Kỹ thuật trồng dày, lùn hoá

Một phần của tài liệu Ebook hướng dẫn kỹ thuật trồng một số loài cây lâm nghiệp (Trang 64 - 66)

IV. KỸ THUẬT TRỒNG CHÈ ĐẮNG CAO SẢN

1. Kỹ thuật trồng dày, lùn hoá

Chè đắng sống rất khoẻ, cành lá rậm rạp. Lợi dụng đặc điểm ưu thế đỉnh mạnh và thế sinh trưởng ở thời kỳ cây con, kết hợp với trồng theo kỹ thuật trồng dày, lùn hóa, có thể sớm nâng cao

được năng suất trên cùng đơn vị diện tích. Mùa xuân - hè cắt ngọn cây Chè đắng đi thì có thể cho ra 40-50 mầm, nhiều nhất đến 58 mầm, hình thành khóm chè lớn, thu được năng suất cao, mỗi năm mầm ra 4-7 lần, thậm chí đến mùa đông vẫn bật mầm. Kỹ thuật trồng Chè đắng cao sản như sau:

1.1. Lựa chọn vườn chè chính xác

Lựa chọn vườn chè chính xác là rất quan trọng. Chè đắng kỵ gió, thích ẩm, thích phân. Đất để trồng chè nên ở sườn đồi, núi thấp... Yêu cầu đối với đất trồng chè là tầng đất dày, phì nhiêu, ẩm, thoát nước tốt, đất pha cát, giàu bùn; đồng thời phải gần nguồn nước để có thể tưới bổ sung, có điều kiện nên lắp đặt thiết bị tưới nước.

1.2. Chuẩn bị đất trồng

Đất ở sườn núi dốc thì đào những hố vẩy cá; sườn dốc thoải, đất bằng thì trồng dày theo từng băng ruộng, băng ruộng rộng 2,8 m chiều dài tùy thuộc thực tế mà định. Giữa băng để lại một đường đi nhỏ rộng 40 cm, 2 bên mép trồng 2 hàng song song nanh sấu, cây cách cây 60 cm, cách bờ băng ruộng 30-40 cm. Bố trí đất trồng như vậy sẽ phát huy hết năng lực của đất, đạt được yêu cầu trồng dày.

1.3. Chọn cây giống hom to, khoẻ để trồng

Cây giống khoẻ là kỹ thuật quan trọng để có vườn chè năng suất cao, thu hoạch sớm. Yêu cầu

hạt hình cái lược, nổi lên 3 gờ, dài khoảng 6 mm, đường kính 3-5 mm, lưng có nếp nhăn. Hạt cứng, nhiều hạt.

Độ chắc (đầy đặn) của hạt Chè đắng rất thấp. Lấy 1 kg quả chín bóc tách, đổ vào nước cho kết quả là: vỏ quả, thịt quả, chất cặn (vụn) chiếm tới 71,6 %, hạt lép nổi trên mặt nước chiếm 14,8%, hạt chắc chìm xuống chỉ còn 13,6%. Trọng lượng 1.000 hạt là 67,6-70,6 gam, 1 kg hạt giống thuần có trên 2,2 vạn hạt. Do hạt Chè đắng có thời gian ngủ tương đối dài, khó nảy mầm nên trong điều kiện tự nhiên mọc thành cây rất ít. Trong trồng sản xuất, tỷ lệ nảy mầm, khả năng bảo tồn cao hay thấp là do kỹ thuật bảo quản và xử lý hạt giống quyết định.

Theo các số liệu nghiên cứu cho thấy, Chè đắng trồng 10 năm, có trồng thực sinh, giâm cành, ghép sẽ cao 5-10 m. Cây trồng sau khoảng 6-7 năm đã bắt đầu ra hoa, kết quả, mỗi năm thu được khoảng 50- 100 kg quả.

