4 .Nhiệm vụ nghiên cứu công ty
8. Kết cấu của đề tài
2.3.4. Thực trạng đánh giá kết quả đào tạo nhân lực tại Công ty
2.3.4.1. Thực trạng đánh giá kết quả học tập của học viên tại Công ty
Cuối mỗi khóa học, Công ty đều có bước đánh giá chương trình đào tạo để nhìn nhận kết quả và kịp thời đưa ra các phương pháp hỗ trợ phù hợp, các chương trình đánh giá bao gồm:
Đánh giá về kiến thức: Thông qua các bài kiểm tra cuối khóa, học viên thu nhận được những kiến thức gì, lượng kiến thức được lĩnh hội có chuẩn xác hay không. Học viên có bổ sung được kiến thức còn thiếu và nắm bắt được kiến thức mới phục vụ trong công việc hay không?
Đánh giá về kỹ năng: Sau khi kết thúc khóa học thì học viên nắm được thêm kỹ năng gì? Cách thức thực hiện kỹ năng đó có hiệu quả trong công việc hay không? Đa phần khi đánh giá kỹ năng sẽ phụ thuộc chủ yếu vào khoảng thời gian sau đào tạo.
Về căn cứ đánh giá, đối với chương trình đào tạo định hướng được đào tạo sẽ đánh giá nhân lực thông qua kết quả bài kiểm tra kiến thức học viên vào cuối khóa
đào tạo.Bài kiểm tra gồm 2 phần là kỹ năng và nghiệp vụ. Sau mỗi phần sẽ có đánh giá, kết thúc kiểm tra giảng viên sẽ gộp hai bài và gửi lại vào một báo cáo. Bài kiểm tra có số điểm đạt từ 60% trở nên sẽ đạt. Các trường hợp dưới 60% sẽ được sẽ phải đào tạo và đánh giá lại. Việc đánh giá được ghi chép vào báo cáo đánh giá sau đào tạo hoặc mẫu phiếu đánh giá.
Hình 2.9: Mẫu phiếu đánh giá sau đào tạo kỹ năng của Công ty
(Nguồn: Phòng Đào tạo của BHS Khối DAMB)
Về các chỉ tiêu đánh giá, công ty sẽ đánh giá về mặt số lượng học viên tham gia các khóa đào tạo; đánh giá về mặt chất lượng học viên sau khóa đào tạo thông qua kết quả thực hiện công việc của nhân lực.
Như vậy, tất cả nhân lực sau khi tham gia vào khóa đào tạo đều phải được đánh giá. Các chuyên viên đào tạo, quản lý dự án là người trực tiếp đánh giá thái độ và kỹ năng làm việc của họ.
Bảng 2.11 : Kết quả đào tạo tại Công ty giai đoạn 2018 – 2020
STT Chỉ tiêu 2018 2019 2020
1 Số lượng đào tạo (người) 39 42 51 2 Tỷ lệ đạt yêu cầu (%) 82,05 90.48 96,08 3 Tỷ lệ khá, giỏi (%) 78,12 85,71 91,83
( Nguồn: Phòng đào tạo của BHS Khối DAMB)
Dựa vào bảng trên ta thấy vẫn còn trường hợp tham gia đào tạo nhưng chưa qua bài thi. Đối với những học viên qua bài kiểm tra thì tỉ lệ đạt khá và giỏi tương đối cao và có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2018 tỷ lệ học viên đạt khá, giỏi là 78,12% và đến năm 2020 con số này đã lên đến 91,83%. Điều này cho thấy nội dung các chương trình đào tạo ngày càng được cải thiện, dễ dàng tiếp thu và phương pháp
giảng dạy của giáo viên ngày càng phù hợp hơn với học viên, giúp họ nắm chắc được các kiến thức cần thiết cho công việc.
Bên cạnh đó, Công ty có xây dựng mẫu phiếu đánh giá theo phương pháp thang đo cụ thể xem ở (phụ lục II).
2.3.4.2. Thực trạng đánh giá tình hình thực hiện công việc sau đào tạo
Công ty thực hiện đánh giá kết quả học tập của người được đào tạo thông qua đánh giá của giảng viên khóa học và chuyên viên nhân sự phụ trách giám sát khóa học. Cuối mỗi khóa học, để tìm hiểu xem người lao động đã học được những gì, tiếp thu kiến thức ở mức độ nào dựa trên những tiêu chuẩn đánh giá cụ thể như sau:
● Đánh giá về kiến thức: sau khi tham gia khóa học, người học thu nhận được những kiến thức gì? Lượng kiến thức người học lĩnh hội được có chuẩn xác không? Là loại kiến thức “đúng” hay “mở”?... thông qua bài kiểm tra vào cuối mỗi khóa đào tạo.
