Nguyên nhân xuất phát từ sự bất cập của pháp luật

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp ly hôn từ thực tiễn tại tòa án nhân dân quận ngô quyền, thành phố hải phòng (Trang 68 - 75)

6. Kết cấu của luận văn

2.3. Nguyên nhân của bất cập trong áp dụng pháp luật về giải quyết tranh

2.3.1 Nguyên nhân xuất phát từ sự bất cập của pháp luật

Thứ nhất, chưa có hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp vợ chồng khai nhận có đăng ký kết hôn nhưng đã làm thất lạc giấy đăng ký kết hôn và cơ quan đăng ký kết hôn không thể xác định do yếu tố khách quan.

Trong vụ án ly hôn, xảy ra nhiều trường hợp vợ chồng không thể xuất trình được giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, quá trình thu thập chứng cứ của Toà án c ng không thể xác định được họ có đăng ký kết hôn hay không do yếu tố khách quan (chẳng hạn như thay đổi địa giới hành chính nên cơ quan đăng ký không lưu giữ đủ sổ sách hoặc sổ sách bị mối mọt…) nhưng cả hai vợ chồng đều thừa nhận là có quan hệ hôn nhân hợp pháp. Trong trường hợp này, để đảm bảo an toàn cho chính mình, Toà án giải quyết theo quan hệ nam nữ chung sống như vợ chồng không có đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, đều này lại ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Do đó, cần phải có hướng dẫn cụ thể về hướng xử lý đối với trường hợp này. Thiết nghĩ, nếu đương sự đều thừa nhận có hôn nhân hợp pháp, tức là thừa nhận trách nhiệm với nhau theo quy định của pháp luật, trong đó có quan hệ tài sản thì được coi là trường hợp theo khoản 2 Điều 92 BLTTDS năm 2015 “Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản, kết luận của cơ quan chuyên môn mà đương sự đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh”.

Thứ hai, chưa có hướng dẫn cụ thể về hoà giải cơ sở trong vụ án ly hôn

Thực tiễn xét xử tại Toà án nhân dân quận Ngô Quyền cho thấy, để đảm bảo an toàn thì nhiều thẩm phán yêu cầu bất kỳ tranh chấp nào mà đối tượng đề cập đến đất đai thì đều phải hoà giải cơ sở. Điều này dẫn đến những khó khăn cho đương sự và kéo dài các thủ tục tố tụng. Xét về bản chất, đối với các tranh chấp đất đai giữa vợ và chồng trong vụ án ly hôn thì không cần phải qua hoà giải cơ sở. Tuy nhiên, đối với tranh chấp giữa vợ chồng với người thứ ba về đất đai trong vụ án ly hôn thì cần phải qua hoà giải cơ sở vì bản chất của tranh chấp là quan hệ dân sự có liên quan đến quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất chứ không chỉ là quan hệ hôn nhân. Vì vậy, cần thiết có những quy định cụ thể những tranh chấp đất đai giữa vợ chồng với người thứ ba phải qua hoà giải cơ sở để đảm bảo sự thống nhất.

Thứ ba, quy định của pháp luật về căn cứ ly hôn còn chưa thực sự phù hợp, còn thiếu vắng quy định

- Thiếu vắng quy định về căn cứ ly hôn trong trường hợp một bên vợ, chồng đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị truy nã. Quan điểm về căn cứ giải quyết tranh chấp ly hôn của Nhà nước ta từ trước tới nay hoàn toàn không dựa trên cơ sở lỗi của vợ, chồng mà dựa vào sự tan rã của hôn nhân. Vì vậy, nếu xét thấy tình trạng hôn nhân trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án cho phép ly hôn, chứ không cần phải xác định lỗi. Trong trường hợp vợ hoặc chồng đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị truy nã mà bên chồng, vợ còn lại có yêu cầu xin ly hôn thì cần cho phép ly hôn. Bởi lẽ, người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị truy nã thực tế không thể duy trì hạnh phúc gia đình, thực hiện trách nhiệm với gia đình, thực hiện trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái và không đảm bảo được mục đích của hôn nhân. Việc duy trì quan hệ hôn nhân trong trường hợp này chỉ là hình thức bề ngoài và không đảm bảo quyền lợi hợp pháp của vợ, chồng. Tuy nhiên, thực tiễn khi giải quyết yêu cầu ly hôn mà một bên vợ hoặc chồng đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị truy nã thì có Thẩm phán nhận định phải xem vợ, chồng có hay không hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng các quyền và nghĩa vụ nhân thân, tài sản của vợ chồng. Nếu có các hành vi này thì mới đủ cơ sở chấp nhận yêu cầu ly hôn. Có thể thấy, việc thiếu vắng quy định căn cứ ly hôn khi vợ, chồng đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị truy nã c ng là lý do chính dẫn đến những sai lầm trong áp dụng quy định căn cứ ly hôn của Toà án.