IV. KỸ THUẬT TRỒNG CHÈ ĐẮNG CAO SẢN

1. Kỹ thuật trồng dày, lùn hoá

Chè đắng sống rất khoẻ, cành lá rậm rạp. Lợi dụng đặc điểm ưu thế đỉnh mạnh và thế sinh trưởng ở thời kỳ cây con, kết hợp với trồng theo kỹ thuật trồng dày, lùn hóa, có thể sớm nâng cao

được năng suất trên cùng đơn vị diện tích. Mùa xuân - hè cắt ngọn cây Chè đắng đi thì có thể cho ra 40-50 mầm, nhiều nhất đến 58 mầm, hình thành khóm chè lớn, thu được năng suất cao, mỗi năm mầm ra 4-7 lần, thậm chí đến mùa đông vẫn bật mầm. Kỹ thuật trồng Chè đắng cao sản như sau:

1.1. Lựa chọn vườn chè chính xác

Lựa chọn vườn chè chính xác là rất quan trọng. Chè đắng kỵ gió, thích ẩm, thích phân. Đất để trồng chè nên ở sườn đồi, núi thấp... Yêu cầu đối với đất trồng chè là tầng đất dày, phì nhiêu, ẩm, thoát nước tốt, đất pha cát, giàu bùn; đồng thời phải gần nguồn nước để có thể tưới bổ sung, có điều kiện nên lắp đặt thiết bị tưới nước.

1.2. Chuẩn bị đất trồng

Đất ở sườn núi dốc thì đào những hố vẩy cá; sườn dốc thoải, đất bằng thì trồng dày theo từng băng ruộng, băng ruộng rộng 2,8 m chiều dài tùy thuộc thực tế mà định. Giữa băng để lại một đường đi nhỏ rộng 40 cm, 2 bên mép trồng 2 hàng song song nanh sấu, cây cách cây 60 cm, cách bờ băng ruộng 30-40 cm. Bố trí đất trồng như vậy sẽ phát huy hết năng lực của đất, đạt được yêu cầu trồng dày.

1.3. Chọn cây giống hom to, khoẻ để trồng

Cây giống khoẻ là kỹ thuật quan trọng để có vườn chè năng suất cao, thu hoạch sớm. Yêu cầu

là trồng khi cây con cao 40-70 cm, đường kính thân phần gần đất là 0,5-0,8 cm, bộ rễ phát triển hoàn chỉnh. Có như vậy cây mới bén rễ nhanh, nảy mầm nhiều, phân cành thấp, cây lùn, năng suất cao, có hiệu quả kinh tế trong thời gian dài.

Dùng cây giống giâm hom to khoẻ để trồng so với trồng bằng cây giống thực sinh năng suất tăng gấp đôi ở cây chè non tuổi. Trong hai mùa xuân - hè nếu bón đủ phân, đủ nước thì một tháng có thể ra mầm 2-3 lần, năng suất tăng rõ rệt.

1.4. Nắm vững kỹ thuật hái tạo tán hợp lý

Chè đắng cần hái đúng lúc, đúng lượng. Hái quá non làm búp chè hao tổn nhiều, năng suất thấp. Hái quá già làm ảnh hưởng đến chất lượng lá chè và lần hái tiếp theo. Mầm dài hái được nhiều, khi hái một ngọn giữ lại 2-3 lá. Mầm ngắn hái được ít. Ngọn cao hái được nhiều, ngọn thấp hái được ít. Với mầm to khoẻ hái mạnh, thúc đẩy cành ở cả bốn phía phát triển cân đối, không tạo thành tán lệch. Thời điểm hái tốt nhất là lúc lá non màu xanh nhạt 1 búp và 4-5 phiến lá. Chú ý chăm sóc, bồi dưỡng kết cấu tán cây và chuẩn bị cho lần hái sau cũng là điều kiện để hái được nhiều lứa, thu được năng suất cao.

Một phần của tài liệu Ebook hướng dẫn kỹ thuật trồng một số loài cây lâm nghiệp (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)