1.5. Kinh nghiệm tạo động lực làm việc cho công chứ cở một số nƣớc trên thế giới và
1.5.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản bị tàn phá nặng nề, nguồn tài nguyên nghèo nàn nhƣng đã vƣơn lên trở thành quốc gia hùng mạnh trong khu vực và thế giới. Thành công của Nhật Bản là xây dựng đƣợc mô hình quản lý kiểu mới, đó là mô hình “kiểu Nhật Bản” với nội dung chính là “chế độ làm việc suốt đời, lƣơng thâm niên và sự đề bạt, sự nhất trí trong việc ra quyết định và chủ nghĩa công đoàn trong nhà”. Mô hình này không chỉ làm nên một bản sắc riêng của Nhật Bản mà còn là một mẫu mô hình quản lý nói chung, đƣợc lan tỏa, phổ biến và có ảnh hƣởng rất lớn đến nhiều nƣớc đặc biệt là Châu Á trong đó có CHDCND Lào. Mô hình “kiểu Nhật Bản” có những đặc điểm chính, nổi bậc nhƣ sau:
- Về đào tạo: thực hiện chế độ đào tạo suốt đời với hai phƣơng thức đào tạo tại chỗ và đào tạo ngoài công việc.
+ Đào tạo tại chỗ là việc thiết kế chƣơng trình đào tạo phù hợp với công việc và kỹ năng của mọi lao động nhất là đối với ngƣời mới đƣợc tuyển dụng. Khi mới gia nhập tổ chức, ngƣời lao động sẽ đƣợc luân chuyển liên tục nhằm giúp họ hiểu công việc ở nhiều bộ phận từ đó thực hiện tốt công việc của chính mình. Những ngƣời có trách nhiệm bồi dƣỡng, đào tạo nguồn nhân lực mới là ngƣời có tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm; những ngƣời quản lý trực tiếp, các lãnh đạo và cũng chính là thầy giáo chính của ngƣời lao động.
30
+ Đào tạo ngoài công việc nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức chung cho ngƣời lao động để tiếp tục hoàn thiện khả năng chuyên môn. Có ba hình thức đào tạo ngoài công việc là đào tạo theo nhóm, đào tạo tự nguyện và đào tạo bên ngoài. Họ có thể mời giáo viên bên ngoài hoặc để ngƣời lao động tự thảo luận, kiểm tra chéo lẫn nhau.
- Về chế độ làm việc suốt đời: Ngƣời lao động đƣợc tuyển ngay sau khi rời ghế nhà trƣờng và sẽ liên tục làm việc cho đến tuổi về hƣu (55 tuổi). Theo quan niệm của Nhật Bản, công ty là một gia đình lớn, ở đó không chỉ là nơi ngƣời lao động làm việc, phục vụ cuộc sống mà còn là nơi để họ phát triển toàn bộ nhân cách, năng lực. Ngƣời lao động không những đƣợc công ty chăm lo điều kiện làm việc, học tập và tiến thân lâu dài mà còn là nơi ăn chốn ở lẫn cuộc sống riêng tƣ. Sự cam kết đƣợc Chính phủ ủng hộ bằng các khoản trợ cấp đào tạo lại, chế độ trợ cấp bù lỗ do giữ chân nhân viên vào lúc khó khăn hoặc bằng trợ cấp thất nghiệp hoặc giúp tổ chức lại khi sắp bị phá sản hoặc bằng cách tìm đối tác sáp nhập để có thể giữ lại đƣợc những nhân viên suốt đời đó. Đây là yếu tố gắn kết ngƣời lao động với tổ chức mình.
Theo tính toán của Bộ Lao động Nhật Bản, một nhân viên bậc trung trong ngành chế tạo nếu chuyển việc vào độ tuổi 40 chắc chắn sẽ bị mất 25 triệu Yên Nhật (tƣơng đƣơng 230.000 USD) trong thu nhập suốt đời và từ 7-15 triệu Yên Nhật tiền hƣu trí. Ngoài ra, ngƣời lao động làm việc lâu năm, khi về hƣu thì ngoài đƣợc nhận khoản tiền lƣơng hƣu bằng 3-4 năm lƣơng còn đƣợc quan tâm bằng cách cho tiếp tục sử dụng các cơ sở phúc lợi, đƣợc theo dõi, chăm sóc sức khỏe,…
- Về chế độ lên lƣơng và thăng thƣởng theo thâm niên: Nhật Bản đều trả lƣơng, đề bạt theo thâm niên; chế độ này dựa trên “trả lương xứng đáng với kinh nghiệm và
trình độ lành nghề đã được tích lũy qua thời gian”, thể hiện sự khác nhau về tiền công
theo lứa tuổi và thâm niên.
- Về tổ chức công đoàn: Công đoàn viên đƣợc xác định bao gồm toàn bộ ngƣời lao động; thƣờng tổ chức các cuộc họp để bàn cách quản lý tốt nhất, cải thiện điều kiện làm việc cùng các chính sách phúc lợi, đây chính là cách để ngƣời lao động tham gia vào việc làm việc và đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình.
- Về quyền quyết định và tham gia quản lý: Tại Nhật Bản, quyền định đoạt dựa trên cơ sở nhất trí của tất cả các thành viên, việc tham gia quản lý tại Nhật Bản mang
31
nhiều hình thức và nhiều cấp độ khác nhau song phổ biến nhất là hình thức “tham gia
quản lý” nghĩa là tham khảo ý kiến và thƣơng lƣợng tập thể giữa ngƣời lao động và
ngƣời quản lý, tham gia các đại hội tƣ vấn có đại diện Ban giám đốc và công đoàn. Mô hình “kiểu Nhật Bản” có một số ƣu điểm nổi trội nhƣ tăng cƣờng sự gắn bó lâu dài của ngƣời lao động với tổ chức; tạo đƣợc sự ổn định nơi làm việc nhờ đó ngƣời lao động sẽ đảm bảo đƣợc mức sống vật chất và tạo cơ hội thăng tiến rộng rãi, tạo ra bầu không khí làm việc thân thiện, lành mạnh; tạo điều kiện cho tổ chức áp dụng những kỹ thuật mới để nâng cao năng suất lao động. Do đƣợc đảm bảo làm việc suốt đời nên ngƣời lao động không sợ mất việc và ủng hộ tổ chức trong tất cả các hoạt động.