4 .Nhiệm vụ nghiên cứu công ty
8. Kết cấu của đề tài
2.2. Phân tích sự ảnh hưởng của nhân tố môi trường quản trị nhân lực đến đào tạo
Nội
2.2.1. Môi trường bên ngoài Công ty
* Thị trường lao động nước ta
Tính đến tháng 11 năm 2021, dân số Việt Nam khoảng hơn 98 triệu người, đứng thứ 15 trên bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ của thế giới. Điều này cho thấy nước ta đang có một lực lượng lao động dồi dào. Tuy nhiên tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ từ sơ cấp trở lên đến nay là 26,0%. Đồng thời, là một công ty chuyên về lĩnh vực Contact Center và CSKH - lực lượng lao động thường là sinh viên hoặc sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng và nghiệp vụ tại các vị trí còn chưa cứng vì vậy mà việc đào tạo nhân lực tại đây là vấn đề rất cần thiết và phải được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, để có thể cạnh
tranh với các đối thủ khác, công ty phải biết nắm bắt tình hình lao động trên thị trường, đặc biệt của các công ty đối thủ nhằm xây dựng chính sách và chương trình đào tạo hiệu quả nhất để giữ chân được nhân tài.
*. Đối thủ cạnh tranh của Công ty
Đứng đầu danh sách các “ông lớn” trong lĩnh vực Contact Center và BPO là FPT Software -doanh nghiệp số một trong lĩnh vực BPO, IT Outsourcing với doanh thu năm 2020 xấp xỉ đạt 3.700 tỷ đồng, cao gấp 4,5 lần so với doanh nghiệp đứng thứ hai. Tiếp theo là MP Telecom là công ty đầu tiên trong lĩnh vực Contact Center tại Việt Nam được nhận chứng chỉ quốc tế về quy trình quản lý chất lượng. Ngoài ra còn các Công ty đối thủ lớn và có bề dày thành tích khác như Thiên Tú, Mắt Bão BPO,…
Công ty cũng học hỏi, tham khảo những thành công, chương trình đào tạo của các đối thủ đặc biệt là FPT Software để xây dựng một chương trình đào tạo riêng của BHS ( Khối DAMB) có tính cạnh tranh cao. Sự phát triển mạnh mẽ của các Công ty đối thủ là cơ sở thúc đẩy công tác đào tạo nhân lực cần phải được thực hiện tốt hơn nữa , giúp họ có đầy đủ kiến thức, kỹ năng, phẩm chất cần thiết để thực hiện tốt các mục tiêu chiến lược của công ty, cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường.
* Hệ thống cơ sở đào tạo ở Việt Nam
Từ lâu các chương trình đào tạo và giáo dục tại Việt Nam được Nhà nước nói chung và các doanh nghiệp nói riêng rất quan tâm, vì đó là cơ sở, là nguồn gốc để tạo nên những nhân tài cống hiến cho nền kinh tế.
Tuy nhiên các chương trình đào tạo của nước ta không mang tính quốc tế chính vì vậy bằng cấp ít được công nhận trên thế giới, chất lượng của các chương trình giảng dạy cũng có hạn chế, chưa có nhiều sáng tạo và chủ yếu nặng lý thuyết và ít tính ứng dụng thực tế.
Tóm lại, hệ thống cơ sở đào tạo tại Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tốt, ngày càng bắt kịp tiêu chuẩn quốc tế. Hiện tại, lực lượng lao động mới ra trường vẫn còn thiếu sót nhiều kĩ năng bao gồm cả kỹ năng mềm (giao tiếp, đánh giá, lên kế hoạch…) và kỹ năng cứng (tiếng Anh, tin học văn phòng…) khiến cho việc đào tạo nhân lực tại Công ty còn gặp nhiều khó khăn. Có đến khoảng 90% nhân lực khi làm việc tại
Công ty đều được đào tạo lại do các lý thuyết đã học ở trường đều hầu như không áp dụng được nhiều trong thực tiễn làm việc tại Công ty.
