Nghĩa chẩn đoán

Một phần của tài liệu Giáo trình chẩn đoán bệnh trên ngựa (Trang 57 - 60)

- Thông thực quản:

7. Khám dạ dày đơn 1 Dạ dày ngựa

10.1. nghĩa chẩn đoán

Khám gan để phát hiện các trường hợp viêm gan, xơ gan và rối loạn chức năng của gan. Ở gia súc gan thường bị viêm, thoái hoá, xơ gan…Đặc biệt ở trâu, bò nước ta tỷ lệ nhiễm sán lá gan rất nặng, thường gây tổn thương ở gan dẫn đến cơ thể gầy yếu, ỉa chảy, năng suất lao động và hiệu quả chăn nuôi không đạt được.

Những bệnh gan ở gia súc và gia cầm tiến triển cấp tính, triệu chứng rõ, như viêm gan cấp tính, thường chẩn đoán không khó như viêm gan vịt.

10.2.Vị trí khám gan Ngựa, la, lừa

Gan nằm sâu trong hốc bụng, bị rìa phổi lấp kín cả hai bên phải trái thành bụng. Không sờ, gõ được vùng gan khỏe.

Gan sưng to, gõ theo cung xườn bên trái khoảng gian sườn 7 - 10, bên phải: 10 - 17. Khi ấn tay theo cung sườn có thể sờ thấy gan cứng, chuyển động theo nhịp thở. Gan sưng to: viêm mạn tính, ổ mủ, khối u.

Khi khám vùng gan ở ngựa cần chú ý các triệu chứng lâm sàng khác: hoàng đản, tim đập chậm, thành phần nước tiểu thay đổi rõ. Gia súc ủ rũ, hôn mê.

Ảnh 21: Vị trí gan ngựa

Câu hỏi và bài tập

1. Kiểm tra trạng thái ăn uống của gia súc? 2. Khám miệng, họng và thực quản ở gia súc? 3. Khám ruột gia súc nhai lại và gia súc dạ dày đơn? 4. Khám phân của gia súc?

5. Khám gan và ý nghĩa chẩn đoán?

Phần thực hành

Bài 6: Khám hệ tiêu hóa: kiểm tra trạng thái ăn uống, khám miệng, khám họng, khám thực quản

Bài 7: Khám hệ tiêu hóa: Khám dạ dày, khám gan và khám phân

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức đánh giá kết quả thực hành theo nhóm của học sinh.

Ghi nhớ

Chương 5:KHÁM HỆ TIM MẠCH Giới thiệu:

Hoạt động của hệ tim mạch liên quan mật thiết với các khí quan khác trong cơ thể, bệnh ở các khí quan khác ít nhiều ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Vì vậy, khám hệ tim mạch, định mức độ tổn thương ở tim, mạch, mức độ rối loạn tuần hoàn máu, không chỉ có ý nghĩa chẩn đoán bệnh, mà còn có ý nghĩa lớn về mặt tiên lượng bệnh.

Mục tiêu:

- Mô tả được trình tự khám tim: nhìn, sờ, gõ, nghe của động vật - Xác định được vị trí bắt mạch và đếm được tần số mạch của gia súc - Thực hiện khám tim và hệ mạch cho gia súc.

- Thận trọng, chính xác, đảm bảo an toàn cho người khám và bệnh súc.

Nội dung chính: 1. Khám tim 1.1. Vị trí của tim 1.2. Nhìn vùng tim 1.3. Sờ vùng tim 1.4. Gõ vùng tim 1.5. Nghe tim 2. Khám mạch quản 2.1. Mạch đập 2.2. Khám tĩnh mạch

2.3. Khám chức năng của tim

1. Khám tim 1.1. Vị trí của tim

Tim ngựa: 3/5 ở trên bên trái; đáy ở nửa ngực đỉnh tim ở dưới, nghiêng về bên trái, cách xương ngực 2cm. Mặt trước tim đến gian sườn 2, mặt sau đến gian sườn 6. Bên phải tim ứng với gian sườn 3 – 4.

Một phần của tài liệu Giáo trình chẩn đoán bệnh trên ngựa (Trang 57 - 60)