Phân tích thực trạng tạo động lực làm việc cho công chức Sở Công thƣơng tỉnh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tạo động lực làm việc cho công chức thuộc Sở Công thương tỉnh Khăm Muộn Lào (Trang 47)

tỉnh Khăm Muộn

2.2.1. Xác định mục tiêu tạo động lực làm việc

Trong công tác lãnh chỉ đạo, Ban Giám đốc Sở Công thƣơng tỉnh Khăm Muộn luôn xác định mục tiêu của tạo động lực làm việc là để tạo ra năng suất, hiệu quả công việc cao, bản thân công chức phải yên tâm công tác, say mê với công việc và có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt huyết trong thực thi công vụ. Đồng thời hƣớng tới mục tiêu đảm bảo cho công chức có đƣợc mức thu nhập ổn định, đƣợc làm việc trong môi trƣờng chuyên nghiêp, hiện đại, văn minh, an toàn. Tuy nhiên, thực tế việc xác định các mục tiêu tạo động lực làm việc tại đơn vị thời gian qua chƣa đƣợc tiến hành độc lập, các mục tiêu chƣa đƣợc cụ thể hoá và chƣa thật sự phù hợp với nhu cầu, đặc điểm của từng nhóm đối tƣợng công chức.

Theo tác giả, để xác định mục tiêu tạo động lực làm việc đạt hiệu quả, trong thời gian tới tập thể lãnh đạo đơn vị cần xây dựng kế hoạch cụ thể, có những biện pháp tạo động lực làm việc để công chức luôn trung thành, gắn bó lâu dài với đơn vị, tạo sự ổn định, bền vững của đơn vị. Việc xây dựng và thực hiện các mục tiêu tạo động lực làm việc cần phải tiến hành đồng thời với quá trình kiểm tra, đánh giá và xác định khả năng hoàn thành mục tiêu, tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp áp dụng để đạt đƣợc những kết quả tốt nhất. Tạo động lực làm việc phải gắn với tìm hiểu nhu cầu của công chức từ đó đề ra những biện pháp tạo động lực phù hợp với những đối tƣợng, phân loại đối tƣợng để thực thi các biện pháp hiệu quả cao nhất.

2.2.2. Xác định nhu cầu, các mức độ thỏa mãn nhu cầu của công chức

Trong thời gian qua, lãnh đạo Sở Công thƣơng tỉnh Khăm Muộnluôn quan tâm, tìm hiểu nguyện vọng, nhu cầu chính đáng của công chức thông qua tổ chức hội đoàn thể (Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ…), hoặc thông qua Hội nghị cán bộ, công chức hàng năm; sử dụng hòm thƣ góp ý, đặc biệt định kỳ hàng năm Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở tổ chức đối thoại với toàn thể công chức qua đó tìm hiểu tâm tƣ, nguyện vọng để có giải pháp phù hợp đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu chính đáng của ngƣời lao động. Tuy nhiên, biện pháp, cách thức xác định các nhu cầu của công chức hiện nay chƣa phát huy tính hiệu quả, còn dàn trải, chƣa khoa học, chƣa phù hợp và chƣa đáp ứng nhu cầu của từng nhóm đối tƣợng tại đơn vị; các biện pháp thực hiện mang tính bộc phát khi phát sinh những trƣờng hợp bức xúc, nổi cộm do đó không

39

phát huy tác dụng động lực mang tính toàn diện, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của đại đa số công chức.