* Trình độ khoa học công nghệ
Nhờ có sự phát triển KH-CN mà lĩnh vực Contact Center và BPO sẽ có cơ hội áp dụng công nghệ, thiết bị hiện đại vào việc cung cấp các dịch vụ đến cho khách hàng qua điện thoại một cách tiện ích nhất. Do đó, trong công tác đào tạo nhân lực tại BHS ( Khối DAMB) luôn được cải tiến phù hợp với tình hình phát triển của KH- CN, chú trọng việc bổ sung kiến thức nâng cao hiểu biết cho nhân lực để tăng sức cạnh tranh.
Ngoài ra, KH- CN phát triển sẽ giúp cho công tác đào tạo được triển khai dễ dàng hơn. Tại BHS ( Khối DAMB), nhân lực có thể tham gia các khóa đào tạo online qua BHS E-learning Web- phần mềm chuyên dành cho công tác đào tạo mà công ty thiết kế ra, họ không còn phải di chuyển xa để tham gia đào tạo. Trang thiết bị phục vụ đủ đáp ứng cho quá trình đào tạo với 1 phòng máy được trang bị 15 máy tính hiện đại nhất phục vụ cho công tác đào tạo cho nhân lực khi có quy trình cải tiến mới.
2.2.2. Nhân tố bên trong Công ty
* Đặc điểm ngành nghề của Công ty
Các lĩnh vực kinh doanh của BHS (Khối DAMB) bao gồm Contact Center, BPO, các giải pháp công nghệ,… là các lĩnh vực thu hút rất nhiều các bạn sinh viên mới ra trường đặc biệt là các bạn sinh viên muốn làm trái ngành. Vì vậy mà độ tuổi trung bình của nhân lực khá là trẻ, thiếu kinh nghiệm, các kỹ năng mềm rất yếu, thiếu tính gắn kết, kết nối. Cộng với việc có nhiều Công ty thành viên đã đặt ra khá nhiều vấn đề dành cho đào tạo nhân lực của Công ty. Do đó Công ty càng phải đẩy mạnh đào tạo nhiều các kiến thức nhằm nâng cao kỹ năng và nghiệp vụ, liên tục đổi mới và sáng tạo các chương trình đào tạo đảm bảo nâng cao được trình độ của nhân lực.
* Mục tiêu chiến lược của công ty
Công ty đặt ra mục tiêu trở thành Thương hiệu/Tổ chức vượt trội về Contact Center và BPO trong khu vực,đưa Việt Nam vào bản đồ Contact Center & BPO toàn thế giới. Ngoài ra công ty cũng đặt mục tiêu doanh thu là tăng 30% và quy
thể cho từng lĩnh vực mà công ty hoạt động. Điền hình như trong lĩnh vực Giải pháp công nghệ, mục tiêu của Công ty là phát triển TELEHUB trở thành giải pháp giúp nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng, có thể hỗ trợ tối ưu hoạt động Marketing và Bán hàng hàng đầu trong Ngành. Điều này đã tạo áp lực rất lớn cho cả quá trình đào tạo phải thật hiệu quả để đảm bảo, vượt mức mục tiêu đề ra.
Trước mắt, BHS (Khối DAMB) ưu tiên việc đào tạo hơn việc tuyển mới, chú tâm đào tạo về cả năng lực chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng mềm xung quanh. Cụ thể với việc đào tạo chuyên môn, BHS (Khối DAMB) sẽ xác định trình độ hiện tại của đội ngũ nhân lực, sau đó tiến hành đào tạo các nghiệp vụ còn yếu kém nhằm đáp ứng yêu cầu các đối tác tương lai, tiến hành cho đội ngũ nhân lực tham gia các chương trình đào tạo bài bản. Có thể thấy, sau khi xác định được chiến lược cho Công ty, BHS (Khối DAMB) đã có những bước đi rõ ràng trong đào tạo để có thể đạt được mục tiêu vào năm 2021 và cả những mục tiêu xa hơn nữa.
* Quan điểm của nhà quản trị công ty
Ban Giám đốc công ty luôn tạo điều kiện tốt nhất để có được đội ngũ nhân lực chất lượng cho Công ty khuyến khích đội ngũ CBNV tích cực làm việc, nâng cao hiệu quả công việc và gắn bó lâu dài với Công ty. Với quan niệm đào tạo là một khoản đầu tư cho sự phát triển, luôn sẵn sàng đầu tư để đạt hiệu quả cao nhất. Chính từ quan điểm đó, Công ty luôn quan tâm đến việc xây dựng, phát triển các chính sách, quy chế đào tạo hợp lý, phù hợp, hiệu quả với đặc điểm, tình hình sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp.
