Những hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn tiếng anh ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 80 - 84)

1.2.3 .Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

2.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động ứng dụngCNTT

2.5.2. Những hạn chế

Tuy đã đạt đƣợc một số kết quả nhƣng việc ứng dụng CNTT vào dạy học môn Tiếng Anh cũng nhƣ công tác quản lý hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học môn Tiếng Anh trong trƣờng TH của huyện Tuy Phƣớc còn một số hạn chế:

Nguồn nhân lực phục vụ cho việc phát triển ứng dụng CNTT trong dạy họcmôn Tiếng Anhvà quản lý còn thiếu, còn yếu cả trong nhận thức, đào tạo bồi dƣỡng, trong kỹ năng tổ chức quản lý hệ thống thông tin, kỹ năng xử lý khai thác thông tin và các kỹ năng tác nghiệp. Công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học đã đƣợc thực hiện tƣơng đối đồng bộ, từ việc xây dựng kế hoạch tới việc hƣớng dẫn chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên công tác này cũng còn nhiều hạn chế bởi hầu hết mới đƣợc thực hiện lồng ghép trong các hoạt động chung khác chứ chƣa tổ chức hoạt động thƣờng xuyên khoa học. Trong kiểm tra đánh giá: Chƣa quy định cụ thể các tiêu chuẩn đánh giá việc giảng dạy có ứng dụng CNTT, chƣa theo dõi kiểm tra kịp thời để điều chỉnh những hạn chể trong việc ứng dụng CNTT của GV. Ở nội dung quản lý hoạt động thi đua khen thƣởng, hệ thống tiêu chuẩn đánh giá thi đua chƣa rõ ràng và cụ thể, do đó việc đánh giá chƣa thật sự chính xác và phù hợp.

* Nguyên nhân khách quan

CSVCtrang thiết bị kỹ thuật cho việc phát triển ứng dụng CNTT trong dạy học môn Tiếng Anh còn thiếu. CSVC chƣa đƣợc đầu tƣ đồng bộ, chƣa thực sự đáp

ứng tốt nhu cầu của ứng dụng CNTT trong dạy học làm cho hiệu quả mang lại chƣa cao và còn mang tính hình thức. Đa số các trƣờng chủ yếu dựa vào sự đầu tƣ từ Sở Giáo dục và Đào tạo, nên số lƣợng không đáp ứng với nhu cầu.

Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học môn Tiếng Anh ở các trƣờng TH còn eo hẹp, không tạo điều kiện thuận lợi để các CBQL có thể thực hiện các biện pháp tích cực trong quản lý đặc biệt là trong công tác đổi mới PPDH. Sự thiếu và chƣa đồng bộ trong các vãn bản quản lý cũng nhƣ trong đội ngũ CBQL các cấp: Chủ trƣơng ứng dụng CNTT vào dạy học đã đƣợc triển khai qua các văn bản, thể hiện ngay cả trong chƣơng trình hành động của ngành về ứng dụng CNTT, trong hƣớng dẫn hàng năm về phát triển và ứng dụng CNTT trong giáo dục của Sở GDĐT nhƣng chƣa cụ thể cho từng môn, đặc biệt là môn Tiếng Anh ở các trƣờng TH, lộ trình các bƣớc đi giải pháp cụ thể còn chƣa đầy đủ, chƣa thể hiện thành kế hoạch riêng.

Về phía các nhà trƣờng, chƣa có đủ máy vi tính và thiết bị hỗ trợ từng HS ứng dụng CNTT trong học tập. HS chƣa hiểu đƣợc tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong học tập môn tiếng Anh ở trƣờng tiểu học.

Phần lớn PHHS nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của hoạt dộng ứng dụng CNTT trong dạy học tiếng Anh ở trƣờng TH chƣa cao, chƣa thực sự quan tâm, đầu tƣ mua sắm thiết bị cho con em mình học tập.

* Nguyên nhân chủ quan

Một bộ phận CBQL, GV chƣa có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học.