Để có thể đánh giá chính xác nhu cầu của công chức đối với công việc, tác giả tiến hành điều tra thông qua khảo sát để nghiên cứu hệ thống nhu cầu thông qua 87 phiếu khảo sát, kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.1: Hệ thống nhu cầu của công chức đối với công việc

Chỉ tiêu Đơn vị tính Mức độ quan trọng Rất không quan trọng Không quan trọng Không có ý kiến Quan trọng Rất quan trọng Tổng

Công việc thú vị Ngƣời 1 3 24 54 5 87

Tỷ lệ % 1,15 3,45 27,58 62,07 5,75 100

Công việc nhiều thách thức, tạo động lực nghiên cứu, đam mê, hăng say

Ngƣời 1 4 27 47 8 87

Tỷ lệ % 1,15 4,6 31,03 54,02 9,2 100

Công việc phù hợp với năng lực, sở trƣờng

Ngƣời 0 0 17 58 12 87

Tỷ lệ % 0 0 19,54 66,67 13,79 100

Đƣợc chủ động, tự quyết trong công việc

Ngƣời 1 2 27 52 5 87

Tỷ lệ % 1,15 2,3 31,03 59,77 5,75 100

Công việc ổn định Ngƣời 0 1 20 57 9 87

Tỷ lệ % 0 1,15 22,99 65,52 10,34 100

Đánh giá đầy đủ các công việc đã thực hiện

Ngƣời 0 1 20 56 10 87

Tỷ lệ % 0 1,15 22,99 64,37 11,49 100

Điều kiện làm việc tốt Ngƣời 1 3 23 51 9 87

Tỷ lệ % 1,15 3,45 26,44 58,62 10,34 100

Có cơ hội học tập nâng cao trình độ

Ngƣời 0 1 24 54 8 87

Tỷ lệ % 0 1,15 27,59 62,07 9,19 100

Mối quan hệ đồng nghiệp tốt Ngƣời 0 2 13 54 18 87

Tỷ lệ % 0 2,3 14,94 62,07 20,69 100

Mức thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống

Ngƣời 2 13 39 27 6 87

Tỷ lệ % 2,3 14,94 44,83 31,03 6,9 100

Có cơ hội thăng tiến trong công việc

Ngƣời 1 6 38 39 3 87

Tỷ lệ % 1,15 6,9 43,67 44,83 3,45 100

(Nguồn: Kết quả tổng hợp phiếu khảo sát động lực làm việc tại Sở Công

40

Theo bảng 2.1, nhìn chung nhu cầu đƣợc đánh giá quan trọng nhất của công chức tại Sở đó là công việc phải phù hợp với năng lực, sở trƣờng (chiếm tỷ lệ 66,67%) tiếp theo là nhu cầu về công việc ổn định (chiếm tỷ lệ 65,52%), các nhu cầu về mối quan hệ đồng nghiệp, công việc thú vị, cơ hội học tập nâng cao trình độ đƣợc đánh giá quan trọng ngang nhau (chiếm tỷ lệ 62,07%).

Đối với nhu cầu về mức thu nhập: trong những năm qua Ban Giám đốc Sở đã đặc biệt quan tâm, nâng cao mức thu nhập cho công chức thông qua thực hiện tiết kiệm chi thƣờng xuyên. Kết quả năm 2020 công chức Sở có mức thu nhập bình quân là 2.608.286 kíp/ngƣời/tháng (gắp hai lần so với mức lƣơng tối thiểu). Mức thu nhập tăng thêm bình quân hàng tháng ngoài lƣơng này cơ bản đáp ứng mặt bằng chung của công chức tại đơn vị và đây là mức tƣơng đối cao hơn so với một số sở, ban ngành khác của tỉnh, đã góp phần cải thiện đời sống của công chức, giúp họ phấn khởi, có động lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Vì lý do nêu trên nên chỉ có 37,93% đánh giá tiêu chí này quan trọng và rất quan trọng, 44,83% không có ý kiến và 17,24% đánh giá tiêu chì này không quan trọng. Mặc dù tập thể lãnh đạo Sở đã rất nỗ lực tuy nhiên có thể khẳng định mức thu nhập từ lƣơng nói chung hiện nay vẫn chƣa tạo vẫn chƣa tạo ra động lực đủ mạnh cho công chức phát huy tài năng và cống hiến, đồng thời không kích thích đƣợc họ gắn bó với nhà nƣớc, không thu hút đƣợc nhân tài. Nhu cầu công việc phù hợp với năng lực, sở trƣờng của công chức - đây là nhu cầu đƣợc công chức Sở quan tâm, 80,46% đánh giá nhu cầu này quan trọng nhất và rất quan trọng vì khi đƣợc bố trí công việc phù hợp với năng lực, sở trƣờng thì mới có điều kiện tốt để phát huy hết khả năng. Thực hiện chủ trƣơng tinh giảm biên chế nên tình trạng một ngƣời kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ trong khi không phải ai cũng có năng lực tốt, khả năng tiếp cận nhanh công việc mới đảm nhận bên cạnh đó công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhiệm vụ mới chƣa đƣợc quan tâm chú trọng từ đó gây tâm lý không thoải mái, áp lực, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.

