Kiểm tra phản xạ

Một phần của tài liệu Giáo trình chẩn đoán bệnh trên ngựa (Trang 76 - 78)

- Thông thực quản:

6. Kiểm tra phản xạ

Phản xạ của động vật là kết quả của hoạt động thần kinh: cơ quan cảm thụ nhận kích thích, xung động thần kinh được truyền đến thần kinh trung khu và vỏ đại não; từ vỏ đại não xung động thần kinh trở lại bắp cơ, da, các khí quan phản ứng đáp lại. Kiểm tra phản xạ nhằm mục đích khám thần kinh ngoại vi, thần kinh trung khu và tình trạng chung của cơ thể.

- Phản xạ tai:Dùng chiếc lông gà hay mảnh giấy cuộn tròn kích thích trong vành tai, gia súc khoẻ thì quay đầu lại ngay.

- Phản xạ hội âm: Kích thích nhẹ dưới khấu đuôi, đuôi sẽ cụp xuống ngay che âm môn.

- Phản xạ hậu môn:Kích thích quanh hậu môn cơ vòng hậu môn co thắt lại.

- Phản xạ hạ nang: Kích thích da phía trong hạ nang sẽ có phản ứng co kéo dịch hoàn lên cao.

- Phản xạ ho: Dùng hai ngón tay cái và trỏ ấn mạnh vào phần giữa đốt sụn thứ nhất của khí quản, gia súc ho ngay.

- Phản xạ hắt hơi:Kích thích nhẹ vào niêm mạc mũi, mũi nhăn lại và hắt hơi.

- Phản xạ giác mạc mắt:Dùng mảnh giấy mềm kích thích giác mạc, mắt nhắm lại.

-Phản xạ gân (hay kiểm tra gân đầu gối), mục đích để khám cơ năng tủy sống (trung khu cung phản xạ gân đầu gối ở khoảng đốt sống 3-4 xương sống lưng).

Cách kiểm tra: Đại gia súc nằm nghiêng, kéo chân sau lên một tý rồi gõ nhẹ vào đầu gối, chân sau duỗi ra ngay.

Tuỳ theo tình trạng thần kinh cảm thụ, thần kinh vận động, não và hành tủy mà các phản xạ tăng giảm hoặc mất.

+ Phản xạ giảm, mất: não, hành tủy, dây thần kinh cảm thụ, thần kinh vận động bị tổn thương.

+ Phản xạ tăng: các thần kinh trên bị viêm, bị kích thích liên tục do chất độc.

Câu hỏi và bài tập

1.Triệu chứng cần chú ý khi khám cảm giác da?

2.Phân biệt hiện tượng ức chế, hung phấn và co giật ở gia súc?

Phần thực hành

Bài 11: Thực hiện khám chức năng vận động, khám cảm giác ở da Bài 12: Thực hiện khám các khí quan, kiểm tra phản xạ

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức đánh giá kết quả thực hành theo nhóm của học sinh.

Ghi nhớ

Biểu hiện hưng phấn, ức chế hay co giật của gia súc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chu Đức Thắng (2008),Giáo trình chẩn đoán bệnh gia súc, NXB nông nghiệp 2. Đặng Đình Hanh, Nguyễn Thị Tuyết, Nguyễn Văn Thiện (2009).Nghể nuôi ngựa,

NXB Nông nghiệp

3. NGUT Nguyễn Đình Nhung, BSTY Nguyễn Minh Tâm (2005), Giáo trình giải phẫu sinh lý vật nuôi, NXB Hà Nội.

Một phần của tài liệu Giáo trình chẩn đoán bệnh trên ngựa (Trang 76 - 78)