Một bộ phận không nhỏ CBQL giáo dục ở các nhà trƣờng TH chậm đổi mới về tƣ duy, không có hƣớng sáng tạo, chƣa theo kịp yêu cầu và sự đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn, chƣa coi trọng công tác phát triển và ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học nói chung và dạy học môn Tiếng Anh nói riêng. Đa số CBQL của các trƣờng vẫn còn làm việc theo kinh nghiệm và cảm tính, không áp dụng triệt để nền tảng của khoa học quản lý, tính kế hoạch trong quản lý còn chƣa cao.

Hiệu trƣởng các trƣờng quản lý việc ứng dụng CNTT trong dạy học chƣa có hệ thống, chƣa xây dựng kế hoạch cụ thể, còn mang nặng tính hình thức và cảm

tính, chƣa có những biện pháp quản lý phù hợp, chƣa thực hiện chặt chẽ một số biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy ứng dụng CNTT để nâng cao chất lƣợng giảng dạy trong nhà trƣờng. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng những kiến thức, kỹ năng úng dụng CNTT trong dạy học cho đội ngũ CBQL, GV còn hạn chế và chƣa đƣợc Hiệu trƣởng chú trọng.

Một bộ phận GVTA chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới PPDH; GVTA có chuyên môn sâu về CNTT còn thiếu, chƣa thật sự quan tâm đến việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Một số GVTA đã ứng dụng CNTT và phƣơng pháp dạy mới, song chƣa thành thạo nhuần nhuyễn, chậm đổi mới.

Công tác tổ chức hội thảo, tập huấn và hội giảng phổ biến, chia sẻ các nguồn tài nguyên mạng và các PPDH có ứng dụng CNTT còn bỏ ngõ, chƣa chuyên sâu. Các tiết dạy ứng dụng CNTT còn chƣa đƣợc phổ biến phần lớn chỉ sử dụng khi có tiết thao giảng, hiệu quả còn chƣa cao.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chƣơng này, tác giả khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình Kinh tế - Xã hội và Giáo dục phổ thông huyệ Tuy Phƣớc; đã nghiên cứu và đánh giá thực trạng về tình hình ứng dụng CNTT trong dạy học Tiếng Anh TH và quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học môn tiếng Anh ở các trƣờng TH trên địa bàn huyện; qua việc khảo sát thực trạng lấy ý kiến trƣng cầu của đội ngũ CBQL, GVTA và học sinh các trƣờng TH huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định trong những năm qua đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định.

Công tác quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học tiếng Anh tiểu học nhƣ: QL mục tiêu và kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học môn tiếng Anh, QL việc thực hiện chƣơng trình, nội dung ứng dụng CNTT, QL hình thức tổ chức và phƣơng pháp ứng dụng CNTT trong dạy học của GV và HS, QL phƣơng tiện và CSVC ứng dụng CNTT phục vụ giảng dạy và học tập môn tiếng Anh, QL các hình thức kiểm tra, đánh giá hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy và học môn tiếng Anh, QL các chính sách hỗ trợ hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học môn tiếng Anh đã đạt đƣợc kết quả đáng ghi nhận và có những thay đổi tích cực.

Công tác chỉ đạo tại các trƣờng TH trong huyện có thống nhất nhƣng thực hiện chƣa đƣợc đồng bộ; việc tổ chức bồi dƣỡng và tập huấn cho GV tiếng Anh về đổi mới phƣơng pháp dạy học và cách sử dụng trang thiết bị hiện đại chƣa thƣờng xuyên, chƣa trọng tâm; GVTA sử dụng các TBDH hiện đại trong giờ học còn ít; việc thực hiện đổi mới phƣơng pháp với hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học tiếng Anh còn mang tính hình thức, chƣa có tính thống nhất và chƣa đồng đều. Đầu tƣ CSVC, TBDH chƣa nhiều. Do vậy, cần khắc phục những hạn chế trên cần có các biện pháp QL phù hợp và đạt hiệu quả hơn. Chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trƣờng TH trong nội dung của chƣơng 3.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌCHUYỆN TUY PHƢỚC,

TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn tiếng anh ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 80 - 84)