- Chưa có hướng dẫn cụ thể về việc có xác định tình trạng hôn nhân nếu căn cứ ly hôn là vợ, chồng mất tích nên đã gây ra những lúng túng khi giải quyết tranh chấp. Ly hôn đối với một bên vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích là một loại tranh chấp ly hôn khá đặc biệt. Khi một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất tích, việc Toà án chấp nhận yêu cầu ly hôn là đương

nhiên do cuộc sống hôn nhân của vợ chồng không còn tồn tại trên thực tế. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nếu một người biệt tích từ hai (02) năm trở lên mà không có tin tức gì thì được xác định là mất tích. Trường hợp này có thể hiểu, một bên vợ, chồng đã không thực hiện nghĩa vụ của người chồng, vợ đối với bên vợ, chồng còn lại và con. Vì vậy, không cần thiết người vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn phải chứng minh tình trạng hôn nhân mâu thuẫn trầm trọng thì mới cho phép vợ, chồng ly hôn. Thực tiễn, do chưa có hướng dẫn cụ thể nên có sự không thống nhất về việc có yêu cầu vợ hoặc chồng, người đưa ra yêu cầu ly hôn phải chứng minh tình trạng hôn nhân tan rã hay không đã ảnh hưởng sự công bằng, nghiêm minh trong hoạt động xét xử của Toà án và gây nên những khó khăn cho đương sự.

- Chưa có hướng dẫn cụ thể về việc xác định vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt là căn cứ giải quyết tranh chấp ly hôn. Thực tế, khi giải quyết các trường hợp cụ thể, không có căn cứ rõ ràng để xác định thế nào là “làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được”, thế nào là hành vi “vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ chồng”. Nói cách khác, việc quy định về căn cứ ly hôn thể hiện yếu tố tình cảm vẫn còn chung chung. Khi giải quyết các trường hợp cụ thể, với sự đa dạng của cuộc sống, thì mỗi cặp vợ chồng, mỗi vụ án ly hôn thường có mâu thuẫn c ng như hoàn cảnh không giống nhau nên việc xem xét, đánh giá căn cứ trên là rất khó khăn, vướng mắc. Chính vì vậy, thực tiễn có những trường hợp cùng một vụ việc nhưng có nhiều cách lý giải khác nhau khi áp dụng pháp luật. Có nhiều vụ việc đương sự chỉ khai là có mâu thuẫn nhưng khi tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh tranh chấp và nguyện vọng của vợ,

chồng, con có liên quan, không ai biết về mâu thuẫn của vợ chồng và đương sự c ng không nhờ chính quyền can thiệp, không trình báo nên c ng không có cơ sở để đánh giá. Nguyên nhân của bất cập này bởi pháp luật quy định không rõ ràng, cụ thể nên thực tiễn xét xử phụ thuộc hoàn toàn vào Thẩm phán, có thể cùng một nguyên nhân nhưng có nhiều cách lý giải khác nhau, từ đó hướng giải quyết vụ việc c ng khác nhau. Do vậy, cần thiết phải lượng hóa bằng các tiêu chí cụ thể khi xác định thế nào là hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được để từ đó áp dụng vào thực tiễn.

- Căn cứ ly hôn thiếu vắng quy định về ly thân. Qua thực tiễn xét xử cho thấy, ly thân thường được đánh giá là cơ sở để cho vợ chồng ly thân. Theo đó, vợ chồng được coi là ly thân khi vợ chồng có sự sống riêng, không ăn chung, ở chung và không sinh hoạt vợ chồng. Hiện nay, tình trạng ly thân là một trong những cơ sở rõ ràng cho thấy mâu thuẫn vợ chồng kéo dài, không thể hàn gắn để cho ly hôn. Có thể thấy, việc cho phép ly hôn với căn cứ vợ chồng ly thân là hoàn toàn hợp lý, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay do pháp luật hiện hành không có quy định về ly thân là căn cứ ly hôn dẫn đến mặc dù việc ly thân là một trong những biểu hiện của mâu thuẫn vợ chồng nên để giải quyết cho ly hôn Tòa án lại phải thu thập chứng cứ xác định nguyên nhân ly thân, mâu thuẫn vợ chồng đã đến mức trầm trọng hay chưa? Ly thân có phải là mâu thuẫn vợ chồng trầm trọng hay không. Mặt khác, thời gian ly thân bao lâu thì được coi là mâu thuẫn trầm trọng để giải quyết ly hôn? Nói cách khác, sự thiếu vắng quy định về ly thân là căn cứ ly hôn dẫn tới những khó khăn trong việc xác định các dấu hiệu pháp lý của ly thân, từ đó ảnh hưởng đến quyết định của Toà án (Thẩm phán) khi xác định vợ chồng có ở trong tình trạng ly thân không. Đồng thời, không có sự nhất quán trong khi xác định vợ chồng có thời gian ly thân bao lâu thì yêu cầu ly hôn mới được chấp nhận. Như vậy, có sự chưa phù hợp

khi thực tiễn xét xử coi việc vợ chồng ly thân là căn cứ để ly hôn nhưng pháp luật lại không quy định về ly thân và coi đây là căn cứ ly hôn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền ly hôn của đương sự.

