Gõ vùng tim

Một phần của tài liệu Giáo trình chẩn đoán bệnh trên ngựa (Trang 60 - 62)

- Thông thực quản:

7. Khám dạ dày đơn 1 Dạ dày ngựa

1.4. Gõ vùng tim

Thường gõ vùng tim ngựa, chó. Với các loài gia súc khác, do thành ngực dày, xương sườn to, gõ vùng tim không có giá trị chẩn đoán.

-Vùng âm đục tuyệt đối của tim: Là vùng mà tim và thành ngực tiếp giáp với nhau. Vùng bao quanh – giữa tim và thành ngực có lớp phổi xen, là vùng âm đục tuyệt đối.

- Cách gõ: Gia súc lớn để đứng, kéo chân trái trước về trước nửa bước để lộ rõ vùng tim, gia súc nhỏ để nằm, theo gian sườn 3 gõ từ trên xuống, đánh dấu các điểm âm gõ thay đổi. Sau đó theo gian sườn 4.5.6 gõ và ghi lại các điểm như trên. Nối các điểm lại sẽ có 2 vùng: vùng âm đục tuyệt đối ở trong, bao quanh là vùng âm đục tương đối.

- Cách gõ: gia súc lớn để đứng, kéo chân trái trước về trước nửa bước để lộ rõ vùng tim, gia súc nhỏ để nằm. Theo gian sườn 3 gõ từ trên xuống; đánh dấu các điểm âm gõ

thay đổi. Sau đó, theo gian sườn 4, 5, 6 gõ và ghi lại các điểm như trên. Nối các điểm lại sẽ có hai vùng: âm đục tuyệt đối ở trong, bao quanh là vùng âm đục tương đối.

- Ở ngựa: vùng âm đục tuyệt đối là một tam giác mà đỉnh ở gian sườn 3, dưới đường ngang kẻ từ khớp vai 2 – 3 cm, cạnh trước cơ khuỷu giới hạn; cạnh sau là một đường cong đều kéo từ đỉnh đến mút xương sườn 6. Vùng âm đục tương đối bao quanh vùng âm đục tuyệt đối, rộng khoảng 3 - 5cm.

1.5. Nghe tim

Khi tim đập phát ra hai tiếng “Pùng-pụp” đi liền nhau. Tiếng thứ nhất phát ra lúc tim bóp, gọi là tiếng tâm thu; tiếng thứ hai phát ra lúc tim giãn gọi là tiếng tâm trương tiếng do cơ tâm thất căng do máu từ tâm nhĩ xuống, tiếng động mạch chủ, động mạch phổi căng ra lúc máu từ tim dồn vào, và thành phần chủ yếu tạo thành tiếng tâm thu là do van nhĩ thất trái phải đóng lại gây ra. Tiếng tâm trương do van động mạch chủ và van động mạch phổi đóng lại tạo thành. Giữa thứ tiếng thứ nhất và thứ tiếng thứ hai có quãng nghỉ ngắn (ở chó: 0,2 giây); sau tiếng thứ hai là quãng nghỉ dài (ở chó: 0,45 giây). một chu kỳ tim đập được tính từ tiếng thứ nhất đến hết quãng nghỉ dài.

- Căn cứ vào các đặc điểm sau đây để phân biệt hai tiếng tim:

+ Tiếng thứ nhất ầm, dài và trầm; tiếng thứ hai ngắn và vang. Quãng nghỉ sau tiếng thứ nhất ngắn, quãng nghỉ sau tiếng thứ hai và trước tiếng thứ nhất dài.

+ Tiếng thứ nhất rõ ở đỉnh tim, tiếng thứ hai ở đáy tim.

+ Tiếng tim thứ nhất xuất hiện lúc tim bóp, đồng thời với động mạch cổ đập; tiếng thứ hai sau một lúc.

2. Khám mạch quản 2.1. Mạch đập (Pulsus)

Tim co bóp đẩy một lượng máu vào mạch quản làm mạch quản mở rộng, thành mạch

căng cứng, sau đó nhờ tính đàn hồi của mình, mạch quản tự co lại cho đến kỳ tim co lần tiếp theo. Để tay nhẹ lên mạch quản sẽ có cảm giác mạch nẩy lên. Hình tượng đó được gọi là “mạch đập”.

Qua tần số và tính chất của mạch có thể biết hoạt động của tim và trạng thái tuần hoàn

của cơ thể mà trong nhiều trường hợp chỉ kiểm tra hoạt động của tim không phát hiện được.

Một phần của tài liệu Giáo trình chẩn đoán bệnh trên ngựa (Trang 60 - 62)