● Đánh giá về kỹ năng: kỹ năng là những thao tác, cách thức xử lý công việc cụ thể. Sau khi được đào tạo, bồi dưỡng, người học đạt được kỹ năng gì? Mức độ vận dụng trong thực tế ra sao? Người học có thể áp dụng kỹ năng một cách tốt nhất trong thực tiễn không, v.v…?
Để đánh giá được chính xác nhất hiệu quả của các khóa đào tạo, công ty còn tiến hành đánh giá từng cá nhân học viên sau mỗi khóa đào tạo về tình hình và kết quả thực hiện công việc sau đào tạo. Kết thúc 1 quý sau khóa đào tạo, học viên sẽ được tự đánh giá kiến thức, kỹ năng đã học được có ảnh hưởng như thế nào đến hành vi, quan điểm, chất lượng làm việc của mình. Và để công tác đánh giá tình hình và kết quả thực hiện công việc được công bằng và minh bạch, công ty yêu cầu cán bộ phụ trách các công nhân viên này cùng tham gia đánh giá, dựa trên sự quan sát cách xử lý công việc, thái độ, quan điểm trước và sau khi đào tạo của học viên. Từ kết quả đánh giá này, sẽ giúp công ty đánh giá xem chương trình đào tạo này có phù hợp không, đã đạt được mục tiêu chưa, để tiếp tục thực hiện các khóa đào tạo bổ sung nếu cần thiết.
Công ty sử dụng phương pháp đánh giá dựa trên tài liệu văn bản cụ thể để đánh giá việc xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo nhân lực. Như đã nêu ở các phần
trên, mọi công tác đào tạo tại công ty, từ khâu chuẩn bị cho đến khâu triển khai thực hiện đều được ghi chép rõ ràng và báo cáo sát sao, tạo cơ sở cho hoạt động đánh giá này. Các tài liệu thường được sử dụng bao gồm: biên nhận thù lao cho giảng viên, chi phí tổ chức đào tạo, báo cáo của bộ phận đào tạo về thời gian, nội dung, tiến độ đào tạo, ảnh, phần mềm, video liên quan đến quá trình đào tạo, bảng đánh giá nhân viên trước khi đào tạo và sau khi đào tạo,… Sau khi được chuyên viên nhân sự phụ trách khóa đào tạo tổng hợp lại, chuyên viên đào tạo sẽ triển khai đánh giá và làm rõ những thành công đạt được của mỗi khóa học cũng như những tồn tại, hạn chế, khó khăn, từ đó tìm ra nguyên nhân, đưa ra giải pháp khắc phục, sửa chữa.
2.3.4.3. Thực trạng đánh giá thực hiện triển khai kế hoạch đào tạo nhân lực của công ty
Tại BHS ( khối DAMB) đã xây dựng form, biểu mẫu để học viên đánh giá việc xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo. Tuy nhiên lại không được sử dụng phổ biến
• Về việc thay đổi chất lượng nhân sự trước và sau khi tham gia đào tạo: Dựa vào bảng 2.11 ta có thể thấy sau khóa đào tạo, nhân viên các phòng ban nhận thấy khả năng làm việc của họ tăng lên tốt hơn so với trước khóa đào tạo.Hơn nữa do phần lớn số lượng là sinh viên học việc nên khả năng tiếp thu kiến thức và vận hành không tốn quá nhiều thời gian. Chỉ có một phần nhỏ các học viên là sau khóa đào tạo hiệu quả không cải thiện đáng kể. Học viên cũng luôn ý thức cố gắng học tập, nâng cao trình độ, tay nghề đáp ứng tốt yêu cầu công việc sau đào tạo. Điều đó cho thấy chất lượng của khóa học tương đối tốt, đáp ứng yêu cầu công việc và mục tiêu mà công ty đề ra.
• Sự thay đổi về năng suất làm việc dẫn đến hiệu quả làm việc tốt, đồng thời thu nhập của nhân viên cũng vượt tiêu chuẩn KPI, đánh giá được cải thiện , hầu hết nhân viên sau đào tạo đều đạt và đánh giá từ phía các trưởng bộ phận phụ trách cũng đạt được số điểm cao, Giảng viên phụ trách dự án K+ Nguyễn Thị Vân cho biết : “ Sau đào tạo, nhân viên đã cải thiện rất nhiều về kiến thức nghiệp vụ và kỹ năng mềm, nhân viên đã chủ động công việc của mình hơn, đồng thời năng suất làm việc , thu nhập cũng được cải thiện rất tốt”.
• Sau đào tạo, chất lượng đội ngũ nhân viên được cải thiện rõ rệt, mang lại nguồn lợi nhuận cao cho công ty, đẩy nhanh thời gian thu hồi vốn. Ngoài ra, với năng suất được cải thiện sau đào tạo hiệu quả, sắp xếp đúng người đúng việc đã mang về hiệu quả sử dụng lao động tốt, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ làm việc và khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.
2.4. Đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân của đào tạo nhân lực tại Công ty Cổ phần BellSystem 24 Hoa Sao, thành phố Hà Nội