Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp tại Toà án

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp ly hôn từ thực tiễn tại tòa án nhân dân quận ngô quyền, thành phố hải phòng (Trang 78)

6. Kết cấu của luận văn

3.1. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp tại Toà án

Toà án nhân dân quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp ly hôn ở Toà án

nhân dân nói chung và tại Toà án nhân dân quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng nói riêng là yêu cầu cấp thiết, nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược cải cách tư pháp

Trên cơ sở Nghị quyết 48 và 49 của bộ Chính trị, Ban thường vụ Thành uỷ, Ban thường vụ Quận uỷ đã xây dựng kế hoạch nhằm triển khai cụ thể chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Trên cơ sở đó, Toà án nhân dân quận Ngô Quyền đã xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm xác định nhiệm vụ trong thời gian tới c ng như các biện pháp triển khai có hiệu quả Nghị quyết 48 ngay tại đơn vị. Đối với Toà án nhân dân quận Ngô Quyền, đã nhiều năm nay luôn xác định đơn vị không chỉ đơn thuần thực hiện nâng cao hiệu quả xét xử, giải quyết các loại án nói chung mà là còn chú trọng nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp ly hôn tại Tòa án do lượng án Hôn nhân và gia đình chiếm tỉ lệ trên 50% tổng số lượng án của Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền.

Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền nhận thức được tầm quan trọng của việc tuyên truyền pháp luật sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân, nâng cao hiệu quả, chất lượng xét xử các vụ án Hôn nhân và gia đình án trong đó tranh chấp ly hôn chiếm 50%. Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền đã nỗ lực cố gắng, tập trung xác minh, thu thập chứng cứ để giải quyết tốt loại án này, kiên trì hoà giải nên tỷ lệ hòa giải thành đạt khá cao. Trong giải quyết án hôn nhân và gia

đình, các Thẩm phán rất chú trọng công tác hòa giải, đều có kế hoạch, lựa chọn thời điểm hòa giải thích hợp, phân tích, giải thích quyền và nghĩa vụ của các đương sự khi tham gia hòa giải, giải thích lợi ích của việc hòa giải thành, làm giảm tình trạng mâu thuẫn căng thẳng, xung đột trong xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn vẫn còn tồn tại những bất cập cần phải giải quyết triệt để.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp ly hôn tại Toà án nhân dân quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng là cần thiết nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Trong những năm gần đây, số lượng các vụ án hôn nhân và gia đình luôn luôn tăng; thực tiễn xét xử của Toà án nhân dân quận Ngô Quyền c ng cho thấy đây là loại án khó giải quyết, từ việc áp dụng pháp luật, đánh giá chứng cứ, c ng như do tính chất tranh chấp giữa các bên trong vụ án, dẫn đến việc giải quyết còn kéo dài, khó khăn, lúng túng và không thống nhất. Cụ thể, cùng trong vụ án ly hôn, c ng tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về việc giải quyết vụ án. Thực tế, nhiều vụ án hôn nhân và gia đình tại Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng rất phức tạp, không dễ phơi bầy ra trước phiên tòa. Chính vì thế, nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp ly hôn tại tòa án nhân dân quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng nhằm đảm bảo giải quyết đúng đắn, chính xác vụ việc ly hôn, góp phần tạo niềm tin vào công lý của người dân thành phố Hải Phòng và tạo sự ổn định của xã hội. Điều này sẽ có hiệu quả tránh được tình trạng tùy tiện trong việc cho ly hôn và giải quyết các hậu quả pháp lý của ly hôn. Đồng thời, hạn chế được những trường hợp xin ly hôn chỉ do xích mích nhỏ nhặt, vợ chồng trẻ tuổi, suy nghĩ nông cạn, tình trạng hôn nhân chưa đến mức không thể hàn gắn được hoặc tránh gặp phải những sai sót do đương sự lừa dối để làm thủ tục ly hôn nhằm tránh nghĩa vụ với bên thứ ba hoặc đi nước ngoài trái pháp luật…

Như vậy, có thể khẳng định, nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp ly hôn tại Toà án nhân dân quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng là cần thiết

nhằm góp phần giải quyết đúng đắn, chính xác vụ án ly hôn, bảo đảm quyền tự do ly hôn của vợ chồng; qua đó thực thi và bảo vệ quyền con người về hôn nhân và gia đình ở Việt Nam.

