Quản lý rừng Mao trúc

Một phần của tài liệu Ebook hướng dẫn kỹ thuật trồng một số loài cây lâm nghiệp (Trang 110 - 112)

IV. KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MAO TRÚC BẰNG CÂY CON THỰC SINH

6. Quản lý rừng Mao trúc

Quản lý rừng Mao trúc bao gồm làm cỏ, xới đất, bón phân, tỉa cây và phòng trừ sâu bệnh:

- Rừng Mao trúc mới trồng do chưa khép tán phải làm cỏ và cuốc lật đất một lần ở độ sâu 25 - 30cm để tạo điều kiện cho thân ngầm phát triển, tiến hành vào tháng 5, tháng 6. Những nơi có điều kiện cần trồng xen cây họ Đậu để vừa tận dụng đất, vừa đỡ công làm cỏ và làm đất tốt thêm.

- Để tạo ra 50 kg măng, Mao trúc cần lấy từ đất 250-300 g nitơ: 50- 75 g lân, 100-125 g kali. Nếu một hécta mỗi năm thu 15.000 kg măng thì phải bón 75-105 kg nitơ, 15- 22,5 kg lân, 30 - 37,5 kg kali (tỷ lệ N:P:K là 5:1:2).

Một năm cần bón 4 lần kết hợp cả phân vô cơ và phân chuồng hoại để đáp ứng được yêu cầu sinh trưởng của Mao trúc.

+ Lần l: Bón lượng phân bằng 35% NPK cho cả năm, bón ngay sau khi thu hoạch măng (tháng 4 đến tháng 6) bón kết hợp cuốc lật đất.

+ Lần 2: Bón vào khoảng tháng 7 đến tháng 9, bón lượng NPK bằng 15% của cả năm, lúc này nên pha vào nước để bón hoặc bón vào lúc mưa.

+ Lần 3: Bón 40% lượng phân cả năm vào tháng 11 và tháng 12, bón kèm với 1.000-3.000 kg phân chuồng cho mỗi hécta tùy theo loại đất (tốt bón ít, xấu bón nhiều).

5. Chăm sóc sau trồng

- Ở những nơi có nhiều gió cần phải đóng 3 cọc chung quanh rồi buộc dây cố định giữ không cho lay gốc.

- Có biện pháp phòng chống gia súc, gia cầm phá hoại.

- Phủ rơm rạ, tưới ẩm nếu gặp thời tiết nắng nóng, hoặc tháo nước đọng ở hố nếu bị úng ngập do mưa nhiều.

- Trồng giặm kịp thời.

- Làm cỏ và xới gốc 2 lần vào tháng 2, tháng 3 và tháng 5, tháng 6.

- Năm đầu bón 2 lần: một lần vào tháng 5, 6 và một lần vào tháng 9, 10; mỗi lần bón 50-150 g NPK.

- Tỉa cây: Theo kinh nghiệm, măng thân khí sinh trong năm đầu mới trồng không nên giữ lại hoặc chỉ giữ lượng nhỏ. Từ năm thứ 2 chọn những mầm măng ở xa gốc mẹ, to khoẻ giữ lại 1 - 2 chồi để tạo cây mẹ mới, còn lại các cây khác nên tỉa bỏ. Quy tắc cần tuân theo là: Giữ xa đào gần (đào măng); giữ khoẻ đào yếu; giữ thưa đào dày. Duy trì được quy tắc này thì rừng trúc mau to, năng suất cao.

Chú ý khác: Nếu phát hiện thân ngầm mọc chồi lên mặt đất thì lập tức phải vùi xuống hoặc bồi thêm đất lấp kín, nếu không sẽ chậm sinh trưởng. Nếu có sâu cuốn lá, sâu ăn măng phải kịp thời phun thuốc phòng trừ.

6. Quản lý rừng Mao trúc

Quản lý rừng Mao trúc bao gồm làm cỏ, xới đất, bón phân, tỉa cây và phòng trừ sâu bệnh:

- Rừng Mao trúc mới trồng do chưa khép tán phải làm cỏ và cuốc lật đất một lần ở độ sâu 25 - 30cm để tạo điều kiện cho thân ngầm phát triển, tiến hành vào tháng 5, tháng 6. Những nơi có điều kiện cần trồng xen cây họ Đậu để vừa tận dụng đất, vừa đỡ công làm cỏ và làm đất tốt thêm.

- Để tạo ra 50 kg măng, Mao trúc cần lấy từ đất 250-300 g nitơ: 50- 75 g lân, 100-125 g kali. Nếu một hécta mỗi năm thu 15.000 kg măng thì phải bón 75-105 kg nitơ, 15- 22,5 kg lân, 30 - 37,5 kg kali (tỷ lệ N:P:K là 5:1:2).

Một năm cần bón 4 lần kết hợp cả phân vô cơ và phân chuồng hoại để đáp ứng được yêu cầu sinh trưởng của Mao trúc.

+ Lần l: Bón lượng phân bằng 35% NPK cho cả năm, bón ngay sau khi thu hoạch măng (tháng 4 đến tháng 6) bón kết hợp cuốc lật đất.

+ Lần 2: Bón vào khoảng tháng 7 đến tháng 9, bón lượng NPK bằng 15% của cả năm, lúc này nên pha vào nước để bón hoặc bón vào lúc mưa.

+ Lần 3: Bón 40% lượng phân cả năm vào tháng 11 và tháng 12, bón kèm với 1.000-3.000 kg phân chuồng cho mỗi hécta tùy theo loại đất (tốt bón ít, xấu bón nhiều).

+ Lần 4: Bón nốt 10% lượng phân còn lại cùng với 380 kg đạm cho mỗi hécta và bón vào khoảng tháng 2, tháng 3.

Một phần của tài liệu Ebook hướng dẫn kỹ thuật trồng một số loài cây lâm nghiệp (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)