41

Bảng 2.2: Mức độ hài lòng của công chức đối với công việc phân chia theo giới tính, vị trí, trình độ và độ tuổi tính, vị trí, trình độ và độ tuổi

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mức độ hài lòng của công chức đối với công việc Rất không hài lòng Khôn g hài lòng Không có ý kiến Hài lòng Rất hài lòng Tổng 1. Giới tính Nam Ngƣời 0 2 10 24 6 42 Tỷ lệ % 0 4,76 23,81 57,14 14,29 100 Nữ Ngƣời 1 1 10 28 5 45 Tỷ lệ % 2,22 2,22 22,22 62,23 11,11 100 2. Vị trí công việc Ban Giám đốc Ngƣời 0 0 1 2 0 3 Tỷ lệ % 0 0 33,33 66,67 0 100 Lãnh đạo phòng, ban Ngƣời 0 2 5 21 6 34 Tỷ lệ % 0 5,88 14,71 61,76 17,65 100 Công chức chuyên môn, nghiệp vụ Ngƣời 1 1 14 29 5 50 Tỷ lệ % 2 2 28 58 10 100 3. Trình độ Trên Đại học Ngƣời 1 2 6 7 2 18 Tỷ lệ % 5,56 11,11 33,33 38,89 11,11 100 Đại học Ngƣời 0 1 14 43 9 67 Tỷ lệ % 0 1,49 20,9 64,18 13,43 100 Cao đẳng Ngƣời 0 0 0 1 0 1 Tỷ lệ % 0 0 0 100 0 100 Trung cấp Ngƣời 0 0 0 1 0 1 Tỷ lệ % 0 0 0 100 0 100 4. Tuổi Dƣới 30 tuổi Ngƣời 0 0 3 1 0 4 Tỷ lệ % 0 0 75 25 0 100 Từ 30 tuổi đến 40 tuổi Ngƣời 1 1 10 23 5 40 Tỷ lệ % 2.5 2.5 25 57,5 12,5 100 Từ 41 tuổi đến 50 tuổi Ngƣời 0 1 5 16 2 24 Tỷ lệ % 0 4,17 20,83 66,67 8,33 100 Từ 51 tuổi trở lên Ngƣời 0 1 2 12 4 19 Tỷ lệ % 0 5,26 10,53 63,16 21,05 100

(Nguồn: Kết quả tổng hợp phiếu khảo sát động lực làm việc tại Sở Công

42

Qua bảng 2.2 có thể thấy mức độ hài lòng của công chức đối với công việc đƣợc chia theo giới tính, vị trí công việc, trình độ và độ tuổi nhƣ sau:

- Về giới tính: Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ công chức nam và công chức nữ hài lòng đối với công việc hiện tại đạt mức cao nhất và tỷ lệ hài lòng của công chức nữ cao hơn công chức nam (nam hài lòng là 24 ngƣời, chiếm tỷ lệ 57,14% và nữ hài lòng là 28 ngƣời, chiếm tỷ lệ 62,23%). Kết quả này là hợp lý bởi đặc thù là cơ quan hành chính nhà nƣớc nên mức thu nhập bình quân là tƣơng đối đồng đều và ở mức ổn định đặc biệt do tính chất công việc nên họ có thời gian chăm sóc gia đình, con cái nên hài lòng với công việc mình đang đảm nhận. Mức độ không hài lòng và rất không hài lòng giữa nam và nữ chiếm tỷ lệ tƣơng đối nhỏ (4,44% - 4,47%) nguyên nhân là do không có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc hoặc không có nhiều cơ hội, điều kiện để học tập, nâng cao trình độ vì vậy họ cảm thấy không hài lòng với công việc hiện tại.

