Kỹ thuật trồng cây trong chậu

Một phần của tài liệu Ebook hướng dẫn kỹ thuật trồng một số loài cây lâm nghiệp (Trang 66 - 68)

IV. KỸ THUẬT TRỒNG CHÈ ĐẮNG CAO SẢN

2. Kỹ thuật trồng cây trong chậu

Gần đây nhiều người yêu cây cảnh và thích thưởng thức chè muốn tạo cây Chè đắng trong

chậu để vừa ngắm cây vừa được thưởng thức chè. Cây trồng trong chậu khi cao 1 m, mỗi lần có thể hái được vài lạng lá để thưởng thức.

Được gây trồng trong chậu với một không gian sống nhỏ gọn có thể thỏa mãn nhu cầu nước và dinh dưỡng nên cây thường rất xanh tươi, ngoài ra có thể tạo dáng cầu kỳ theo ý thích của người trồng thành tầng, thành tháp, và bày ngoài ban công tạo nên cảnh trí hết sức tao nhã. Kỹ thuật trồng cây trong chậu gồm những điểm chính sau:

2.1. Chọn chậu

Có thể dùng chậu sứ, chậu sành, chậu ximăng, nhưng phần lớn thường dùng chậu sành, cũng có thể dùng vại sành có lỗ thoát nước, cao 40-70 cm, đường kính 40-60 cm. Chậu cần đủ lớn để chứa đất, nước và phân bón, bảo đảm cho bộ rễ phát triển đầy đủ và cành lá tốt tươi.

2.2. Chọn đất

Đất dùng cho trồng Chè đắng cần có độ thông thoáng cao, giữ nước tốt, nên chọn đất thịt nhẹ. Tầng đáy nên lót cát thô, tầng giữa và tầng trên nên dùng đất bùn ao phơi khô đập nhỏ, sàng tuyển hoặc trộn đất ở tầng đất màu 50% với 20% phân chuồng mục, 10% đất hun và 20% cát mịn sông suối.

2.3. Trồng cây

Chè đắng khó trồng rễ trần, nói chung nên tạo cây có bầu. Khi trồng cần mở hố vừa phải, đủ sâu

là trồng khi cây con cao 40-70 cm, đường kính thân phần gần đất là 0,5-0,8 cm, bộ rễ phát triển hoàn chỉnh. Có như vậy cây mới bén rễ nhanh, nảy mầm nhiều, phân cành thấp, cây lùn, năng suất cao, có hiệu quả kinh tế trong thời gian dài.

Dùng cây giống giâm hom to khoẻ để trồng so với trồng bằng cây giống thực sinh năng suất tăng gấp đôi ở cây chè non tuổi. Trong hai mùa xuân - hè nếu bón đủ phân, đủ nước thì một tháng có thể ra mầm 2-3 lần, năng suất tăng rõ rệt.

1.4. Nắm vững kỹ thuật hái tạo tán hợp lý

Chè đắng cần hái đúng lúc, đúng lượng. Hái quá non làm búp chè hao tổn nhiều, năng suất thấp. Hái quá già làm ảnh hưởng đến chất lượng lá chè và lần hái tiếp theo. Mầm dài hái được nhiều, khi hái một ngọn giữ lại 2-3 lá. Mầm ngắn hái được ít. Ngọn cao hái được nhiều, ngọn thấp hái được ít. Với mầm to khoẻ hái mạnh, thúc đẩy cành ở cả bốn phía phát triển cân đối, không tạo thành tán lệch. Thời điểm hái tốt nhất là lúc lá non màu xanh nhạt 1 búp và 4-5 phiến lá. Chú ý chăm sóc, bồi dưỡng kết cấu tán cây và chuẩn bị cho lần hái sau cũng là điều kiện để hái được nhiều lứa, thu được năng suất cao.

2. Kỹ thuật trồng cây trong chậu

Gần đây nhiều người yêu cây cảnh và thích thưởng thức chè muốn tạo cây Chè đắng trong

chậu để vừa ngắm cây vừa được thưởng thức chè. Cây trồng trong chậu khi cao 1 m, mỗi lần có thể hái được vài lạng lá để thưởng thức.

Được gây trồng trong chậu với một không gian sống nhỏ gọn có thể thỏa mãn nhu cầu nước và dinh dưỡng nên cây thường rất xanh tươi, ngoài ra có thể tạo dáng cầu kỳ theo ý thích của người trồng thành tầng, thành tháp, và bày ngoài ban công tạo nên cảnh trí hết sức tao nhã. Kỹ thuật trồng cây trong chậu gồm những điểm chính sau:

2.1. Chọn chậu

Có thể dùng chậu sứ, chậu sành, chậu ximăng, nhưng phần lớn thường dùng chậu sành, cũng có thể dùng vại sành có lỗ thoát nước, cao 40-70 cm, đường kính 40-60 cm. Chậu cần đủ lớn để chứa đất, nước và phân bón, bảo đảm cho bộ rễ phát triển đầy đủ và cành lá tốt tươi.

2.2. Chọn đất

Đất dùng cho trồng Chè đắng cần có độ thông thoáng cao, giữ nước tốt, nên chọn đất thịt nhẹ. Tầng đáy nên lót cát thô, tầng giữa và tầng trên nên dùng đất bùn ao phơi khô đập nhỏ, sàng tuyển hoặc trộn đất ở tầng đất màu 50% với 20% phân chuồng mục, 10% đất hun và 20% cát mịn sông suối.

2.3. Trồng cây

Chè đắng khó trồng rễ trần, nói chung nên tạo cây có bầu. Khi trồng cần mở hố vừa phải, đủ sâu

để có thể lấp kín mặt bầu, nhẹ nhàng bóc bỏ vỏ bầu, lấp đất từng phần lèn chặt, rồi lại lấp đất và lèn tiếp. Trên cùng phủ 1 lớp đất tơi xốp rồi tưới nước đủ đẫm lần đầu. Nếu trời khô nóng cần căng lưới che râm hoặc chuyển cây vào chỗ râm mát. Khi cây đã bén rễ và bắt đầu sinh trưởng mới đặt vào vị trí định trước.

2.4. Chăm sóc quản lý

Chú ý bảo đảm cân bằng thu chi nước, đủ ẩm, không để cây héo. Tuy nhiên cũng không thể tưới nước quá nhiều dẫn đến thối rễ. Cần chú trọng xới đất, không để kết váng, giữ đất luôn thông thoáng.

Trong việc bón phân, bón đạm là quan trọng nhất, sau đó là kali và lân, tốt nhất là bón phân hữu cơ giàu mùn như phân chuồng, khô dầu, phân chim... Phân hữu cơ hoại mục thì bón theo định kỳ, định lượng.

Sau khi Chè đắng bén rễ và vươn cao, cần bấm ngọn thúc cành tạo tán theo yêu cầu.

Một phần của tài liệu Ebook hướng dẫn kỹ thuật trồng một số loài cây lâm nghiệp (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)