Với phương châm “Khách hàng sẽ quên những điều bạn nói, Khách hàng sẽ quên những gì bạn làm, nhưng họ sẽ KHÔNG BAO GIỜ QUÊN những cảm nhận mà bạn mang đến cho họ”, Công luôn cố gắng phục vụ những khách hàng khó tính nhất trong lĩnh vực Contact Center và BPO. Ban Giám đốc cũng khuyến khích nhân lực tích cực làm việc, nâng cao hiệu quả công việc và tạo động lực để nhân lực gắn bó lâu dài với công ty, coi nhân lực là cốt lõi của doanh nghiệp, là nền tảng sự phát triển của doanh nghiệp. Thực hiện nhiều phong trào, các hoạt động vui chơi giải trí cho nhân lực như du lịch, teambuilding, cuộc thi hát, chế lời, bóng đá, bóng bàn, cầu lông,… làm tiền đề tạo nên sức mạnh cạnh tranh của Công ty so với các đối thủ trên
thị trường.
* Khả năng tài chính của công ty
Bảng 2.3 Cơ cấu vốn của Công ty Cổ Phần Bellsystem24-HoaSao, thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2020
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh Năm 2019/2018 Năm 2020/2019 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Vốn chủ sở hữu 13,549 13,663 13,825 0,1136 0,84 0,1628 1,19 Vốn vay 10,158 10,377 10,292 0,2193 2,15 -0,085 -0,82 Tổng nguồn vốn 23,707 24,040 24,118 0,3329 1,4 0,0778 0,32
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh của Công ty BHS Khối DAMB)
Nhìn bảng số liệu ta thấy, tổng nguồn vốn của công ty giai đoạn 2018-2020 vẫn có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2019 có tổng nguồn vốn tăng lên 1,4% tương đương với 0,3329 tỷ so với năm 2018, tuy nhiên đến năm 2020 tổng nguồn vốn vẫn tiếp tục tăng nhưng tăng chậm hơn so với năm 2019- tỉ lệ tăng chỉ có 0,32% tương đương với 0,0778 tỷ đồng. Cùng với đó vốn chủ sở hữu của công ty cũng đang tăng ổn định qua các năm.
Với nguồn lực tài chính dồi dào, công tác đào tạo nhân lực trở nên dễ dàng hơn do chi phí đào tạo nhân lực khá lớn; nội dung giảng dạy được chú trọng, tìm kiếm được đối tác đào tạo tốt hơn.
* Hệ thống phân tích công việc của công ty
Hiện tại công ty đang sử dụng một phần mềm điện tử là ODOO ERP – phần mềm quản lý doanh nghiệp. ODOO ERP lưu trữ đầy đủ các thông tin về công việc của nhân lực, phân tích công việc chi tiết giúp Công ty nắm bắt được năng suất, hiệu quả làm việc, xác định được điểm mạnh và điểm yếu của đội ngũ nhân lực, là cơ sở để Công ty xác định nhu cầu đào tạo và xây dựng các chương trình đào tạo cải thiện
năng lực cụ thể cho nhân lực để nhân lực đánh giá bản thân cũng như tiến hành so sánh với các yêu cầu trong mô tả công việc, điều này giúp việc thực hiện đào tạo được hiệu quả hơn.
* Công đoàn: Công đoàn đã kết hợp với doanh nghiệp trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, tham quan du lịch, chế độ ngày lễ tết, thực hiện việc thăm hỏi động viên những lúc ốm đau và xây dựng chế độ chính sách đến người lao động và người thân trong gia đình người lao động, quan tâm sát sao đến nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân viên góp phần hỗ trợ quy trình xây dựng nhu cầu đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự trong tổ chức
2.3. Thực trạng đào tạo nhân lực tại Công ty Cổ phần BellSystem 24 Hoa Sao, thành phố Hà Nội