- Về vị trí công việc: Nhìn vào kết quả khảo sát có thể nhận thấy có sự khác biệt rõ rệt về mức độ hài lòng đối với từng vị trí công tác cụ thể:

+ Ban Giám đốc: Tỷ lệ hài lòng với vị trí công việc đạt 66,67% là tỷ lệ cao nhất trong ba nhóm công chức. Điều đó cho thấy những ngƣời giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý do bản thân họ đang có vị trí quan trọng trong đơn vị và đƣợc mọi ngƣời kính trọng, nể phục nên họ cảm thấy hài lòng với vị trí công việc đang đảm nhận. Bên cạnh đó đối với nhóm công chức nhu cầu quan trọng nhất là công việc ổn định, tiếp đến là tính chủ động, tự quyết trong công việc và nhu cầu về thu nhập không còn quan trọng vì với mức thu nhập hiện tại đã đáp ứng. Tỷ lệ không có ý kiến rõ ràng đạt 33,33% nguyên nhân có thể là tuổi đời còn trẻ (dƣới 40 tuổi) vì vậy mặc dù ý thức đƣợc vai trò trách nhiệm của cá nhân nhƣng bản thân họ chƣa có điều kiện (thâm niên) để phát huy hết khả năng, năng lực cũng nhƣ còn nhiều hạn chế trong tích luỹ kinh nghiệm để cống hiến cho đơn vị.

+ Đối với công chức giữ chức vụ Trƣởng phòng/Phó trƣởng phòng (tƣơng đƣơng): Tỷ lệ hài lòng đạt 61,76%, rất hài lòng đạt 17,65% và số ngƣời không có ý kiến rõ ràng chiếm tỷ lệ 14,71%. Nguyên nhân do chƣa có điều kiện để phát huy hết khả năng, năng lực cũng nhƣ còn nhiều hạn chế trong tích luỹ kinh nghiệm thực tế.

43

trọng vì vậy phải tìm ra nguyên nhân vì đây là nhóm đang giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị và có ảnh hƣởng rất lớn đến đội ngũ chuyên viên tham mƣu, giúp việc cũng nhƣ tác động đến kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Nguyên nhân không hài lòng có thể do không thống nhất với quan điểm lãnh, chỉ đạo của Ban Giám đốc hoặc bản thân họ thấy vị trí hiện tại chƣa tƣơng xứng với những cống hiến, đóng góp. Vì vậy, cần quan tâm đến nhóm công chức này để có biện pháp điều chỉnh phù hợp tình hình thực thế và đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của mỗi cá nhân, giúp họ phát huy tốt năng lực, sở trƣờng đóng góp cho đơn vị trong thời gian đến.

