Khám chức năng tim

Một phần của tài liệu Giáo trình chẩn đoán bệnh trên ngựa (Trang 63 - 65)

- Thông thực quản:

7. Khám dạ dày đơn 1 Dạ dày ngựa

2.4. Khám chức năng tim

Tạo hoàn cảnh bắt tim phải hoạt động mạnh và qua phản ứng của hệ tim mạch, đánh giá chức năng của nó.

Ví dụ: bắt gia súc hoạt động mạnh một thời gian ngắn, tim đập, mạch đập, tần số hô hấp, huyết áp đều thay đổi. Mức độ thay đổi và thời gian các chỉ tiêu trở lại bình thường phản ánh tình trạng chức năng của tim.

Các phương pháp thường dùng: Bắt gia súc chạy 10 phút trên đường thẳng, đếm tần số mạch đập, tần số hô hấp tăng bao nhiêu lần so với bình thường và các chỉ tiêu đó trở lại bình thường sau bao nhiêu phút.

Ở ngựa, sau 10 phút chạy tần số mạch 50 - 65 lần và trở lại bình thường sau 3 - 7 phút. Bắt gia súc ngừng thở 30 - 45 giây, xem phản ứng của tim.

Câu hỏi và bài tập

1.Nhìn và sờ nắn vùng tim cần chú ý điều gì?

2.Tiếng tim thay đổi như thế nào khi gia súc bị bệnh? 3.Vị trí bắt mạch cho ngựa và nêu các tính chất mạch? 4.Phương pháp đánh giá chức năng tim?

Bài 8: Thực hiện khám tim

Bài 9: Thực hiện khám mạch quản

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức đánh giá kết quả thực hành theo nhóm của học sinh.

Ghi nhớ

Chương 6: KHÁM HỆ THỐNG TIẾT NIỆU Giới thiệu:

Khám bệnh ở các cơ quan hệ thống tiết niệu của gia súc, chủ yếu là các bệnh ở thận và ở bàng quang. Ngoài ra tiến hành xét nghiệm nước tiểu để có tư liệu giúp chẩn đoán bệnh ở đường tiết niệu cũng như bệnh ở toàn thân.

Mục tiêu:

- Mô tả được trình tự khám hệ tiết niệu: khám động tác đi tiểu, khám thận, khám bàng quang, niệu đạo và xét nghiệm nước tiểu của động vật.

- Thực hiện khám hệ tiết niệu cho gia súc.

- Thận trọng, chính xác, đảm bảo an toàn cho người khám và bệnh súc.

Nội dung chính:

1. Khám động tác đi tiểu

Một phần của tài liệu Giáo trình chẩn đoán bệnh trên ngựa (Trang 63 - 65)