3.2. Định hƣớng các giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp ly hôn tại Toà án nhân dân quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng

Với vị trí quan trọng, pháp luật về ly hôn đã từng bước được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. Để đáp ứng yêu cầu giải quyết các vụ án ly hôn đồng thời giúp Tòa án có thêm căn cứ pháp lý khi xét xử giải quyết các vụ án ly hôn, nhà nước ta đã và đang rất quan tâm xây dựng một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về HNGĐ như: Luật HNGĐ năm 2000, Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 về việc thi hành Luật HNGĐ, Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, HNGĐ; Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HNGĐ năm 2000; Nghị định số 70/2001/NĐ- CP ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật HNGĐ; Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật HNGĐ"… Tuy nhiên, dù đã có nhiều văn bản hướng dẫn về ly hôn nhưng vẫn còn tồn tại những bất cập của pháp luật, các quy định chưa thực sự đi vào đời sống, các văn bản hướng dẫn còn mang tính chung chung, thiếu cụ thể, chi tiết. Mặt khác, khi giải quyết các tranh chấp về ly hôn còn tồn tại nhiều quan điểm, bất đồng, số lượng án bị kháng cáo, kháng nghị lớn. Do đó, để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về ly hôn trong giải quyết các tranh chấp tại Toà án nhân dân quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng thì cần xây dựng các giải pháp theo những định hướng như sau:

Một là, cần kết hợp giữa các giải pháp về lập pháp và giải pháp tổ chức

thực hiện. Để nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp tại Toà án nhân dân nói chung và tại Toà án nhân dân quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng nói riêng thì cần chú trọng xây dựng các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật. Đồng thời, để các quy định của pháp luật được áp dụng một cách đúng đắn, chính xác và đi vào cuộc sống thì c ng cần quan tâm đến các giải pháp về tổ chức thực hiện. Các giải pháp tổ chức thực hiện cần hướng tới những đối tượng là đội ng làm công tác xét xử và người dân. Bởi lẽ, Thẩm phán là người trực tiếp giải quyết các tranh chấp của đương sự, đảm bảo các yêu cầu của đương sự được giải quyết đúng pháp luật, “thấu tình, đạt lý”. Do đó, cần tập trung những giải pháp để nâng cao nghiệp vụ đối với đội ng làm công tác xét xử. Đồng thời, c ng cần thực hiện những biện pháp để nâng cao nhận thức của người dân đối với pháp luật về ly hôn từ đó giúp nâng cao hiệu quả của việc giải quyết các tranh chấp.

Hai là, cần xây dựng các giải pháp lập pháp theo hướng cụ thể, khả thi,

đồng bộ, thống nhất. Có thể thấy, hiện nay công tác xây dựng pháp luật hôn nhân và giai đình nói chung và pháp luật về ly hôn nói riêng được chú trọng rất nhiều với sự ra đời của Luật HNGĐ năm 2014 cùng với một loạt các văn bản hướng dẫn như Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật HNGĐ, Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BTP và các Nghị quyết hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán. Về cơ bản, những chính sách lớn của luật về các quyền nhân thân, tài sản trong quan hệ hôn nhân và gia đình đã được thể chế hóa tương đối đầy đủ. Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong công nhận, bảo vệ quyền về hôn nhân và gia đình của người dân đã hiệu quả hơn, đồng bộ, thống nhất với pháp luật về hộ tịch, tố tụng và pháp luật khác có liên quan. Tuy nhiên, một số nội dung của Luật HNGĐ vẫn còn thiếu tính khả thi, như trong áp dụng tập quán, trong hoàn thiện cơ chế đồng bộ,

thống nhất, minh bạch trong đăng ký tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng và giao dịch liên quan…dẫn đến khi giải quyết vụ án ly hôn vẫn còn gặp nhiều vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật. Bởi vậy, việc đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật cần đi theo hướng cụ thể hoá, chi tiết hoá các quy định của pháp luật. Đồng thời, c ng cần có sự tương thích, đồng bộ với các ngành luật khác và phù hợp với thực tiễn.

Ba là, những giải pháp về tổ chức thực hiện cần được xây dựng dựa trên việc phân tích, đánh giá toàn diện các điều kiện về vật chất và nhân lực của Toà án nhân dân quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Việc đưa ra các giải pháp này cần đảm bảo tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tế của Toà án. Các giải pháp về tổ chức thực hiện cần đảm bảo tính đa dạng, hiệu quả và đồng bộ.

3.3. Những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật ly hôn tại Toà án nhân dân quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng án nhân dân quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng

3.3.1. Những giải pháp về lập pháp

Một là, cần có hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp vợ chồng khai nhận

có đăng ký kết hôn nhưng đã làm thất lạc giấy đăng ký kết hôn và cơ quan đăng ký kết hôn không thể xác định do yếu tố khách quan theo hướng: “nếu

cơ quan đăng ký kết hôn không xác định được việc kết hôn là có thật nhưng hai bên vợ, chồng đều thừa nhận có đăng ký kết hôn và việc khai nhận của vợ chồng nếu không có dấu hiệu mạo nhận để chống lại, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người thứ ba thì được xác định giữa họ có quan hệ hôn nhân hợp pháp mà không cần phải chứng minh. Trong trường hợp có dấu hiệu mạo nhận là vợ chồng hợp pháp hoặc việc không xuất trình đăng ký kết hôn có dấu hiệu nhằm gian dối thời điểm kết hôn, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ ba thì Toà án phải xem xét, yêu cầu xuất trình chứng cứ khác để chứng minh.”