Thứ tư, quy định về chia tài sản chung của vợ chồng còn chưa hợp lý

Bất cập của quy định về chia tài sản chung của vợ chồng tùy thuộc vào lỗi của một trong hai bên vợ hoặc chồng. Theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật HNGĐ năm 2014 và điểm d khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06 tháng 01 năm 2016 của Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ tư pháp về việc hướng dẫn thi hành một số qui định của Luật HNGĐ năm 2014 (viết tắt là Thông tư số 01/2016) thì tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỉ lệ tài sản mà vợ chồng được chia: Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung; bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. Chia đôi là nguyên tắc và sẽ “giữ vai trò chi phối” trong mối quan hệ với các yếu tố khác. Nhưng nếu có xuất hiện yếu tố khác: Chẳng hạn yếu tố công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung, hay yếu tố lỗi của một trong hai bên trong việc vì phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng thì sẽ ảnh hưởng đến việc chia tài sản chung của vợ chồng như thế nào và tỉ lệ chia cho mỗi bên là bao nhiêu hay do Toà án tự quyết định. Trong các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ tài sản được chia khi vợ chồng li hôn thì lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng là một yếu tố mới bổ sung vào Điều 59 Luật HNGĐ năm 2014. Theo Thông tư liên tịch số 01/2016 hướng dẫn thi hành Luật HNGĐ năm 2014 thì “Lỗi của mỗi bên trong

quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn. Điều 59 Luật HNGĐ chưa có quy định cụ thể về “Lỗi của mỗi bên trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của vợ chồng”. Quy định này khó áp dụng trong thực tế vì căn cứ để xác định lỗi của vợ hoặc chồng là khá trừu tượng. Trong thực tế, phần lớn chỉ có lời khai, rất ít vụ án có chứng cứ vật chất để chứng minh. Do vậy, quy định này khó áp dụng trong thực tế và c ng chưa thực sự phù hợp. Bởi những lý do sau đây: Thứ nhất, khó nhận diện và phân định rõ ràng vợ

hay chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân; vi phạm quyền, nghĩa vụ về tài sản. Về quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ chồng được qui định, tại Mục 1, Chương III, từ Điều 17 đến Điều 23 trong Luật HNGĐ năm 2014 là một qui định viện dẫn đến các quyền, nghĩa vụ cụ thể trong Luật HNGĐ, BLDS, các luật khác có liên quan và cả trong Hiến pháp. Đơn cử về điều luật qui định về tình nghĩa vợ chồng tại Điều 19 Luật HNGĐ: Vợ chồng có nghĩa

vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác. Nghĩa vụ yêu thương, nghĩa

vụ quan tâm, chăm sóc, nghĩa vụ sống chung vv… như điều luật qui định là những thuật ngữ mang tính định tính, trừu tượng nên khi xét xử, Toà án khó xác định vợ chồng có vi phạm về quyền, nghĩa vụ về nhân thân, thậm chí không muốn nói là không thể. Thứ hai, lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng không phải là căn cứ để Toà án giải quyết cho các bên ly hôn. Căn cứ để Toà án cho vợ chồng ly hôn được qui định tại Điều 55, 56 Luật HNGĐ. Khoản 1 Điều 56 qui định: Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu

có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không

đạt được. Với nội dung qui định này thì lỗi mỗi bên không phải là một căn cứ

để Toà án giải quyết cho ly hôn. Nếu không phải là một căn cứ để cho ly hôn thì Toà án không nhận định trong bản án về lỗi nên không có cơ sở nhận định việc chia tài sản cho vợ hay chồng được hưởng nhiều hơn do người kia có lỗi trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Thứ tư, quy định về việc xác định người trực tiếp nuôi con còn nhiều bất cập

Theo quy định của Luật HNGĐ năm 2014 con từ đủ 07 tuổi phải hỏi ý kiến của con khi giải quyết vụ án tranh chấp thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Tuy nhiên trong thực tiễn giải quyết vụ án cho thấy có những trường hợp việc hỏi ý kiến của con từ 07 tuổi trở lên gặp nhiều khó khăn do bố hoặc mẹ không hợp tác, cố tình giấu con để người còn lại không thể thay đổi người trực tiếp nuôi con. Mặc dù vậy không phải không có hướng giải

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp ly hôn từ thực tiễn tại tòa án nhân dân quận ngô quyền, thành phố hải phòng (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)