Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần bellsystem 24 hoasao, thành phố hà nội (Trang 25 - 30)

4 .Nhiệm vụ nghiên cứu công ty

8. Kết cấu của đề tài

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp

1.3.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp

●Thị trường lao động

Thị trường lao động là một trong các yếu tố bên ngoài quan trọng tác động đến công tác đào tạo nhân lực của doanh nghiệp. Thị trường lao động tác động trực tiếp đến lực lượng nhân lực cần của doanh nghiệp không chỉ về số lượng và còn về chất lượng. Các doanh nghiệp luôn muốn mở rộng hoạt động, phát triển đi lên thì luôn không chỉ cần đủ nhân lực và những nhân lực này cần phải có năng lực, kỹ năng chuyên môn, phẩm chất nghề nghiệp phù hợp với từng vị trí mình đảm nhiệm. Một

thị trường lao động có chất lượng lao động cao, các doanh nghiệp có thể thu hút những nhân lực phù hợp ngay từ đầu, công tác đào tạo nhân lực sẽ ít áp lực hơn và ngược lại, khi chất lượng lao động ngoài thị trường chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, công tác đào tạo nhân lực của doanh nghiệp sẽ cần được chú trọng và đẩy mạnh hơn.

Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh là những đối tượng hoạt động trong cùng lĩnh vực, có cùng sản phẩm, cùng phân khúc khách hàng, có giá tương đương nhau và có sức mạnh cạnh tranh trên cùng phân khúc thị trường. Đây cũng là một trong những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công tác đào tạo nhân lực của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nếu muốn có một vị thế vững chắc trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh thì buộc phải tìm hiểu kỹ lưỡng và nắm rõ đối thủ cạnh tranh của mình. Để từ có có thể đưa ra được các chiến lược cụ thể, rõ ràng. Trong thời điểm hiện tại, doanh nghiệp muốn cạnh tranh được thì cần sử dụng và khai thác hiệu quả các nguồn lực của mình nhất là nguồn lực con người. Nhân viên ở các doanh nghiệp sẽ mang những đặc điểm khác nhau, tiềm năng và có các thế mạnh khác nhau để giúp cho doanh nghiệp tạo ra được lợi thế riêng cho họ. Vì vậy, muốn nâng cao được tính cạnh tranh trong thị trường thì doanh nghiệp cần tập trung vào đào tạo nhân lực, đưa ra các chương trình đào tạo để bổ sung, nâng cao được những kiến thức cho nhân lực.

Pháp luật, chính sách của Nhà nước: Pháp luật về lao động và thị trường lao động có quy định rõ ràng và được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước ảnh hưởng tới cơ chế và chính sách đãi ngộ, quyền lợi và nghĩa vụ hai bên, mức độ thu hút nhân lực của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, đào tạo nhân lực tại doanh nghiệp phải được thực hiện theo các quy định pháp luật về lao động và thị trường lao động nhằm tránh các sai phạm liên quan đến vấn đề hợp đồng lao động, thôi việc, sa thải và các chế độ theo quy định.

Các yếu tố văn hóa, xã hội: Mỗi quốc gia trên thế giới đều có một nền văn hóa riêng biệt và đặc trưng văn hóa của mỗi nước có ảnh hưởng đến tư duy và hành động của con người trong đời sống kinh tế xã hội của nước đó. Do vậy, các vấn đề

thuộc về văn hóa- xã hội như: lối sống, nhân quyền, dân tộc, khuynh hướng tiết kiệm và tiêu dùng của các tầng lớp dân cư, thái độ đối với chất lượng cuộc sống.

1.3.2. Các yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp

Quan điểm của nhà quản trị

Quan điểm của nhà quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định về đào tạo nhân lực ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Mỗi nhà quản trị sẽ có những quan điểm, cách nhìn nhận khác nhau đối với công tác đào tạo. Nếu một nhà lãnh đạo chú trọng, đánh giá cao công tác đào tạo thì hoạt động sẽ được quan tâm, tiến hành thường xuyên. Ngược lại, nếu một nhà quản trị chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác đào tạo nhân lực thì công tác đào tạo sẽ không được quan tâm, thực hiện thường xuyên, trở thành một cản trở cho công tác đào tạo nhân lực tại doanh nghiệp. Vì thế, đào tạo nhân lực ở mỗi công ty được quan tâm hay không đều do quan điểm của nhà lãnh đạo.

Trình độ nhân lực trong doanh nghiệp

Trình độ nhân lực trong doanh nghiệp là một trong những yếu tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến đào tạo nhân lực. Các kết quả đánh giá thực hiện công việc của các nhân lực sẽ đưa ra trình độ hiện tại của nhân lực đã phù hợp với công việc chưa? Qua đó nhận thức được nhu cầu đào tạo nhân lực và đưa ra quyết định về số lượng nhân lực cần đào tạo, phương pháp đào tạo, hình thức đào tạo và các chương trình chính sách đào tạo khác nhau sao cho phù hợp đối với từng đối tượng nhân lực của tổ chức. Trình độ nhân lực sẽ quyết định hoạt động đào tạo được lên kế hoạch, triển khai thực hiện có sát với thực tế hay không, quyết định quan trọng đến hiệu quả của đào tạo nhân lực.

Khả năng tài chính của doanh nghiệp

Tài chính là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung. Đối với hoạt động đào tạo nhân lực, dù doanh nghiệp đã xác định được rõ cần đào tạo nhân lực, nhưng nếu khả năng tài chính không cho phép thì họ cũng có thể không thực hiện được. Có rất nhiều những khoản chi phí cho hoạt động đào tạo nhân lực như: chi phí trang thiết bị, chi phí thuê giảng viên, chi phí hỗ trợ cho học viên,… Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải có nguồn tài chính

ổn định, và cần thành lập nguồn quỹ riêng cho đào tạo nhân lực. Một doanh nghiệp có tài chính vững mạnh thì việc đầu tư cho đào tạo nhân lực mới không gặp khó khăn. Khi một doanh nghiệp lập ra được một quỹ đào tạo thì sẽ đảm bảo được các chương trình đào tạo được diễn ra đúng kế hoạch, đáp ứng được mong muốn của nhà quản trị cũng như là nhân lực.

• Công đoàn: Công đoàn không chỉ là nơi để sinh hoạt mà còn là nơi giải quyết những khúc mắc của người lao động với doanh nghiệp, tham gia ý kiến với doanh nghiệp trong việc tổ chức nâng cao chất lượng về môi trường làm việc, thời giờ làm việc, chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu về đào tạo của nhân viên trong doanh nghiệp. Có thể nói công đoàn có vai trò quan trọng trong việc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Tiểu kết chương 1

Ở chương 1, tác giả đã hệ thống các khái niệm nhân lực, đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp. Nêu ra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp và quy trình thực hiện công tác đào tạo nhân lực. Từ cơ sở lý luận phân tích ở chương 1, tác giả đã ứng dụng để phân tích thực trạng công tác đào tạo nhân lực tại Công ty Cổ phần BellSystem 24 HoaSao, thành phố Hà Nội

Chương 2

THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BELLSYSTEM 24 HOASAO, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Đánh giá tổng quan tình hình kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần BellSystem 24 Hoa Sao, thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần bellsystem 24 hoasao, thành phố hà nội (Trang 25 - 30)