Kiểm tra ho

Một phần của tài liệu Giáo trình chẩn đoán bệnh trên ngựa (Trang 39 - 40)

- Sốt hồi quy: sốt trong vài ngày khi sốt có thể sốt theo kiểu sốt liên miên, sốt lên xuống Khi sốt gia súc run rẩy, khi hạ sốt gia súc vã nhiều mồ hôi Sau thời gian không sốt

2.5. Kiểm tra ho

Ho là một phản xạ nhằm tống ra ngoài những vật lạ như chất tiết, bụi bẩn, vi khuẩn… kích thích niêm mạc đường hô hấp. Cung phản xạ ho bắt đầu từ nốt nhận cảm trên niêm mạc qua thần kinh mê tẩu đến trung khu ho ở hành tủy. Kích thích hầu, khí quản, cuống lưỡi, màng phổi, niêm mạc mũi đều có thể gây ho.

Gây ho bằng cách bóp mạnh vào phần sụn giữa thanh quản và đốt khí quản thứ nhất. Với trâu bò có thể dùng vải gạc bịt chặt mũi để gây ho, gia súc nhỏ thì kéo dúm da vùng tai, tay còn lại ấn mạnh xuống lưng có thể gây ho. Khi viêm thanh quản, khí quản gây ho dễ dàng. Gia súc khỏe mạnh như trâu, bò gây ho khó khăn.

- Ho từng cơn do viêm phế quản, viêm thanh quản, lòng khí quản có nhiều đờm ho đến lúc hết chất kích thích đó.

- Ho khoẻ, vang thường do bệnh ở họng, khí quản, phế quản; tổ chức phổi không bị viêm.

- Ho yếu, tiếng trầm do tổ chức phổi bị tổn thương, bị thấm ướt đàn tính giảm, màng phổi bị dính trong bệnh viêm phổi, viêm màng phổi, lao, tỵ thư, viêm phổi thuỳ, viêm phế quản nhỏ.

- Tiếng ho ngắn hay ho dài do thanh quản quyết định. Tiếng ho vang gọn là do thanh quản khoẻ, đóng kín; tiếng ho “bể” là do thanh quản viêm, thủy thũng thanh quản đóng không kín, động tác ho kéo dài.

- Ho đau biểu thị là lúc ho gia súc khó chịu, cổ vươn dài, chân cào đất, rên. Do viêm màng phổi, thủy thùng thanh quản, viêm họng nặng.

3. Khám ngực

Áp dụng các phương pháp: nhìn, sờ nắn, gõ và nghe.

Một phần của tài liệu Giáo trình chẩn đoán bệnh trên ngựa (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)