Khám cảm giác ở da

Một phần của tài liệu Giáo trình chẩn đoán bệnh trên ngựa (Trang 74 - 76)

- Thông thực quản:

4. Khám cảm giác ở da

Nhận cảm từ da theo đường thần kinh đến tuỷ sống, đến hành tuỷ, đại não và sau đó phản ứng đáp đi đột ngột trở lại da. Trên đường thần kinh đó bất kỳ điểm nào tổn thương đều gây rối loạn cảm giác.

Khám cảm giác da gia súc khó chính xác vì con vật không đứng yên, dễ bị những kích thích bên ngoài. Nên khám nhẹ nhàng, gia chủ đứng bên cạnh và bịt mắt con vật lại. Dùng que nhỏ kích thích nhẹ vào da, bắt đầu từ vùng cổ, vai rồi quan sát. Gia súc khoẻ khi bị kích thích đầu quay trở lại, co chân, vai vểnh. Kích thích vào vành tai con vật khó chịu phản ứng rất rõ.

Kiểm tra cảm giác đau: dùng kim chích từ nông đến sâu; bắt đầu từ vùng bờm, hai bên cổ, hai bên ngực, hai bên thành bụng. Quan sát mức độ con vật phản ứng: đầu quay lại, tai vểnh, chân co lên.

* Khi khám cảm giác da cần chú ý các triệu chứng sau đây:

- Da mẫn cảm: Dùng kim chích nhẹ hay ấn bằng đầu ngón tay, con vật biểu hiện đau đớn như da co lại, con vật tránh xa, khó chịu. Vùng da mẫn cảm khi da bị viêm, thần kinh cảm giác tổn thương. Màng tủy sống, gốc lưng của thần kinh tủy sống viêm, vùng da tương ứng đau kịch liệt.

- Cảm giảm da giảm: Bằng những kích thích nhẹ con vật không có phản ứng. Chỉ dùng kim châm mạnh, nhổ lông, dẫm lên móng chân con vật mới có cảm giác đau. Triệu chứng này thường do thần kinh cảm giác tê liệt, đường thần kinh dẫn truyền tổn thương.

+ Cảm giác da một bên thân giảm hay mất tổn thương trên đường dẫn truyền từ vỏ đại não đến hành tuỷ.

+ Cảm giác da hai bên thân đối nhau mất: tổn thương ở tủy sống. Tuỷ sống bị dập đứt, bị chèn ép, viêm nặng, do bị tổn thương không liên hệ được với não, cảm giác da phần thân sau đó bị mất.

5. Khám các khí quan cảm giác

5.1. Khám thị giác: Chú ý mi mắt, kết mạc, nhãn cầu, đồng tử và võng mạc.

-Mi mắt trễ: Do thần kinh mặt, thần kinh cơ kéo mắt bị tổn thương. Trong viêm não truyền nhiễm, mi mắt trễ là triệu chứng bệnh giai đoạn nặng.

-Mi mắt sưng to, mọng:Do tổn thương cơ giới, viêm…

Mi mắt sưng mọng trong chứng đau bụng ngựa do quá đau đớn vật lộn. Bệnh nặng con vật nằm liệt lâu, liệt sau khi đẻ, mu mắt trễ.

-Nhãn cầu lồi ra ngoài:do ngạt thở, quá đau đớn.

- Nhãn cầu co giật:Nhãn cầu như luôn động theo một hướng này hoặc hướng khác, do tổn thương ở tiền đình, tiểu não. Nhãn cầu lệch biểu hiện thần kinh cơ mắt tổn thương.

- Phản xạ của đồng tử. Thần kinh thị giác mà trung khu ở phần trước của não sinh tư, điều khiển hoạt động của mắt: lúc gặp ánh sáng mạnh qua hoạt động của thần kinh cơ kéo mặt co, đồng tử thu hẹp lại; ở chỗ tối đồng tử mở rộng ra.

Lúc khám, phải bịt mắt gia súc lại hoặc cho vào chỗ tối dùng đèn pin để soi và quan sát phản xạ của đồng tử.

+ Đồng tử thu hẹp: do áp lực trong sọ não tăng gây ức chế thần kinh giao cảm; trong các bệnh tích dịch sọ não, viêm màng não, xuất huyết não. Đồng tử hẹp, nhãn cầu lệch do tổn thương ở dây thần kinh giao cảm hay ở trung khu giao cảm.

+ Đồng tử mở rộng: khi dùng đèn pin soi đồng tử không thu hẹp, chỉ thu hẹp một ít, do thần kinh điều tiết mắt bị liệt, gặp trong các bệnh: viêm não tủy truyền nhiễm ở ngựa, u não, trúng độc,…

+ Giác mạc đục: trong bệnh cúm ở ngựa, lê dạng trùng, loét da quăn tai ở trâu bò. Những ca nặng có thể thấy viêm giác mạc, loét giác mạc.

5.2. Khám thính giác

Người khám đứng ở vị trí mà gia súc không thấy, huýt sáo hay gọi khẽ con vật quay lại ngay. Thần kinh thính giác tai trong mà tổn thương thì khả năng nghe giảm. Bệnh ở tai giữa hay tai ngoài, thính giác bình thường. Giai đoạn đầu viêm não tủy truyền nhiễm thính giác rất mẫn cảm, tổn thương ở hành tủy, vỏ đại não, thính giác giảm, có khi mất.

Một phần của tài liệu Giáo trình chẩn đoán bệnh trên ngựa (Trang 74 - 76)