Hai là, cần có quy định cụ thể về các trường hợp hoà giải cơ sở trong

tranh chấp ly hôn mà đối tượng của tranh chấp đề cập đến đất đai. Cụ thể, đối với những tranh chấp đất đai giữa vợ và chồng trong vụ án ly hôn thì không cần qua hoà giải cơ sở. Tuy nhiên, đối với những tranh chấp giữa vợ chồng với người thứ ba về đất đai trong vụ án ly hôn thì cần phải qua hoà giải cơ sở để đảm bảo sự thống nhất.

Ba là, hoàn thiện pháp luật về căn cứ ly hôn. Quy định hiện nay về căn

cứ ly hôn còn chưa thực sự đi vào đời sống xã hội, chưa thành những chuẩn mực pháp lý trong xử sự của các thành viên trong gia đình. Do đó, cần sửa đổi các quy định về căn cứ ly hôn như sau:

+ Cần lượng hóa nội dung tiêu chí về căn cứ ly hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật HNGĐ năm 2014. Ngoại tình là một trong những hành vi vi phạm nghĩa vụ chung thủy giữa vợ chồng, là hành vi trái với đạo đức xã hội. Luật HNGĐ năm 2014 quy định: Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ. Trước đây, theo Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định trường hợp ngoại tình và một bên bỏ nhà đi quá hai năm không có duyên cớ chính đáng là một trong những căn cứ để Tòa án cho ly hôn. Do đó, cần bổ sung hướng dẫn áp dụng căn cứ ly hôn khi vợ hoặc chồng có hành vi ngoại tình vào Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật HNGĐ, cụ thể như sau: “Trường hợp một bên vợ hoặc chồng có hành vi ngoại tình lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà vẫn tiếp tục vi phạm hoặc có văn bản của cơ quan điều tra là có dấu hiệu tội phạm (tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng) nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi ngoại tình của vợ hoặc chồng gây ra hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng có thể là gây

tổn hại đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của bên còn lại, làm cho gia đình tan vỡ. Trường hợp vợ hoặc chồng có hành vi ngoại tình và bỏ nhà đi quá hai năm mà không có tin tức, không có trách nhiệm với gia đình, không cùng nhau xây dựng mục đích hôn nhân làm cho quan hệ vợ chồng rạn nứt”.

+ Cụ thể hóa quy định về hành vi bạo lực gia đình làm căn cứ ly hôn: Nghị định số 126/2014/NĐ-CP cần bổ sung hướng dẫn áp dụng căn cứ để giải quyết tranh chấp ly hôn khi vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình, cụ thể như sau: “Trong trường hợp chồng hoặc vợ có hành vi bạo lực gia đình thì vợ hoặc chồng được Tòa án giải quyết cho ly hôn khi có căn cứ sau: Đối với hành vi bạo lực vật chất: Vợ, chồng thường xuyên đánh đập, ngược đãi, hành hạ làm cho người bị ngược đãi, hành hạ luôn bị giày vò về mặt tình cảm, bị tổn thất về danh dự, đau khổ về tinh thần hoặc bị thương tích, tổn hại đến sức khỏe mà chưa đến mức xử lý về hình sự hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính. Đối với bạo lực tinh thần: Vợ, chồng bị chửi bới, sỉ nhục, xâm phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín. Hành vi bạo lực của vợ, chồng được lặp đi lặp lại nhiều lần, đã được chính quyền địa phương nhắc nhở hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc có văn bản của cơ quan điều tra có dấu hiệu tội phạm (tội ngược đãi vợ; tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; tội bức tử) nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”.

+ Pháp luật Việt Nam cần công nhận ly thân và xem ly thân là một trong những căn cứ để để giải quyết tranh chấp ly hôn. Đối với pháp luật của một số nước như pháp luật của Cộng hòa pháp, chế định ly thân (Séparation de Corps) được quy định tại Điều 296 BLDS Cộng hoà Pháp. Ly thân được hiểu là sự giảm độ gắn kết quan hệ vợ chồng, theo đó, hệ quả quan trọng nhất là sự hủy bỏ nghĩa vụ chung sống giữa vợ và chồng, trong khi những nghĩa vụ khác như nghĩa vụ chung thủy, nghĩa vụ tương trợ giúp đỡ nhau vẫn phải được duy trì giữa hai vợ chồng. Việc ly thân theo quy định của pháp luật Pháp, do tòa án ra quyết định trên cơ sở những căn cứ và điều kiện giống như

căn cứ và điều kiện ly hôn (vợ chồng ly thân, vợ chồng thống nhất chấm dứt hôn nhân, vợ chồng ly thân do lỗi của một bên hoặc ly thân do cuộc sống

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp ly hôn từ thực tiễn tại tòa án nhân dân quận ngô quyền, thành phố hải phòng (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)