Nhóm giải pháp đối với công chức, tập thể lãnh đạo đơn vị nhằm tạo động lực

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tạo động lực làm việc cho công chức thuộc Sở Công thương tỉnh Khăm Muộn Lào (Trang 99 - 101)

3.2. Giải pháp tạo động lực làm việc cho công chức thuộc Sở Công thƣơng tỉnh Khăm

3.2.5. Nhóm giải pháp đối với công chức, tập thể lãnh đạo đơn vị nhằm tạo động lực

công chức.

3.2.4.2. Công tác phân công công việc

Thực hiện rà soát lại tổ chức bộ máy, chất lƣợng, số lƣợng công chức của Sở, xác định vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ của bộ phận phòng, ban, đơn vị điều này sẽ tránh tình trạng định sẵn nhân sự rồi mới tạo ra công việc, tránh chồng chéo khi phân công, giao việc đồng thời sẽ khắc phục tình trạng vừa thừa, vừa thiếu nhân lực nhƣ hiện nay. Mặt khác, khi xác định vị trí việc làm sẽ giúp công chức thấy đƣợc vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình, có động lực để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đƣợc giao, tránh đùn đẩy, thoái thác công việc. Bên cạnh đó, tập thể lãnh đạo cần quan tâm, tạo điều kiện để công chức tự chủ trong công việc, giúp họ luôn ở thế chủ động, tự tin hơn, tự chịu trách nhiệm và chắc chắn hiệu quả công việc sẽ cao hơn.

3.2.5. Nhóm giải pháp đối với công chức, tập thể lãnh đạo đơn vị nhằm tạo động lực làm việc lực làm việc

3.2.5.1. Đối với công chức

Mỗi công chức sẽ khó có đƣợc động lực làm việc cao nếu không tự nhận thức và có hành vi tích cực đối với nhiệm vụ đƣợc giao. Để có động lực làm việc cao thì trƣớc hết bản thân công chức phải có thái độ hợp tác, tinh thần phối hợp trong thực hiện các giải pháp tạo động lực làm việc của đơn vị đồng thời tự cải tiến hành vi của mình phù hợp với giải pháp của đơn vị. Muốn vậy, mỗi công chức tại Sở Công thƣơng tỉnh Khăm Muộn cần:

Một là, gƣơng mẫu, chấp hành tốt chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách

pháp luật của Nhà nƣớc, thực hiện tốt phƣơng châm “nói đi đôi với làm”, kiên quyết chống các biểu hiện quan liêu, bè phái, cục bộ; không ngừng học tập và không ngừng rèn luyện, nâng cao nhận thức về chính trị.

91

quan tâm đến các mối quan hệ trên tinh thần phối hợp, hợp tác trong giải quyết công việc; ham học hỏi, cầu thị, biết tiếp thu ý kiến góp ý để hoàn thiện bản thân; không ngừng cố gắng, nỗ lực trong công tác, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc đồng nghiệp, lãnh đạo đánh giá cao từ đó sẽ tự tin, tƣ tƣởng thoải mái, tâm lý ổn định để phát huy hết khả năng, phát triển bản thân và đóng góp cho sự thành công của đơn vị.

Ba là, mỗi công chức muốn cống hiến cho đơn vị thì vấn đề sức khoẻ là một

trong những yếu tố rất quan trọng vì chỉ khi có sức khoẻ tốt họ mới có tinh thần thoải mái, có phong thái và toàn tâm, toàn sức hoàn thành tốt nhiệm vụ. Muốn vậy, phải không ngừng tự rèn luyện thể chất, về phía đơn vị cần thực hiện quả hơn nữa chính sách khám sức khỏe định kỳ cho công chức, nắm bắt kết quả sau thăm khám để động viên kịp thời đối với những trƣờng hợp mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y,.. Thiết nghĩ, nếu thực hiện tốt giải pháp này thì công tác tạo động lực làm việc cho công chức tại đơn vị sẽ cải thiện và hiệu quả hơn trong thời gian đến.

3.2.5.2. Đối với tập thể lãnh đạo đơn vị

Nhà lãnh đạo, quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng thực thi công vụ của công chức cấp dƣới, là ngƣời dẫn dắt, hƣớng dẫn đồng thời cũng là ngƣời động viên, khuyến khích cấp dƣới làm việc, tạo cho cấp dƣới có đƣợc động lực làm việc. Để phát huy hơn nữa công tác tạo động lực làm việc tại đơn vị trong thời gian đến, tập thể Ban Giám đốc Sở cần quan tâm thực hiện:

Một là, tạo môi trƣờng làm việc thân thiện, tạo mối quan hệ gần gũi, hoà đồng

giữa lãnh đạo và nhân viên; duy trì và phát huy tinh thần dân chủ, công bằng, cởi mở góp phần tạo động lực kích thích công chức phấn khởi, tự tin thể hiện năng lực, sở trƣờng và tinh thần trách nhiệm cao. Bên cạnh đó, trong môi trƣờng làm việc sẽ luôn tồn tại các mâu thuẫn vì vậy lãnh đạo cần khéo léo, dung hoà các mối quan hệ, xử lý hợp tình hợp lý các mâu thuẫn sẽ góp phần tăng cƣờng kỷ luật, kỷ cƣơng, tạo môi trƣờng làm việc thoải mái, công bằng đối với từng cá nhân.

Hai là, thể hiện sự tin tƣởng vào cấp dƣới thông qua việc phân quyền, giao

quyền mạnh mẽ hơn, điều này một mặt giúp lãnh đạo không bị áp lực trong xử lý công việc mang tính chất thƣờng xuyên, sự vụ mặt khác thông qua phân quyền, giao quyền sẽ làm cho công chức cảm thấy đƣợc tin tƣởng, có vị trí quan trọng đồng thời phát huy

92

hiệu quả trong việc thu hẹp khoảng cách giữa lãnh đạo và cấp dƣới.

Ba là, có biện pháp phát hiện, khai thác năng lực, sở trƣờng, phát huy điểm

mạnh, khắc phục điểm yếu của công chức cấp dƣới để phân công công việc hợp lý; có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, rèn luyện, thử thách trong nhiều môi trƣờng để công chức cọ sát, hoàn thành công việc hiệu quả nhất. Xây dựng kế hoạch tuyển chọn, giữ chân các công chức lãnh đạo, quản lý có năng lực làm việc trong công vụ đồng thời tăng cƣờng sự cam kết và trách nhiệm, thẩm quyền quản lý của họ đối với hoạt động quản lý công chức dƣới quyền.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tạo động lực làm việc cho công chức thuộc Sở Công thương tỉnh Khăm Muộn Lào (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)