+ Đối với nhóm công chức chuyên môn, nghiệp vụ: tỷ lệ hài lòng chiếm 58%, rất hài lòng chiếm 10% vì đa phần nhóm công chức này là nữ họ mong muốn có công việc và mức thu nhập ổn định, có thời gian chăm sóc con cái, gia đình,... Đặc biệt do là công chức chuyên môn, nghiệp vụ nên thứ tự nhu cầu quan trọng nhất đối với họ là công việc ổn định, tiếp nhu cầu về lƣơng phải đảm bảo và yếu tốt công bằng - đây là các nhu cầu bậc thấp trong hệ thống nhu cầu của Maslow, vì vậy để tạo động lực làm việc cho nhóm công chức chuyên môn, nghiệp vụ cần có các giải pháp cải cách, cải thiện tiền lƣơng và tính chất công việc. Ngoài ra, tỷ lệ không có ý kiến rõ ràng chiếm 28%, rất không hài lòng và không hài lòng đều chiếm tỷ lệ 2% trong tổng số công chức của nhóm. Nguyên nhân xuất phát từ mối quan hệ đồng nghiệp, sự quan tâm của lãnh đạo, hoặc tiền lƣơng đã đƣợc chi trả chƣa tƣơng tƣơng xứng với công việc hoặc cũng có thể do họ cảm thấy chƣa đƣợc công nhận những cống hiến và chƣa có cơ hội thăng tiến trong công việc. Cần quan tâm xem xét mức độ hài lòng của nhóm công chức chuyên môn, nghiệp vụ bởi họ là lực lƣợng tham mƣu chính, phải xây dựng các giải pháp để cải thiện đời sống vật chất thông qua chế độ lƣơng, thƣởng; cân nhắc, tạo điều kiện trong đề bạt, bổ nhiệm đối với những ngƣời có năng lực, trình độ, nhiệt huyết cống hiến góp phần tạo động lực làm việc, gắn bó lâu dài với đơn vị.

- Về trình độ chuyên môn: Nhóm công chức có trình độ trên đại học có mức độ rất hài lòng đạt 11,11%, mức độ hài lòng đạt 38,89%; nhóm công chức có trình độ đại học có mức độ rất hài lòng đạt 13,43%, mức độ hài lòng đạt 64,18%. Nguyên nhân là do những ngƣời có trình độ cao thƣờng đảm nhận những nhiệm vụ phức tạp, chuyên sâu, họ có nhiều cơ hội khẳng định bản thân và cơ hội thăng tiến trong công việc cao

44

hơn do đó họ hài lòng với vị trí công việc tại đơn vị. Tỷ lệ không có ý kiến rõ ràng là 33,33%, không hài lòng 11,11% và 5,56% công chức rất không hài lòng với vị trí công việc hiện tại (đối với nhóm công chức có trình độ trên đại học) và không có ý kiến rõ ràng là 20,9% và 1,49% không hài lòng với vị trí công việc hiện tại (đối với nhóm công chức có trình độ đại học). Nguyên nhân có sự phân hoá trên là do bản thân công chức này đƣợc đào tạo chuyên môn bài bản, trình độ cao nhƣng do vị trí công việc không phù hợp chuyên ngành đào tạo, hoặc do mức thu nhập hiện tại chƣa đảm bảo nhu cầu cuộc sống cá nhân, hoặc do thiếu kinh nghiệm thực tiễn công tác, va vấp trong mối quan hệ đồng nghiệp,... vì vậy cần quan tâm đến nhóm công chức này bởi họ là lực lƣợng chất xám, nguồn nhân lực chất lƣợng cao rất quan trọng của đơn vị trong giai đoạn hiện nay, cần có các giải pháp phù hợp.

- Về độ tuổi: Qua bảng 2.2 có thể nhận thấy độ tuổi của công chức tỷ lệ thuận với mức độ hài lòng và rất hài lòng với công việc hiện tại. Số công chức rất hài lòng với công việc rơi vào nhóm có độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi (12,5%), nhóm có độ tuổi 41 đến 50 tuổi (8,33%) và nhóm công chức trên 51 tuổi (21,05%) trong khi nhóm công chức dƣới 30 tuổi không có tỷ lệ rất hài lòng, tỷ lệ hài lòng chỉ chiếm 25% và không có ý kiến rõ ràng chiếm 75%. Điều này có thể lý giải do tuổi càng cao, thâm niên công tác dài, đa số đều nắm giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong đơn vị, có nhiều kinh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tạo động lực làm việc cho công chức thuộc Sở Công thương tỉnh Khăm Muộn Lào (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)