đường của Căn nhà số 16A đường Đà Nẵng, phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, diện tích 41m2. Nguồn gốc tài sản do ông Báu nhận chuyển nhượng của em ruột là ông Nguyễn Đình Hải từ năm 2002, với giá 240 lượng vàng; số lượng vàng mua nhà do ông Báu mượn của em gái là bà Nguyễn Thị Tuyết Lan.

Nay, gian nhà đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đứng tên ông Báu và bà Chi; và hiện bà Chi đang quản lý, sử dụng.”

Bản án sơ thẩm bị hủy do không xem xét công sức đóng góp của hai người con của ông Báu và bà Chi đã tôn tạo, xây dựng tài sản chung của vợ chồng ông Báu và bà Chi dẫn đến việc thiếu người tham gia tố tụng. Ngoài ra, việc xác định tài sản chung của vợ chồng không có căn cứ và việc thu thập chứng cứ chưa đầy đủ. Hơn nữa, do hai người con đang ở nước ngoài nên vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Việc xác định thiếu người tham gia tố tụng dẫn đến vụ án đã giải quyết sai thẩm quyền và bản án đã bị hủy do lỗi chủ quan của Thẩm phán.

Qua thực tiễn xét xử vụ án trên, quyền sử dụng đất là tài sản đặc biệt và có giá trị cao trong khối tài sản chung vợ chồng, do vậy để tạo căn cứ pháp lý trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên vợ, chồng khi ly hôn đối với quyền sử dụng đất. Luật HNGĐ đã dành một điều riêng để quy định về vấn đề này. Quy định này được xây dựng trên cơ sở đồng bộ với các ngành luật liên quan như BLDS, Luật Đất đai. Việc xác định nguồn gốc của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất c ng như công sức đóng góp của những người có quyền và nghĩa vụ liên quan vô cùng quan trọng, chỉ một sơ xuất xác định thiếu người tham gia tố tụng để xem xét thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp chia tài sản chung vợ chồng là quyền sử dụng đất. Chỉ

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp ly hôn từ thực tiễn tại tòa án nhân dân quận ngô quyền, thành phố hải phòng (Trang 47 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)